Đó là thực trạng diễn ra tại gói thầu số 6 (xây dựng đường ngang qua đường sắt), thuộc dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường Ngô Gia Tự đến đê sông Đuống. Với vướng mắc hiện nay thì rất khó để nút giao thông quan trọng này của quận Long Biên hoàn thành vào cuối năm.
Đường ngang qua đường sắt tại phường Thượng Thanh còn trở nên rất nguy hiểm vì những đống vật liệu xây dựng
Tai nạn rình rập
Có mặt tại nút giao thông đường ngang qua đường sắt tại tổ 23, phường Thượng Thanh, quận Long Biên vào những ngày này, người dân không khỏi bức xúc, bởi sự mất an toàn giao thông (ATGT) do hệ quả của việc triển khai dự án gây ra.
Ngay khi từ đường Ngô Gia Tự rẽ vào phố Thanh Am hoặc vào đường 30m lên đê sông Đuống, người tham gia giao thông đã gặp phải “chướng ngại vật” - một hố nước sâu choán gần hết mặt đường. Vào những hôm trời mưa, hố nước không khác gì một cái bẫy. Vậy nhưng đây không phải trở ngại duy nhất vì ngay sau hố nước là cả một đoạn đường gồ ghề, nham nhở và phải băng qua đường sắt trong tình trạng leo dốc mà không có người cảnh giới.
Những ngày trời nắng nóng, tại đây bụi bay mịt mù. Sự nguy hiểm ở nút giao đường Ngô Gia Tự với đường sắt thuộc phường Thượng Thanh càng nguy hiểm vào ban đêm, nhất là khi lưu thông từ hướng phố Thanh Am ra đường Ngô Gia Tự. Chỉ cần thiếu tập trung quan sát, người tham gia giao thông có thể đâm sầm vào cột điện, những đống vật liệu xây dựng ngổn ngang hoặc nhà dân. Sở dĩ như vậy vì mặt đường ngang này đang rộng thênh thang đột ngột bị thắt “cổ chai”… Mới đây, một chiếc ô tải chở đầy nông sản qua điểm giao cắt này đã bị tàu hỏa đâm lật nhào. Nguyên nhân là do đường bị “thắt nút” nên khi nửa đầu của chiếc ô tô tải vừa qua khỏi đường sắt thì bị các phương tiện giao thông phía trước chặn lại. Đúng lúc đó tàu hỏa đi đến và tai nạn giao thông xảy ra.
Không chỉ người dân bức xúc mà ngay cả một số cơ quan đơn vị có trụ sở tại phường Thượng Thanh cũng tỏ ra rất lo lắng trước tình trạng mất ATGT ở đây. Trung tá Dương Đức Thịnh - Trưởng CAP Thượng Thanh cho biết, đây là vị trí giáp ranh giữa phường Thượng Thanh và Đức Giang, nhiệm vụ bảo đảm ATGT cũng không thuộc CAP, song nhiều lúc đơn vị phải cắt cử lực lượng ra ứng trực. Trung tá Thịnh cho rằng sự mất ATGT là rất rõ, song nó còn tác động xấu đến đời sống dân sinh và bộ mặt đô thị trên địa bàn. Đại diện đơn vị quản lý đường sắt thì khẳng định, một khi nút giao cắt này chưa hoàn thành sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ chạy tàu, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, duy tu, sửa chữa đường sắt.
Vẫn là giải phóng mặt bằng
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nút giao đường ngang qua đường sắt tại tổ 23 phường Thượng Thanh hiện nay đang trong giai đoạn thi công theo hướng nâng cấp cấp độ đường ngang. Nút giao thuộc gói thầu số 6 của dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường Ngô Gia Tự với đê sông Đuống. Gói thầu có tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng với các hạng mục xây dựng lòng đường rộng 15m, vỉa hè mỗi bên 7,5m, hệ thống cống thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng và đặc biệt nó được nâng lên thành đường ngang có gác chắn. Đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án quận Long Biên.
Hiện nay đơn vị thi công đã làm xong phần nền đường, cống thoát nước (phía Bắc đường sắt), nhà gác chắn và một phần vỉa hè. Ở phía Nam đường sắt (thuộc phường Đức Giang) công tác chuẩn bị, tập kết vật liệu cũng đã sẵn sàng, song đơn vị thi công đang bị “ách” lại vì không có mặt bằng. Trao đổi với PV ANTĐ, ông Nguyễn Huy Vinh - Phó Giám đốc Ban QLDA quận Long Biên cho biết, tiến độ đặt ra đối với gói thầu là phải hoàn thành, bàn giao cho ngành đường sắt đúng vào dịp khánh thành đường Ngô Gia Tự, ngày 19-5 vừa qua.
Tuy nhiên tính đến thời điểm này, khối lượng hạng mục thi công tại nút giao mới chỉ ước đạt khoảng 65% công việc. Lý do vẫn còn 6 hộ dân (tương đương hơn 600m2) trong diện phải giải phóng mặt bằng chưa nhận tiền đền bù, di chuyển. Thế nên dự án đã bị chậm lại. Hiện tại, UBND quận Long Biên đã giao cho thanh tra quận giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của 6 hộ dân. Trường hợp dự án không phải điều chỉnh về đơn giá đền bù, tái định cư và giữ nguyên phương án bồi thường ban đầu thì công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện theo đúng quy trình, tổ chức cưỡng chế... Theo tính toán của ông Vinh, tháng 9 tới đây, dự án có được mặt bằng và chỉ đến tháng 11 công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Nhưng trường hợp dự án phải điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thì chắc chắn gói thầu số 6 sẽ phải kéo dài thêm một thời gian nữa.
Đại diện chủ đầu tư, ông Vinh cam kết Ban QLDA sẽ tiếp tục kiến nghị, đồng thời phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan liên quan để nhanh chóng có được mặt bằng thi công. Trước mắt, Ban QLDA sẽ yêu cầu nhà thầu thi công thảm tạm một phần mặt đường, khắc phục các hố nước tại đường ngang này để người dân đi lại được êm thuận và đảm bảo ATGT hơn.
Có mặt tại nút giao thông đường ngang qua đường sắt tại tổ 23, phường Thượng Thanh, quận Long Biên vào những ngày này, người dân không khỏi bức xúc, bởi sự mất an toàn giao thông (ATGT) do hệ quả của việc triển khai dự án gây ra.
Ngay khi từ đường Ngô Gia Tự rẽ vào phố Thanh Am hoặc vào đường 30m lên đê sông Đuống, người tham gia giao thông đã gặp phải “chướng ngại vật” - một hố nước sâu choán gần hết mặt đường. Vào những hôm trời mưa, hố nước không khác gì một cái bẫy. Vậy nhưng đây không phải trở ngại duy nhất vì ngay sau hố nước là cả một đoạn đường gồ ghề, nham nhở và phải băng qua đường sắt trong tình trạng leo dốc mà không có người cảnh giới.
Những ngày trời nắng nóng, tại đây bụi bay mịt mù. Sự nguy hiểm ở nút giao đường Ngô Gia Tự với đường sắt thuộc phường Thượng Thanh càng nguy hiểm vào ban đêm, nhất là khi lưu thông từ hướng phố Thanh Am ra đường Ngô Gia Tự. Chỉ cần thiếu tập trung quan sát, người tham gia giao thông có thể đâm sầm vào cột điện, những đống vật liệu xây dựng ngổn ngang hoặc nhà dân. Sở dĩ như vậy vì mặt đường ngang này đang rộng thênh thang đột ngột bị thắt “cổ chai”… Mới đây, một chiếc ô tải chở đầy nông sản qua điểm giao cắt này đã bị tàu hỏa đâm lật nhào. Nguyên nhân là do đường bị “thắt nút” nên khi nửa đầu của chiếc ô tô tải vừa qua khỏi đường sắt thì bị các phương tiện giao thông phía trước chặn lại. Đúng lúc đó tàu hỏa đi đến và tai nạn giao thông xảy ra.
Không chỉ người dân bức xúc mà ngay cả một số cơ quan đơn vị có trụ sở tại phường Thượng Thanh cũng tỏ ra rất lo lắng trước tình trạng mất ATGT ở đây. Trung tá Dương Đức Thịnh - Trưởng CAP Thượng Thanh cho biết, đây là vị trí giáp ranh giữa phường Thượng Thanh và Đức Giang, nhiệm vụ bảo đảm ATGT cũng không thuộc CAP, song nhiều lúc đơn vị phải cắt cử lực lượng ra ứng trực. Trung tá Thịnh cho rằng sự mất ATGT là rất rõ, song nó còn tác động xấu đến đời sống dân sinh và bộ mặt đô thị trên địa bàn. Đại diện đơn vị quản lý đường sắt thì khẳng định, một khi nút giao cắt này chưa hoàn thành sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ chạy tàu, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, duy tu, sửa chữa đường sắt.
Vẫn là giải phóng mặt bằng
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nút giao đường ngang qua đường sắt tại tổ 23 phường Thượng Thanh hiện nay đang trong giai đoạn thi công theo hướng nâng cấp cấp độ đường ngang. Nút giao thuộc gói thầu số 6 của dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường Ngô Gia Tự với đê sông Đuống. Gói thầu có tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng với các hạng mục xây dựng lòng đường rộng 15m, vỉa hè mỗi bên 7,5m, hệ thống cống thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng và đặc biệt nó được nâng lên thành đường ngang có gác chắn. Đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án quận Long Biên.
Hiện nay đơn vị thi công đã làm xong phần nền đường, cống thoát nước (phía Bắc đường sắt), nhà gác chắn và một phần vỉa hè. Ở phía Nam đường sắt (thuộc phường Đức Giang) công tác chuẩn bị, tập kết vật liệu cũng đã sẵn sàng, song đơn vị thi công đang bị “ách” lại vì không có mặt bằng. Trao đổi với PV ANTĐ, ông Nguyễn Huy Vinh - Phó Giám đốc Ban QLDA quận Long Biên cho biết, tiến độ đặt ra đối với gói thầu là phải hoàn thành, bàn giao cho ngành đường sắt đúng vào dịp khánh thành đường Ngô Gia Tự, ngày 19-5 vừa qua.
Tuy nhiên tính đến thời điểm này, khối lượng hạng mục thi công tại nút giao mới chỉ ước đạt khoảng 65% công việc. Lý do vẫn còn 6 hộ dân (tương đương hơn 600m2) trong diện phải giải phóng mặt bằng chưa nhận tiền đền bù, di chuyển. Thế nên dự án đã bị chậm lại. Hiện tại, UBND quận Long Biên đã giao cho thanh tra quận giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của 6 hộ dân. Trường hợp dự án không phải điều chỉnh về đơn giá đền bù, tái định cư và giữ nguyên phương án bồi thường ban đầu thì công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện theo đúng quy trình, tổ chức cưỡng chế... Theo tính toán của ông Vinh, tháng 9 tới đây, dự án có được mặt bằng và chỉ đến tháng 11 công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Nhưng trường hợp dự án phải điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thì chắc chắn gói thầu số 6 sẽ phải kéo dài thêm một thời gian nữa.
Đại diện chủ đầu tư, ông Vinh cam kết Ban QLDA sẽ tiếp tục kiến nghị, đồng thời phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan liên quan để nhanh chóng có được mặt bằng thi công. Trước mắt, Ban QLDA sẽ yêu cầu nhà thầu thi công thảm tạm một phần mặt đường, khắc phục các hố nước tại đường ngang này để người dân đi lại được êm thuận và đảm bảo ATGT hơn.
Theo ANTĐ