Ngày 29/5, Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến đã chấp thuận triển khai ý tưởng đắp đê bao xây dựng KĐT mới tại khu vực Hòa Xuân - Hòa Quý.
Quyết định này phù hợp với chủ trương đầu tư phát triển đô thị của thành phố theo hướng “kéo dài bờ biển, kéo dài dòng sông”.
Định hướng kéo dài bờ biển, kéo dài dòng sông - hình minh họaÝ tưởng xây dựng đê bao được chủ đầu tư báo cáo với UBND thành phố Đà Nẵng đã tròn một năm với nhiều cuộc họp ghi nhận những nội dung phản biện để đi đến chấp thuận triển khai dự án xây dựng đô thị dưới triền đê. Theo đó, đô thị mới dưới triền đê sông có diện tích 566ha thuộc phạm vi dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân giai đoạn 2, quận Cẩm Lệ và Khu đô thị biệt thự sinh thái, công viên văn hóa làng quê và quần thể du lịch sông nước Đồng Nò - Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn.
Trong phạm vi dự án, nền đất hiện trạng cao từ 0,5 - 1,5 mét. Để thực hiện dự án phát triển đô thị theo quy hoạch cốt nền 5 mét, dự kiến khối lượng san nền cần 24 triệu m3 đất, thời gian thi công trên 10 năm. Tính toán từ việc phương án san nền thực sự không mang lại hiệu quả nên cần thiết thay đổi hướng tiếp cận đầu tư phát triển dự án, Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (chủ đầu tư) đã mời Công ty Tư vấn quốc tế Royal Haskoning DHV – Hà Lan làm nhà tư vấn thiết kế để quy hoạch dự án đê bao. Hà Lan cũng là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư hạ tầng đô thị với hệ thống đê điều và các công trình lấn biển. Công ty Tư vấn Royal Haskoning DHV cũng đã từng là đơn vị tư vấn thiết kế dự án thoát nước đô thị Đà Nẵng.
Đối với dự án đê bao khu đô thị mới, Royal Haskoning DHV hợp tác với Viện Khoa học miền Nam triển khai phương án thiết kế. Tại buổi thuyết trình đề án quy hoạch đê bao ngày 29-5 với lãnh đạo UBND thành phố, kiến trúc sư Martijn Lips, chủ nhiệm đồ án, khẳng định hiện trạng của dự án khu đô thị mới khu vực Hòa Xuân - Hòa Quý trong phạm vi nghiên cứu phù hợp với giải pháp thiết kế đê bao.
Royal Haskoning DHV đưa ra 3 phương án thiết kế. Qua ý kiến đóng góp, phản biện, Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến thống nhất chọn phương án triển khai quy hoạch đê bao dự án với việc tổ chức thông thủy diễn ra liên tục trong năm. Theo thiết kế quy hoạch của phương án này, dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân giai đoạn 2 và Khu đô thị biệt thự sinh thái, công viên văn hóa làng quê và quần thể du lịch sông nước Đồng Nò - Hòa Quý có 3 tuyến đê, gồm tuyến đê bao ven sông Cẩm Lệ dài 3km, đê mạn phải sông Cái (sông Vĩnh Điện) dài 1,4km và mạn trái sông có kết nối sông Cổ Cò dài 5,1km. Các tuyến đê bao có cao trình 5,5m, mặt đê rộng từ 2,8m-3,8m. Mặt bằng san nền khu vực dự án từ 2,2m- 4,5m. Dự án cũng có một số cửa đập ngăn lũ, trạm bơm…
Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân - nguồn: internetPhương án này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, kết nối hạ tầng quy hoạch đô thị và bảo đảm hài hòa cho hoạt động phát triển du lịch đường sông mà trọng yếu là tuyến giao thông thủy Cổ Cò - Hội An và cảnh quan khu du lịch tâm linh Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Tuyến đê bao nằm trong ranh giới quy hoạch, bảo đảm hành lang thoát lũ.
Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến lưu ý chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế cẩn trọng và tham chiếu các tài liệu khí tượng thủy văn mới bởi đô thị Đà Nẵng đang có diễn biến khí hậu phức tạp, tính đặc thù về bão lũ của miền Trung rất thất thường. Trong thời gian đến phải tiếp tục điều chỉnh thiết kế, không làm ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên, bảo đảm an toàn hành lang thoát lũ, khớp nối quy hoạch hạ tầng đô thị chung nhất là khu vực phụ cận, tránh ảnh hưởng đến khu dân cư, điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan du lịch, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh…
Chủ dự án có trách nhiệm tính toán hiệu quả đầu tư để dự án có tính khả thi, phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu về tiến độ; đồng thời, bổ sung kịch bản phòng chống lụt bão, ứng phó thiên tai bão lũ vùng dự án và vận hành hạ tầng thủy lợi, đê điều, thoát nước. Quan điểm nhất quán của UBND thành phố Đà Nẵng ủng hộ phương án quy hoạch đê bao nhưng bảo đảm mục tiêu hình thành khu biệt thự sinh thái, công viên văn hóa làng quê và du lịch sông nước; hỗ trợ phát triển du lịch đường thủy, trong đó trọng tâm là tuyến du lịch đường thủy Đà Nẵng - Hội An.
Định hướng kéo dài bờ biển, kéo dài dòng sông - hình minh họa
Trong phạm vi dự án, nền đất hiện trạng cao từ 0,5 - 1,5 mét. Để thực hiện dự án phát triển đô thị theo quy hoạch cốt nền 5 mét, dự kiến khối lượng san nền cần 24 triệu m3 đất, thời gian thi công trên 10 năm. Tính toán từ việc phương án san nền thực sự không mang lại hiệu quả nên cần thiết thay đổi hướng tiếp cận đầu tư phát triển dự án, Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (chủ đầu tư) đã mời Công ty Tư vấn quốc tế Royal Haskoning DHV – Hà Lan làm nhà tư vấn thiết kế để quy hoạch dự án đê bao. Hà Lan cũng là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư hạ tầng đô thị với hệ thống đê điều và các công trình lấn biển. Công ty Tư vấn Royal Haskoning DHV cũng đã từng là đơn vị tư vấn thiết kế dự án thoát nước đô thị Đà Nẵng.
Đối với dự án đê bao khu đô thị mới, Royal Haskoning DHV hợp tác với Viện Khoa học miền Nam triển khai phương án thiết kế. Tại buổi thuyết trình đề án quy hoạch đê bao ngày 29-5 với lãnh đạo UBND thành phố, kiến trúc sư Martijn Lips, chủ nhiệm đồ án, khẳng định hiện trạng của dự án khu đô thị mới khu vực Hòa Xuân - Hòa Quý trong phạm vi nghiên cứu phù hợp với giải pháp thiết kế đê bao.
Royal Haskoning DHV đưa ra 3 phương án thiết kế. Qua ý kiến đóng góp, phản biện, Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến thống nhất chọn phương án triển khai quy hoạch đê bao dự án với việc tổ chức thông thủy diễn ra liên tục trong năm. Theo thiết kế quy hoạch của phương án này, dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân giai đoạn 2 và Khu đô thị biệt thự sinh thái, công viên văn hóa làng quê và quần thể du lịch sông nước Đồng Nò - Hòa Quý có 3 tuyến đê, gồm tuyến đê bao ven sông Cẩm Lệ dài 3km, đê mạn phải sông Cái (sông Vĩnh Điện) dài 1,4km và mạn trái sông có kết nối sông Cổ Cò dài 5,1km. Các tuyến đê bao có cao trình 5,5m, mặt đê rộng từ 2,8m-3,8m. Mặt bằng san nền khu vực dự án từ 2,2m- 4,5m. Dự án cũng có một số cửa đập ngăn lũ, trạm bơm…
Dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân - nguồn: internet
Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến lưu ý chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế cẩn trọng và tham chiếu các tài liệu khí tượng thủy văn mới bởi đô thị Đà Nẵng đang có diễn biến khí hậu phức tạp, tính đặc thù về bão lũ của miền Trung rất thất thường. Trong thời gian đến phải tiếp tục điều chỉnh thiết kế, không làm ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên, bảo đảm an toàn hành lang thoát lũ, khớp nối quy hoạch hạ tầng đô thị chung nhất là khu vực phụ cận, tránh ảnh hưởng đến khu dân cư, điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan du lịch, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh…
Chủ dự án có trách nhiệm tính toán hiệu quả đầu tư để dự án có tính khả thi, phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu về tiến độ; đồng thời, bổ sung kịch bản phòng chống lụt bão, ứng phó thiên tai bão lũ vùng dự án và vận hành hạ tầng thủy lợi, đê điều, thoát nước. Quan điểm nhất quán của UBND thành phố Đà Nẵng ủng hộ phương án quy hoạch đê bao nhưng bảo đảm mục tiêu hình thành khu biệt thự sinh thái, công viên văn hóa làng quê và du lịch sông nước; hỗ trợ phát triển du lịch đường thủy, trong đó trọng tâm là tuyến du lịch đường thủy Đà Nẵng - Hội An.
Theo baodanang