• Đại gia vung tiền mua khách sạn ngoại

    Hàng loạt dự án khách sạn sang, các khu du lịch, resort nổi tiếng của các nhà đầu tư nước ngoài phát triển tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư trong nước mua lại. Xem ra, các đại gia Việt Nam không tiếc tiền để sở hữu những khối BĐS vàng có lợi ích lâu dài này.
    Âm thầm thương vụ triệu USD

    Trong khi nhiều DN trong nước đang tìm cách rút lui khỏi thị trường trong lúc bĩ cực khó khăn, chuyển nhượng, bán bớt các dự án BĐS cho các đối tác nước ngoài, thì vẫn xuất hiện các thương vụ doanh nghiệp nội nhảy vào mua lại các dự án BĐS đình đám của ngoại. Đứng đằng sau các vụ mua bán đó là các DN lớn, các nhà đầu tư có tên tuổi trên thị trường Việt Nam. Đó thực sự là một hiện tượng đáng chú ý.

    Mới đây, Công ty Hanel Hà Nội đã mua lại 100% cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ doanh nghiệp Hàn Quốc. Đây là một trong số ít khách sạn lớn, sang trọng bậc nhất của Hà Nội, có vị trí đắc địa nằm ngay góc ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, cạnh công viên Thủ Lệ. Tuy giá trị mua bán chưa được tiết lộ nhưng giới chuyên môn đánh giá, thương vụ này là sự kiện đáng chú ý.

    Tuy nhiên, đó không phải là thương vụ đầu tiên mà các đại gia Việt Nam mua lại các khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Một thương vụ dù im tiếng nhưng lại khiến giới đầu tư thán phục là việc nhà đầu tư Việt Nam mua lại khách sạn Hilton Opera - một khách sạn có vị trí hiếm có ở Hà Nội. Vụ mua lại khách sạn 5 sao Hilton Opera Hà Nội từ tay các ông chủ Đức và Áo của Tập đoàn Tập đoàn BRG mà người đứng đầu là doanh nhân Nguyễn Thị Nga diễn ra êm thấm và đa số mọi người chỉ biết khi đã xong việc. Thậm chí những nhà đầu tư lớn thường lui tới Hà Nội cũng chỉ bất ngờ biết được tin này khi đến nghỉ ở khách sạn và đọc được những tờ giới thiệu về chủ đầu tư mới để trên góc bàn rất ý tứ.


    Được biết, chủ nhân của Tập đoàn BRG là doanh nhân Nguyễn Thị Nga rất nổi tiếng với 2 sân golf ở Đồ Sơn Hải Phòng và Sóc Sơn, người nắm giữ mảnh đất vàng ven Hồ Thành công Hà Nội, Chủ tịch Ngân hàng Seabank có trụ sở đối diện Bộ Tài chính. Đặc biệt, bà Nga đã ghi dấu ấn đậm nét với giới đầu tư trong quá trình cổ phần hóa công ty Intimex - một DN lớn của Bộ Công thương có rất nhiều vấn đề khi CPH. Khi đó, bà Nga ngoài tư cách là người nắm giữ khối cổ phiếu lớn còn được ủy quyền của nhiều cổ đông khác đã "chiến đấu" thành công để nắm giữ chức vụ Chủ tịch một công ty có bề dày với nhiều BĐS mà đáng chú ý nhất là mảnh đấy trên đường Lê Thái Tổ nhìn ra Hồ Gươm.

    Một thương vụ khác cũng gây được chú ý là việc một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới là Furama Resort Đà Nẵng đã được DN Việt Nam mua lại. Giữa năm 2005, Tập đoàn nội địa Sovico đã mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong).

    Được biết, Sovico Holdings là một tập đoàn nội địa là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank và mới đây còn tham gia với tư cách cổ đông lớn nhất của. Hiện nay Tập đoàn đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn qua việc nắm giữ cổ phần chi phối trong Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, đầu tư khu du lịch Phú Quốc cùng Saigontourist, và đang xây dựng thêm một Resort 5 sao tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự án Ariyana ở Đà Nẵng. Đặc biệt, SOVICO Holdings là cổ đông sáng lập lớn nhất của VietJet Air.

    Thương vụ nổi tiếng khác Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh vừa công bố đã mua lại hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng Victoria tại nhiều địa phương ở Việt Nam và Campuchia. Theo đó, chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng - khách sạn mang thương hiệu Victoria do Công ty TNHH EEM Victoria của Hong Kong phát triển tại Việt Nam và Campuchia sẽ được chuyển nhượng từ chủ đầu tư là liên doanh khách sạn Victoria Việt Nam sang công ty Thiên Minh. Bao gồm: Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa, Victoria Sapa Resort & Spa, Victoria Cần Thơ Resort, Victoria Châu Đốc Hotel, Victoria Hội An Beach Resort & Spa và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).

    Giám đốc Thiên Minh là một doanh nhân trẻ nổi tiếng trong du lịch: ông Trần Trọng Kiên với DN đã sở nhiều địa chỉ du lịch nổi tiếng như: Buffalo Tours, Intrepid Indochina, Mai Châu Lodge, Jetwing Indochina và khách sạn Festival Huế.

    Bên cạnh đó, các vụ đại gia trong nước mua lại khách sạn, resort của nhà đầu tư ngoại phải kể đến Công ty CP Sao Sáng Sài Gòn, thành viên của Ngân hàng Nam Á, đã trả 11 triệu USD để sở hữu dự án Peninsula (P. Thảo Điền, Q.2) từ tay đối tác JSM Indochina Ltd. Ngoài ra, dự án sân golf 36 lỗ ở Củ Chi (với quy mô 200ha) vốn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Phát triển GS Sài Gòn, Hàn Quốc (GS Engineering & Construction Corp., viết tắt là GS E&C) thì nay bỗng nghiễm nhiên trở thành "tài sản" của C.T Group và xuất hiện trên website của công ty này với tên gọi mới là C.T Sphinx Golf Club & Residences...

    Trước đó, năm 2008, khách sạn 4 sao Amara Saigon (đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM) chính thức được đổi tên thành Ramana Hotel Saigon sau khi được một công ty trong nước - Công ty TNHH phát triển BĐS Vina (Vina Properties) - mua lại từ công ty nước ngoài. Amara Saigon trước đây thuộc sở hữu của Công ty TNHH khách sạn Amara Saigon, 100% vốn nước ngoài.

    Tận dụng cơ hội

    Ý kiến của một số luật sư tư vấn trong lĩnh vực mua bán sáp nhập (M&A) cho rằng, do khó khăn, suy thoái tại nhiều nền kinh tế phát triển và những vấn đề nội tại phát sinh khi dự án hoạt động, dẫn đến không chỉ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua giảm sút mà tác động đến cả số lượng các nhà đầu tư nước ngoài cũng "rời bỏ" Việt Nam nhiều hơn.

    Riêng trong lĩnh vực BĐS, nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy sự "hụt hơi" và bế tắc của thị trường Việt Nam, nên tỏ ra mất kiên nhẫn. Nhìn ở góc độ tích cực thì đây là cơ hội để các doanh nghiệp có tiềm lực trong nước sở hữu, "mua rẻ" các dự án ngoại. Thực tế các nhà đầu tư trong nước đã tỏ ra năng động và linh hoạt hơn hẳn trong việc chớp cơ hội vàng "bắt đáy".

    Tuy nhiên, các đại gia Việt lại có cái lý của họ. Các khách sạn và khu du lịch họ mua ngoài giá trị về tài sản, vị trí đắc địa thì còn có thương hiệu lớn tầm cỡ thé giới. Đó là điều mà DN Việt Nam không thể sớm có được nếu không đi theo đường tắt là mua lại. Ngoài ra, đề đầu tư một dự án lớn như thế hiện hiện không dễ tìm đất đẹp mà ai cũng biết việc tìm mặt bằng, đền bù giải tỏa, làm thủ tục xây dựng, thi công khó khăn như thế nào. Điển hình là vụ đền bù 40 tỷ đồng/m2 kéo dài mất năm trời ở Hà Nội của Tân Hoàng Minh là một ví dụ. Trong khi đó, dù trả một cục tiền và bị cho là đắt nhưng lại có được tài sản tốt, không tốn thời gian đầu tư xây dựng ban đầu (có thể mất 3 - 4 năm), đang có doanh thu sẵn, vị trí kinh doanh thuận lợi...


    Từ phía các chuyên gia M&A lại giữ một thái độ khá bình thản khi cho rằng, các thương vụ chuyển nhượng dự án từ nhà phát triển dự án nước ngoài sang doanh nghiệp nội địa vừa qua chỉ là những hiện tượng cụ thể, chứ chưa thể khẳng định đó là một trào lưu thoái lui khỏi thị trường Việt Nam.

    Ông Nguyễn Ngọc Bách - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Asian Invest, Giám đốc Câu lạc Bộ Giám đốc Tài Chính Việt Nam cho rằng, đúng là có chuyện doanh nghiệp trong nước bắt đầu đẩy mạnh hoạt động M&A trong vai trò là người mua. Tuy nhiên, việc thâu tóm dự án, doanh nghiệp của nội hay của ngoại vốn là câu chuyện rất bình thường và phổ biến trên thị trường xưa nay.

    Ông Phan Xuân Cần - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn BĐS Soho Việt Nam, người đã thực hiện môi giới thành công nhiều vụ chuyển nhượng dự án BĐS thời gian gần đây cũng cho hay, hàng trăm dự án được các công ty chào bán thông qua Soho hiện nay thì chỉ có khoảng 10% dự án trong số này đáng lưu tâm. Nghĩa là các dự án có vị trí đẹp, đã giải phóng xong mặt bằng, hồ sơ pháp lý của dự án cũng như chủ dự án "sạch sẽ", đặc biệt là chủ dự án có ý định bán rõ ràng.

    Ông Cần phân tích, những dự án muốn bán ra của các nhà đầu tư ngoại thứ nhất có thể do họ có khó khăn, cần cơ cấu lại danh mục đầu tư nên tìm cách bán bớt tài sản hiện hữu.

    Nhưng bên cạnh đó, vẫn ghi nhận chiều hướng các nhà đầu tư nước ngoài đã ở Việt Nam từ 5-10 năm, có tầm nhìn trung và dài hạn cho đây là thời điểm tốt - nhu cầu bán ra rất cao, giá cả có thể thương lượng được, để quyết tâm mua lại dự án ở Việt Nam.

    Với các nhà đầu tư trong nước tìm mua lại dự án thì động lực chính là thứ nhất, nhiều khả năng họ đã có phần vốn góp từ trước vào dự án, đánh giá lúc này chỉ khó khăn, đối tác nước ngoài mới bán đi vị trí đẹp mà bình thường không thể sở hữu được, thì cố gắng mua vào.

    Thứ hai, chính các doanh nghiệp có tiềm lực trong nước cũng thay đổi danh mục đầu tư. Thông qua việc mua lại các dự án đã hoạt động, doanh nghiệp nhanh chóng thâm nhập ngành kinh doanh mới. Mặt khác có thể hình dung, một sản phẩm BĐS chất lượng tốt và vị trí đẹp, đang tạo ra dòng tiền mặt đều đặn, nếu mua vào thì vẫn đem lại dòng tiền về cho doanh nghiệp
    Theo VEF
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê