Đề xuất xây dựng căn hộ diện tích nhỏ không phải là mới. Theo nhiều chuyên gia, việc quy định diện tích căn hộ tối thiểu phải kèm theo các hướng dẫn về mặt thiết kế, quy chế quản lý và các quy định về kiểm soát, chế tài cụ thể.
Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu ĐTM Việt Hưng, quận Long Biên.
Phát triển lệch
Một trong những khiếm khuyết của thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở trong thời gian vừa qua là cơ cấu hàng hóa mất cân đối, thị trường thiếu những căn hộ có quy mô nhỏ, giá cả bình dân để phục vụ cho người có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, BĐS thời gian vừa qua phát triển thiếu kế hoạch, thiếu kiểm soát, sản phẩm không phù hợp dẫn đến thị trường phát triển không cân đối, lệch lạc.
Theo số liệu chưa đầy đủ của Tổng cục Thống kê, trong tổng số khoảng 35.000 căn hộ đã hoàn thành từ năm 2011 trở về trước tại TP. HCM có tới 37% là căn hộ cao cấp, 38% căn hộ trung bình và 25% căn hộ bình dân. Trong số 12.000 căn hộ được chào bán trong 6 tháng năm 2012 trên thị trường Hà Nội, có 40% là căn hộ cao cấp (giá 30 triệu đồng/m2). Trong khi đó, tại khu vực đô thị có 4,8% hộ gia đình có diện tích bình quân nhà ở đầu người dưới 5m2/người và 17,4% hộ gia đình tại đô thị từ 6 - 10m2/người. Như vậy, trong khi hàng loạt dự án BĐS mọc lên, thì nhiều bộ phận dân cư đang phải sống tại những nơi chật chội hoặc phải đi thuê nhà.
Bài toán quy hoạch
Thực tế, tại một số nước, diện tích nhà tối thiểu cũng không quá cao. Chẳng hạn, tại Thái Lan, nhà ở xã hội có diện tích 25m2. Hay Singapore tiếp tục cho phép xây dựng căn hộ 25 - 29m2 nhằm đáp ứng cho người độc thân, trí thức mới ra trường hoặc các cặp vợ chồng trẻ.
Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội cho rằng, việc xây dựng căn hộ diện tích nhỏ phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân. Tại Hà Nội, cũng như nhiều thành phố khác, người làm công ăn lương sẽ rất khó khăn để sở hữu căn nhà có diện tích lớn. Nhiều người phải thuê trong các khu dân cư với diện tích 10 - 15m2 chật chội, an ninh không đảm bảo. "Vậy tại sao chúng ta lại quy định diện tích căn hộ thương mại lớn mà không tính đến nhu cầu bức thiết của người dân" - ông Cường nói. Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Cen Group cho biết, việc quy định diện tích căn hộ thương mại của cơ quan quản lý thực chất là không muốn biến những khu dân cư thành "ổ chuột". Nhưng, nhiều gia đình, nhiều người có thu nhập thấp không được tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội họ không đủ tài chính để mua nhà thương mại với diện tích lớn. "Cơ quan chức năng nên duyệt quy hoạch mật độ dân cư cho từng khu vực cụ thể là vấn đề cần thiết nhất hiện nay" - ông Hưng đề xuất. Ông Hưng phân tích, nếu cơ quan quản lý duyệt quy hoạch một dự án cho khoảng 1.000 người sinh sống, doanh nghiệp sẽ dự tính tỷ lệ bao nhiêu căn hộ nhỏ, căn hộ lớn cho phù hợp với thiết kế hạ tầng, tránh tình trạng quá tải.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, căn hộ 25m2 hoàn toàn phù hợp với các cặp vợ chồng trẻ mới cưới hay những người sống độc thân. Nếu một cặp vợ chồng mua căn hộ 25m2, trung bình mỗi người ở 12,5/m2, không phải quá tệ. "Có những nơi như TP. HCM chưa ưng ý với các căn hộ kiểu này, vì sợ tạo thành "khu ổ chuột". Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, Nhà nước không nên can thiệp cụ thể, quy định căn hộ diện tích bao nhiêu mét vuông, mà chỉ nên quy định diện tích tối thiểu một người ở bao nhiêu mét vuông thì hợp vệ sinh với điều kiện hiện tại. Theo quy định hiện nay, có thể tối thiểu khoảng 10m2/người là hợp vệ sinh. Nếu vượt quá số người quy định, người vào ở sau có thể không được phép nhập hộ khẩu" - ông Liêm nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, qua dư luận của người dân và chuyên gia bàn luận xung quanh căn hộ diện tích nhỏ, cũng như các kết quả điều tra về nhà ở của Tổng cục Thống kê, việc cho phép xây dựng căn hộ diện tích nhỏ là rất cần thiết. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu nhà ở đa dạng của nhiều tầng lớp trong nhân dân.
Một trong những khiếm khuyết của thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở trong thời gian vừa qua là cơ cấu hàng hóa mất cân đối, thị trường thiếu những căn hộ có quy mô nhỏ, giá cả bình dân để phục vụ cho người có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, BĐS thời gian vừa qua phát triển thiếu kế hoạch, thiếu kiểm soát, sản phẩm không phù hợp dẫn đến thị trường phát triển không cân đối, lệch lạc.
Theo số liệu chưa đầy đủ của Tổng cục Thống kê, trong tổng số khoảng 35.000 căn hộ đã hoàn thành từ năm 2011 trở về trước tại TP. HCM có tới 37% là căn hộ cao cấp, 38% căn hộ trung bình và 25% căn hộ bình dân. Trong số 12.000 căn hộ được chào bán trong 6 tháng năm 2012 trên thị trường Hà Nội, có 40% là căn hộ cao cấp (giá 30 triệu đồng/m2). Trong khi đó, tại khu vực đô thị có 4,8% hộ gia đình có diện tích bình quân nhà ở đầu người dưới 5m2/người và 17,4% hộ gia đình tại đô thị từ 6 - 10m2/người. Như vậy, trong khi hàng loạt dự án BĐS mọc lên, thì nhiều bộ phận dân cư đang phải sống tại những nơi chật chội hoặc phải đi thuê nhà.
Bài toán quy hoạch
Thực tế, tại một số nước, diện tích nhà tối thiểu cũng không quá cao. Chẳng hạn, tại Thái Lan, nhà ở xã hội có diện tích 25m2. Hay Singapore tiếp tục cho phép xây dựng căn hộ 25 - 29m2 nhằm đáp ứng cho người độc thân, trí thức mới ra trường hoặc các cặp vợ chồng trẻ.
Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội cho rằng, việc xây dựng căn hộ diện tích nhỏ phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân. Tại Hà Nội, cũng như nhiều thành phố khác, người làm công ăn lương sẽ rất khó khăn để sở hữu căn nhà có diện tích lớn. Nhiều người phải thuê trong các khu dân cư với diện tích 10 - 15m2 chật chội, an ninh không đảm bảo. "Vậy tại sao chúng ta lại quy định diện tích căn hộ thương mại lớn mà không tính đến nhu cầu bức thiết của người dân" - ông Cường nói. Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Cen Group cho biết, việc quy định diện tích căn hộ thương mại của cơ quan quản lý thực chất là không muốn biến những khu dân cư thành "ổ chuột". Nhưng, nhiều gia đình, nhiều người có thu nhập thấp không được tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội họ không đủ tài chính để mua nhà thương mại với diện tích lớn. "Cơ quan chức năng nên duyệt quy hoạch mật độ dân cư cho từng khu vực cụ thể là vấn đề cần thiết nhất hiện nay" - ông Hưng đề xuất. Ông Hưng phân tích, nếu cơ quan quản lý duyệt quy hoạch một dự án cho khoảng 1.000 người sinh sống, doanh nghiệp sẽ dự tính tỷ lệ bao nhiêu căn hộ nhỏ, căn hộ lớn cho phù hợp với thiết kế hạ tầng, tránh tình trạng quá tải.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, căn hộ 25m2 hoàn toàn phù hợp với các cặp vợ chồng trẻ mới cưới hay những người sống độc thân. Nếu một cặp vợ chồng mua căn hộ 25m2, trung bình mỗi người ở 12,5/m2, không phải quá tệ. "Có những nơi như TP. HCM chưa ưng ý với các căn hộ kiểu này, vì sợ tạo thành "khu ổ chuột". Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, Nhà nước không nên can thiệp cụ thể, quy định căn hộ diện tích bao nhiêu mét vuông, mà chỉ nên quy định diện tích tối thiểu một người ở bao nhiêu mét vuông thì hợp vệ sinh với điều kiện hiện tại. Theo quy định hiện nay, có thể tối thiểu khoảng 10m2/người là hợp vệ sinh. Nếu vượt quá số người quy định, người vào ở sau có thể không được phép nhập hộ khẩu" - ông Liêm nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, qua dư luận của người dân và chuyên gia bàn luận xung quanh căn hộ diện tích nhỏ, cũng như các kết quả điều tra về nhà ở của Tổng cục Thống kê, việc cho phép xây dựng căn hộ diện tích nhỏ là rất cần thiết. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu nhà ở đa dạng của nhiều tầng lớp trong nhân dân.
“Trên thế giới đã có nhiều nơi xây căn hộ diện tích nhỏ. Tuy nhiên, trong một tòa chung cư, căn hộ diện tích 25m2 chỉ nên có một tỷ lệ nhất định, trừ trường hợp nhà trọ cho thuê. Với tỷ lệ căn hộ nhất định, sẽ không sợ phá vỡ quy hoạch trong các tòa chung cư, trong các khu đô thị.” - [B]TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam[/B |
Theo KTĐT