Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến vừa thông qua phương án đầu tư đường Nguyễn Tất Thành nối dài và đường vành đai phía nam thành phố (đường Hoà Phước - Hoà Khương) với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.723 tỷ đồng.
Một đoạn đường Nguyễn Tất Thành
Theo đó, đường Nguyễn Tất Thành sẽ kéo dài và giao với đường tránh Hải Vân - Tuý Loan bằng hầm chui và kết nối vào trục chính của Khu CNTT tập trung. Tổng chiều dài tuyến đường gần 4km, thiết kế 6 làn xe và có 113 hộ chịu ảnh hưởng, phải di dời, giải toả.
Đường vành đai phía nam có chiều dài 8km, 6 làn xe chạy, bắt đầu từ Quốc lộ 1A, vượt sông Quá Giáng, đi theo hướng Tây Bắc, cắt qua ĐT 605 tại nút giao đường sắt, đấu nối vào đầu tuyến ĐT 604 mới (Khu trung tâm hành chính của huyện Hoà Vang). Theo phương án đã duyệt thì có khoảng gần 300 hộ dân chịu ảnh hưởng, phải di dời hẳn hoặc giải toả một phần.
Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến đề nghị Công ty Cổ phần Tư vấn xâu dựng công trình giao thông 5 phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu tính khả thi của dự án, bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế và tránh các khu đông dân cư nhằm hạn chế việc di dời giải toả.
Được biết, dự án là một trong bốn hợp phần của Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng với tổng kinh phí 300 triệu USD, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới.
Đường vành đai phía nam có chiều dài 8km, 6 làn xe chạy, bắt đầu từ Quốc lộ 1A, vượt sông Quá Giáng, đi theo hướng Tây Bắc, cắt qua ĐT 605 tại nút giao đường sắt, đấu nối vào đầu tuyến ĐT 604 mới (Khu trung tâm hành chính của huyện Hoà Vang). Theo phương án đã duyệt thì có khoảng gần 300 hộ dân chịu ảnh hưởng, phải di dời hẳn hoặc giải toả một phần.
Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến đề nghị Công ty Cổ phần Tư vấn xâu dựng công trình giao thông 5 phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu tính khả thi của dự án, bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế và tránh các khu đông dân cư nhằm hạn chế việc di dời giải toả.
Được biết, dự án là một trong bốn hợp phần của Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng với tổng kinh phí 300 triệu USD, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới.
Theo DĐDN