Hàng loạt các dự án đình đám như The Manor, Ciputra, Đại Mỗ... đã có người vào ở, nhưng chủ đầu tư mới chỉ cấp giấy tờ nhà đất cho khoảng 20% hộ dân. Số đông vẫn phải sống không chủ quyền trong khu đô thị mới.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo gửi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải kết quả kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội và TP HCM.
Dự án Ciputra Hà Nội - Hình minh họaTheo kết quả kiểm tra của 19 dự án tại Hà Nội và TP HCM, tình hình cấp giấy chứng nhận cho người mua tại còn chậm. Trong tổng số 9.151 căn hộ, chủ đầu tư đã bán và bàn giao 8.660 căn hộ nhưng mới chỉ mới chỉ cấp giấy chứng nhận được 2.052 trường hợp và đang làm thủ tục cho 2.850 căn hộ.
Dự án The Manor Hà Nội - Hình minh họaTại TP HCM, kiểm tra 10 dự án, chủ dự án mới nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho 2.140 căn hộ (chiếm 37,8% số căn hộ đã bán) và mới cấp cho 1.495 trường hợp.
Cụ thể, tại Hà Nội, trong số 9 dự án được kiểm tra, chủ đầu tư đã bàn giao được giấy tờ cho 557 căn hộ (chiếm 26,4% số căn hộ đã bán) và nộp hồ sơ cho 710 trường hợp (chiếm 23,7%).
Dự án Viglacera Đại Mỗ Hà Nội - Hình minh họaTiêu biểu phải kể đến dự án The Manor, mặc dù đã chuyển nhượng và bàn giao 432 căn chung cư và 50 căn biệt thự song chủ đầu tư, Tập đoàn Bitexco mới nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho hơn 60 hộ trong tháng 9.
Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) tại Tây Hồ, đã hoàn thành chuyển nhượng 640 căn nhà liền kề và 1.050 căn chung cư song chủ đầu tư, Công ty TNHH phát triển đô thị Nam Thăng Long, mới cấp được 354 căn liền kề trong số 390 căn ở giai đoạn 1. Còn lại 386 căn liền kề và hơn 1.000 căn chưa cấp nộp hồ sơ.
Tại dự án Khu nhà ở Đại Mỗ thấp tầng, do Công ty Viglacera làm chủ đầu tư mới chỉ cấp được 9 trong số 73 căn hộ đã bàn giao.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc chậm cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở chủ yếu là do lỗi các chủ đầu tư, cơ quan chức năng và chính bản thân người mua.
Theo đó, phổ biến là tình trạng chủ đầu tư xây dựng không đúng số tầng, số căn hộ theo thiết kế được duyệt; phân chia diện tích lô không đúng với quy hoạch hoặc xây dựng nhà vượt diện tích so với giấy phép; chuyển đổi mục đích sử dụng tầng hầm hoặc thay đổi công năng, vị trí phòng sinh hoạt cộng đồng.
Cụ thể như dự án Đại Mỗ, chủ đầu tư Viglacera phân chia diện tích lô không đúng quy định và tình trạng mua đi bán lại theo hình thức hợp đồng ủy quyền nên khó làm thủ tục....
Chủ đầu tư chưa làm xong thủ thục pháp lý về đất đai nhà ở nhưng đã xây dựng và bán xong nhà ở nên không đủ căn cứ để cấp giấy chứng nhận. Đối với các dự án tại Hà Nội, còn một số trường hợp công ty mẹ được giao đất, nhưng việc xây dựng và ký hợp đồng bán nhà thì lại do công ty con thực hiện.
Chủ đầu tư được giao đất xây dựng nhà chung cư và được miễn phí sử dụng đất nhưng khi chủ đầu tư bán căn hộ vẫn thu cả giá trị tiền sử dụng đất mà không nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, cụ thể như dự án Ciputra.
Chủ đầu tư bán một số diện tích đất trong dự án được giao cho một cơ quan, đơn vị của Nhà nước để chia cho các hộ xây dựng nhà ở nhưng không có hợp đồng chuyển nhượng nhà đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Chủ đầu tư đã xây dựng và bán xong nhà ở nhưng chưa nộp xong tiền sử dụng dụng đất cho Nhà nước thì chủ đầu tư đã giải thể như Dự án khu đô thị mới Định Công - Đại Kim của Công ty giấy ảnh Bình Minh.
Thậm chí có trường hợp chủ đầu tư thu tiền của người mua căn hộ khi làm giấy tờ nhà đất trái quy định của pháp luật. Tiêu biểu như dự án nhà ở The Manor của Tập đoàn Bitexco, chủ đầu tư đã phu phí cấp bằng 0,5 giá trị hợp đồng, dẫn đến có hộ phải nộp đến 10 triệu đồng tiền phí.
Nguyên nhân nữa dẫn đến việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở chính là do các cơ quan chức năng của hai thành phố Hà Nội và TP. HCM, trong đó chủ yếu do quản lý giám sát chưa tốt.
Bộ cho rằng, tình trạng mua đi bán lại ở các dự án là rất lớn, chiếm tới 70% tổng số căn hộ, nhưng không làm thủ tục theo quy đinh, tạo nên thị trường ngầm gây khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận, là nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp.
Dự án Ciputra Hà Nội - Hình minh họa
Dự án The Manor Hà Nội - Hình minh họa
Cụ thể, tại Hà Nội, trong số 9 dự án được kiểm tra, chủ đầu tư đã bàn giao được giấy tờ cho 557 căn hộ (chiếm 26,4% số căn hộ đã bán) và nộp hồ sơ cho 710 trường hợp (chiếm 23,7%).
Dự án Viglacera Đại Mỗ Hà Nội - Hình minh họa
Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) tại Tây Hồ, đã hoàn thành chuyển nhượng 640 căn nhà liền kề và 1.050 căn chung cư song chủ đầu tư, Công ty TNHH phát triển đô thị Nam Thăng Long, mới cấp được 354 căn liền kề trong số 390 căn ở giai đoạn 1. Còn lại 386 căn liền kề và hơn 1.000 căn chưa cấp nộp hồ sơ.
Tại dự án Khu nhà ở Đại Mỗ thấp tầng, do Công ty Viglacera làm chủ đầu tư mới chỉ cấp được 9 trong số 73 căn hộ đã bàn giao.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc chậm cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở chủ yếu là do lỗi các chủ đầu tư, cơ quan chức năng và chính bản thân người mua.
Theo đó, phổ biến là tình trạng chủ đầu tư xây dựng không đúng số tầng, số căn hộ theo thiết kế được duyệt; phân chia diện tích lô không đúng với quy hoạch hoặc xây dựng nhà vượt diện tích so với giấy phép; chuyển đổi mục đích sử dụng tầng hầm hoặc thay đổi công năng, vị trí phòng sinh hoạt cộng đồng.
Cụ thể như dự án Đại Mỗ, chủ đầu tư Viglacera phân chia diện tích lô không đúng quy định và tình trạng mua đi bán lại theo hình thức hợp đồng ủy quyền nên khó làm thủ tục....
Chủ đầu tư chưa làm xong thủ thục pháp lý về đất đai nhà ở nhưng đã xây dựng và bán xong nhà ở nên không đủ căn cứ để cấp giấy chứng nhận. Đối với các dự án tại Hà Nội, còn một số trường hợp công ty mẹ được giao đất, nhưng việc xây dựng và ký hợp đồng bán nhà thì lại do công ty con thực hiện.
Chủ đầu tư được giao đất xây dựng nhà chung cư và được miễn phí sử dụng đất nhưng khi chủ đầu tư bán căn hộ vẫn thu cả giá trị tiền sử dụng đất mà không nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, cụ thể như dự án Ciputra.
Chủ đầu tư bán một số diện tích đất trong dự án được giao cho một cơ quan, đơn vị của Nhà nước để chia cho các hộ xây dựng nhà ở nhưng không có hợp đồng chuyển nhượng nhà đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Chủ đầu tư đã xây dựng và bán xong nhà ở nhưng chưa nộp xong tiền sử dụng dụng đất cho Nhà nước thì chủ đầu tư đã giải thể như Dự án khu đô thị mới Định Công - Đại Kim của Công ty giấy ảnh Bình Minh.
Thậm chí có trường hợp chủ đầu tư thu tiền của người mua căn hộ khi làm giấy tờ nhà đất trái quy định của pháp luật. Tiêu biểu như dự án nhà ở The Manor của Tập đoàn Bitexco, chủ đầu tư đã phu phí cấp bằng 0,5 giá trị hợp đồng, dẫn đến có hộ phải nộp đến 10 triệu đồng tiền phí.
Nguyên nhân nữa dẫn đến việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở chính là do các cơ quan chức năng của hai thành phố Hà Nội và TP. HCM, trong đó chủ yếu do quản lý giám sát chưa tốt.
Bộ cho rằng, tình trạng mua đi bán lại ở các dự án là rất lớn, chiếm tới 70% tổng số căn hộ, nhưng không làm thủ tục theo quy đinh, tạo nên thị trường ngầm gây khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận, là nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp.
Theo vnExpress