Chủ đầu tư nhà thu nhập thấp (TNT) hoàn thành trước tiến độ, thông báo bàn giao nhà cho khách trước Tết Quý Tỵ. Song, khi nhận được thông báo bàn giao nhà, nhiều khách hàng lo sốt vó, thậm chí có hộ xin trả lại nhà cho chủ đầu tư, vì không thể xoay được tiền.
Nhà TNT Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội) bàn giao nhà từ 25-1, nhưng nhiều khách hàng xin khất vì không đủ tiền đóng đợt cuối .
Không thể vay vốn ngân hàng
Chị V.H.T là cán bộ của một cơ quan thuộc UBND TP Hà Nội, có chồng là công chức thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Anh chị sống ở Hà Nội 17 năm nhưng vẫn chưa có căn nhà của riêng mình. Vợ chồng chị có 2 con đang tuổi đi học nên tiền dành dụm chỉ đôi triệu mỗi tháng.
Ước mơ có một ngôi nhà Hà Nội để an cư quá xa vời với chị. Đầu năm 2012, nghe báo đài nói nhiều về nhà TNT, chị đến tận dự án tìm hiểu và quyết định mua một căn nhà TNT tại Đại Mỗ (Từ Liêm- Hà Nội) rộng 52,9 m2, với tổng số tiền gần 700 triệu đồng, khi đó trong tay chị T chỉ có 50 triệu đồng. Xoay xở vay mượn khắp nơi, chị mới lo được 209 triệu đồng để đóng đợt 1.
Cuối tháng 4-2012, chị T phải đóng tiền đợt 2 là 140 triệu đồng. May mắn, khi đó chồng chị được học bổng đi du học nước ngoài của Bộ TN&MT nên được cấp trước 50 triệu.
Chị lại chạy vạy vay vàng, USD của họ hàng được thêm 50 triệu đồng. 40 triệu còn lại cả gia đình không biết vay ai nên đành làm đơn gửi chủ đầu tư xin nợ số tiền còn lại để đóng đợt 3. Mỗi lần đóng tiền xong chị lại thở phào nhẹ nhõm, nhưng vẫn không hết lo nghĩ đến đợt đóng tiền tiếp theo.
Cuối tháng 5-2012, Bộ Xây dựng và Ngân hàng BIDV ký kết hợp tác, dành một phần vốn ưu đãi cho khách hàng mua nhà TNT vay. Đọc được thông tin, chị T như mở cờ trong lòng khi giấc mơ có nhà đến gần với gia đình chị hơn.
Chị và nhiều khách hàng được mời lên trụ sở của Ngân hàng BIDV làm việc để xem xét cho vay. Tuy nhiên, sau cả buổi làm việc cuối cùng những khách hàng mua nhà TNT Đại Mỗ như chị cũng không được vay, vì không được lấy chính căn hộ nhà TNT ra thế chấp (vì theo quy định nhà TNT trong vòng 10 năm không được chuyển nhượng).
Trong khi những khách hàng này lại không còn tài sản khác. Đợt đóng tiền thứ 3 đã cận kề. Nghĩ trước sau gì cũng được vay vốn ưu đãi nên chị về quê bàn với bố mẹ cầm sổ đỏ vay 140 triệu đồng tại ngân hàng với lãi suất 15%/năm. 40 triệu đồng còn lại từ đợt 2 chị xin khất sang đóng lần 4.
Đầu tháng 1-2013, chủ đầu tư thông báo chị đóng tiền đợt 4 để nhận nhà trước Tết vì tiến độ vượt trước 3 tháng. Trái với niềm vui sắp có nhà mới sớm, chị T như ngồi trên đống lửa vì không biết xoay đâu hơn 200 triệu.
Tôi rất muốn nhận nhà mới để đón Tết nhưng đành phải lùi niềm vui lại và xin khất chủ đầu tư cho nộp đúng tiến độ vào tháng 3-2013”, chị T nói.
Xin trả lại nhà trước ngày bàn giao
Cũng tại dự án nhà TNT Đại Mỗ, anh N.H là công chức tại một cơ quan nhà nước ở Hà Nội đã đóng tiền xong đợt 3 nhưng khi chủ đầu tư gọi đóng tiền đợt 4 thì anh nghĩ cách trả lại nhà.
Anh H cho biết: “Thực sự gia đình chúng tôi không còn đủ tiền để đóng đợt cuối. Với số tiền lương công chức như hai vợ chồng thì chỉ đủ trả lãi đang vay mua nhà khiến gia đình tôi rất đau đầu. Chủ đầu tư thông báo 25-1 bàn giao nhà nếu khách có đủ tiền đóng, không lo được tiền thì đóng theo tiến độ. Dù là cuối tháng 1 hay cuối tháng 3 thì gia đình tôi cũng không xoay đâu hơn 200 triệu đồng còn lại để đóng”.
Anh H đang nghĩ cách trả lại nhà nhưng lại sợ, vì trong hợp đồng có điều khoản khi khách hàng trả lại nhà bị phạt 50 triệu đồng. “Tôi sẽ cố gắng gặp chủ đầu tư để trình bày hoàn cảnh, xin trả lại nhà. Nhìn thấy nhà rồi mà phải trả lại xót xa lắm”, anh H chia sẻ.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Ngọc Ước - Giám đốc Cty Hạ tầng và Đô thị Viglacera cho biết: “Chúng tôi thông báo các khách hàng của dự án nhà TNT Đại Mỗ nếu có nhu cầu nhận nhà trước Tết thì phải hoàn thành nốt nghĩa vụ tài chính trước ngày 25-1. Tuy nhiên, đến nay có 30 khách hàng xin nhận đúng tiến độ chứ không nhận sớm vì chưa thu xếp được tiền”.
Theo ông Ước, chính sách về hỗ trợ đối với người mua nhà ở xã hội mà Chính phủ vừa đưa ra cần sớm được thực thi, bởi nhiều khách hàng mua nhà TNT tại Đại Mỗ đều đang gặp khó khăn về tài chính.
Đồng thời, để người dân tiếp cận được vốn ngân hàng, thì chính sách tín dụng cũng phải hết sức cụ thể, nên cho họ thế chấp bằng căn hộ của mình hoặc cho tín chấp.
“Chúng tôi biết khách hàng khó khăn về tài chính nhưng không thể giúp được gì. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, chúng tôi hoàn thành trước tiến độ đã là cố hết sức. Nếu khách hàng không thể cố đóng tiền đợt cuối thì buộc phải trả lại nhà. Đây là điều chúng tôi không hề mong muốn xẩy ra”, ông Ước nói.
Chị V.H.T là cán bộ của một cơ quan thuộc UBND TP Hà Nội, có chồng là công chức thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Anh chị sống ở Hà Nội 17 năm nhưng vẫn chưa có căn nhà của riêng mình. Vợ chồng chị có 2 con đang tuổi đi học nên tiền dành dụm chỉ đôi triệu mỗi tháng.
Ước mơ có một ngôi nhà Hà Nội để an cư quá xa vời với chị. Đầu năm 2012, nghe báo đài nói nhiều về nhà TNT, chị đến tận dự án tìm hiểu và quyết định mua một căn nhà TNT tại Đại Mỗ (Từ Liêm- Hà Nội) rộng 52,9 m2, với tổng số tiền gần 700 triệu đồng, khi đó trong tay chị T chỉ có 50 triệu đồng. Xoay xở vay mượn khắp nơi, chị mới lo được 209 triệu đồng để đóng đợt 1.
Cuối tháng 4-2012, chị T phải đóng tiền đợt 2 là 140 triệu đồng. May mắn, khi đó chồng chị được học bổng đi du học nước ngoài của Bộ TN&MT nên được cấp trước 50 triệu.
Chị lại chạy vạy vay vàng, USD của họ hàng được thêm 50 triệu đồng. 40 triệu còn lại cả gia đình không biết vay ai nên đành làm đơn gửi chủ đầu tư xin nợ số tiền còn lại để đóng đợt 3. Mỗi lần đóng tiền xong chị lại thở phào nhẹ nhõm, nhưng vẫn không hết lo nghĩ đến đợt đóng tiền tiếp theo.
Cuối tháng 5-2012, Bộ Xây dựng và Ngân hàng BIDV ký kết hợp tác, dành một phần vốn ưu đãi cho khách hàng mua nhà TNT vay. Đọc được thông tin, chị T như mở cờ trong lòng khi giấc mơ có nhà đến gần với gia đình chị hơn.
Chị và nhiều khách hàng được mời lên trụ sở của Ngân hàng BIDV làm việc để xem xét cho vay. Tuy nhiên, sau cả buổi làm việc cuối cùng những khách hàng mua nhà TNT Đại Mỗ như chị cũng không được vay, vì không được lấy chính căn hộ nhà TNT ra thế chấp (vì theo quy định nhà TNT trong vòng 10 năm không được chuyển nhượng).
Trong khi những khách hàng này lại không còn tài sản khác. Đợt đóng tiền thứ 3 đã cận kề. Nghĩ trước sau gì cũng được vay vốn ưu đãi nên chị về quê bàn với bố mẹ cầm sổ đỏ vay 140 triệu đồng tại ngân hàng với lãi suất 15%/năm. 40 triệu đồng còn lại từ đợt 2 chị xin khất sang đóng lần 4.
Đầu tháng 1-2013, chủ đầu tư thông báo chị đóng tiền đợt 4 để nhận nhà trước Tết vì tiến độ vượt trước 3 tháng. Trái với niềm vui sắp có nhà mới sớm, chị T như ngồi trên đống lửa vì không biết xoay đâu hơn 200 triệu.
Tôi rất muốn nhận nhà mới để đón Tết nhưng đành phải lùi niềm vui lại và xin khất chủ đầu tư cho nộp đúng tiến độ vào tháng 3-2013”, chị T nói.
Xin trả lại nhà trước ngày bàn giao
Cũng tại dự án nhà TNT Đại Mỗ, anh N.H là công chức tại một cơ quan nhà nước ở Hà Nội đã đóng tiền xong đợt 3 nhưng khi chủ đầu tư gọi đóng tiền đợt 4 thì anh nghĩ cách trả lại nhà.
Anh H cho biết: “Thực sự gia đình chúng tôi không còn đủ tiền để đóng đợt cuối. Với số tiền lương công chức như hai vợ chồng thì chỉ đủ trả lãi đang vay mua nhà khiến gia đình tôi rất đau đầu. Chủ đầu tư thông báo 25-1 bàn giao nhà nếu khách có đủ tiền đóng, không lo được tiền thì đóng theo tiến độ. Dù là cuối tháng 1 hay cuối tháng 3 thì gia đình tôi cũng không xoay đâu hơn 200 triệu đồng còn lại để đóng”.
Anh H đang nghĩ cách trả lại nhà nhưng lại sợ, vì trong hợp đồng có điều khoản khi khách hàng trả lại nhà bị phạt 50 triệu đồng. “Tôi sẽ cố gắng gặp chủ đầu tư để trình bày hoàn cảnh, xin trả lại nhà. Nhìn thấy nhà rồi mà phải trả lại xót xa lắm”, anh H chia sẻ.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Ngọc Ước - Giám đốc Cty Hạ tầng và Đô thị Viglacera cho biết: “Chúng tôi thông báo các khách hàng của dự án nhà TNT Đại Mỗ nếu có nhu cầu nhận nhà trước Tết thì phải hoàn thành nốt nghĩa vụ tài chính trước ngày 25-1. Tuy nhiên, đến nay có 30 khách hàng xin nhận đúng tiến độ chứ không nhận sớm vì chưa thu xếp được tiền”.
Theo ông Ước, chính sách về hỗ trợ đối với người mua nhà ở xã hội mà Chính phủ vừa đưa ra cần sớm được thực thi, bởi nhiều khách hàng mua nhà TNT tại Đại Mỗ đều đang gặp khó khăn về tài chính.
Đồng thời, để người dân tiếp cận được vốn ngân hàng, thì chính sách tín dụng cũng phải hết sức cụ thể, nên cho họ thế chấp bằng căn hộ của mình hoặc cho tín chấp.
“Chúng tôi biết khách hàng khó khăn về tài chính nhưng không thể giúp được gì. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, chúng tôi hoàn thành trước tiến độ đã là cố hết sức. Nếu khách hàng không thể cố đóng tiền đợt cuối thì buộc phải trả lại nhà. Đây là điều chúng tôi không hề mong muốn xẩy ra”, ông Ước nói.
Theo Tiền phong