Thị trường BĐS Trung Quốc vẫn đang trên đà bùng nổ nhưng tỷ lệ bỏ trống cao dẫn đến hiện sự xuất hiện của những “thành phố ma” cũng ngày càng nhiều. Nếu trước đây chúng là vệ tinh của những thành phố hạng 3, hạng 4 thì giờ đây, ngay cả những nơi cạnh thành phố hạng nhất cũng phải chung số phận. Điển hình là khu vực Daya Bay, giáp Thâm Quyến.
Daya Bay có nhiều tòa nhà cao tầng nhưng rất ít người dân chuyển đến sinh sống, trái ngược hoàn toàn với thành phố láng giềng Thâm Quyến. Sự bùng nổ của các hoạt động xây dựng vào năm 2010 đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư đổ xô vào thị trường BĐS tại đây. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, số nhà ở gần như đã tương đương với dân số của thành phố. Chính quyền địa phương cho biết, đất dành cho các dự án xây dựng sẽ tăng gấp 7 lần vào năm 2020, trong khi dân số dự kiến tăng chỉ 6 lần. Tỷ lệ bỏ trống cao làm gia tăng lo ngại về nguy cơ bong bóng BĐS.
Những “thành phố ma” trước đó chủ yếu tập trung ở vùng Nội Mông Cổ và phía đông bắc. Trường hợp của Daya Bay cho thấy hiện tượng có thể xuất hiện ở những vùng quanh thành phố hạng nhất, một dấu hiệu xấu cho thị trường BĐS.
Tân Hoa xã cho biết Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu, cũng thấy một tỷ lệ bỏ trống cao tại các tòa cao tầng, làm dấy lên những đồn đoán về sự xuất hiện của một “thành phố ma” mới. Thị trường BĐS Quý Dương từng ở thời kỳ hoàng kim, thu hút đầu tư từ các chủ sở hữu mỏ và nhà cung cấp than từ các nơi khác, với nhiều dự án được quảng cáo là có thể cung cấp chỗ ở cho 500.000 người.
Mặc dù chưa thấy sự sụt giảm mạnh giá BĐS tại đây nhưng một phần của thành phố có nguy cơ rơi vào tình trạng “ngủ đông” và vắng bóng người. Nhiều tòa nhà cao tới 40 tầng, nhưng chỉ được trang bị 3 chiếc thang máy, khiến người dân có thể mất tới nửa giờ để di chuyển trong những giờ cao điểm.
Những năm gần đây, Trung Quốc vẫn đang nuôi tham vọng thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua các dự án đô thị hóa. Thế nhưng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng các thành phố vắng tanh vắng ngắt không một bóng người. Tính đến nay, đã có hơn chục thành phố ma được “điểm danh” tại quốc gia đông dân số 1 thế giới. Các chuyên gia tài chính phương Tây từng cho rằng nền kinh tế nước này đang lệ thuộc quá nhiều vào hoạt động đầu tư BĐS. Mà lệ thuộc càng lớn tức là nguy cơ thị trường sụp đổ càng cao.
Những “thành phố ma” trước đó chủ yếu tập trung ở vùng Nội Mông Cổ và phía đông bắc. Trường hợp của Daya Bay cho thấy hiện tượng có thể xuất hiện ở những vùng quanh thành phố hạng nhất, một dấu hiệu xấu cho thị trường BĐS.
Tân Hoa xã cho biết Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu, cũng thấy một tỷ lệ bỏ trống cao tại các tòa cao tầng, làm dấy lên những đồn đoán về sự xuất hiện của một “thành phố ma” mới. Thị trường BĐS Quý Dương từng ở thời kỳ hoàng kim, thu hút đầu tư từ các chủ sở hữu mỏ và nhà cung cấp than từ các nơi khác, với nhiều dự án được quảng cáo là có thể cung cấp chỗ ở cho 500.000 người.
Mặc dù chưa thấy sự sụt giảm mạnh giá BĐS tại đây nhưng một phần của thành phố có nguy cơ rơi vào tình trạng “ngủ đông” và vắng bóng người. Nhiều tòa nhà cao tới 40 tầng, nhưng chỉ được trang bị 3 chiếc thang máy, khiến người dân có thể mất tới nửa giờ để di chuyển trong những giờ cao điểm.
Những năm gần đây, Trung Quốc vẫn đang nuôi tham vọng thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua các dự án đô thị hóa. Thế nhưng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng các thành phố vắng tanh vắng ngắt không một bóng người. Tính đến nay, đã có hơn chục thành phố ma được “điểm danh” tại quốc gia đông dân số 1 thế giới. Các chuyên gia tài chính phương Tây từng cho rằng nền kinh tế nước này đang lệ thuộc quá nhiều vào hoạt động đầu tư BĐS. Mà lệ thuộc càng lớn tức là nguy cơ thị trường sụp đổ càng cao.
Theo SM Online/Want China Times