Mới đây, cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ John Snow - đã trở lại Việt Nam sau chuyến đến thăm tiền trạm cách đây hơn hai tháng. Đây là sự kiện được giới chuyên gia quan sát đánh giá là cú P.R khổng lồ để quảng bá cơ hội hợp tác giữa doanh nhân Việt Nam với doanh nhân thế giới.
Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ John Snow
Nhân dịp này, PV báo chí có cuộc phỏng vấn với ông trùm tài chính hiện đang là chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus về thị trường BĐS, sự thích ứng của các DN Việt Nam cũng như cơ hội hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.
Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, ông có ấn tượng như thế nào khi đã hai lần đến đất nước chúng tôi?
- Lãnh đạo của các bạn, cả giới chính trị và DN đều cởi mở trong việc xem xét các ý tưởng, lựa chọn mới và cam kết mạnh mẽ về sự sẵn sàng thay đổi để có một nền kinh tế hiệu quả và thịnh vượng. Thách thức lớn nhất của các bạn là tính hiệu quả thể hiện ở việc sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có. Ví dụ như nguồn lao động lớn có thể tạo tăng trưởng nhưng nếu sử dụng lực lượng này không hiệu quả thì đó là sự lãng phí. Khi nào DN được hoạt động theo các nguyên tắc thị trường mở cửa, chừng đó nền kinh tế sẽ được vận hành tốt hơn. Theo quan điểm của tôi, nếu con hổ được ví như các quốc gia mạnh thì Việt Nam sẽ là con hổ mới của Châu Á.
Là chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus chuyên đầu tư vào các dự án, theo ông hiệu quả thu về dựa trên yếu tố nào?
- Tính hiệu quả còn ở từng dự án cụ thể. Dự án tốt, vốn đầu tư vào, sẽ tạo việc làm, kinh tế phát triển, thu nhập người tiêu dùng tăng, từ đó tăng sức mua, kích thích các DN khác phát triển… Đó là một vòng tròn tích cực thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển.
Thị trường BĐS Việt Nam đang trong tình trạng ngưng trệ, liệu có liều thuốc nào để giải bài toán này?
- Không có cây gậy thần kì có thể phù phép để ngay lập tức giải bài toán của thị trường BĐS của các bạn hiện nay. Bong bóng BĐS không phải là vấn đề của riêng Việt Nam. Chính phủ và các ngân hàng cần hết sức thận trọng trong việc đưa ra chính sách, không tạo sự khuyến khích thái quá, tạo bong bóng thị trường BĐS. Một câu chuyện là nông dân ở vùng quê nọ đã trồng rất nhiều táo để bán nhưng không thị trường nào có thể tiêu thụ hết số táo đó vì số táo đó quá nhiều và đắt. Sản phẩm BĐS của các bạn tương tự như vậy, để giải quyết cần có thời gian.
Vậy theo ông, trong tình hình đó, các DN BĐS Việt Nam tiếp tục đầu tư hay nằm im chờ chết?
- Các DN BĐS cần lưu ý phải hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào thời điểm suy thoái. Đương nhiên thận trọng không phải là khoanh tay đứng yên, mà phải có tầm nhìn dài hạn, hướng tới tương lai, với các dự án đón đầu.
Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, ông có ấn tượng như thế nào khi đã hai lần đến đất nước chúng tôi?
- Lãnh đạo của các bạn, cả giới chính trị và DN đều cởi mở trong việc xem xét các ý tưởng, lựa chọn mới và cam kết mạnh mẽ về sự sẵn sàng thay đổi để có một nền kinh tế hiệu quả và thịnh vượng. Thách thức lớn nhất của các bạn là tính hiệu quả thể hiện ở việc sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có. Ví dụ như nguồn lao động lớn có thể tạo tăng trưởng nhưng nếu sử dụng lực lượng này không hiệu quả thì đó là sự lãng phí. Khi nào DN được hoạt động theo các nguyên tắc thị trường mở cửa, chừng đó nền kinh tế sẽ được vận hành tốt hơn. Theo quan điểm của tôi, nếu con hổ được ví như các quốc gia mạnh thì Việt Nam sẽ là con hổ mới của Châu Á.
Là chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus chuyên đầu tư vào các dự án, theo ông hiệu quả thu về dựa trên yếu tố nào?
- Tính hiệu quả còn ở từng dự án cụ thể. Dự án tốt, vốn đầu tư vào, sẽ tạo việc làm, kinh tế phát triển, thu nhập người tiêu dùng tăng, từ đó tăng sức mua, kích thích các DN khác phát triển… Đó là một vòng tròn tích cực thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển.
Thị trường BĐS Việt Nam đang trong tình trạng ngưng trệ, liệu có liều thuốc nào để giải bài toán này?
- Không có cây gậy thần kì có thể phù phép để ngay lập tức giải bài toán của thị trường BĐS của các bạn hiện nay. Bong bóng BĐS không phải là vấn đề của riêng Việt Nam. Chính phủ và các ngân hàng cần hết sức thận trọng trong việc đưa ra chính sách, không tạo sự khuyến khích thái quá, tạo bong bóng thị trường BĐS. Một câu chuyện là nông dân ở vùng quê nọ đã trồng rất nhiều táo để bán nhưng không thị trường nào có thể tiêu thụ hết số táo đó vì số táo đó quá nhiều và đắt. Sản phẩm BĐS của các bạn tương tự như vậy, để giải quyết cần có thời gian.
Vậy theo ông, trong tình hình đó, các DN BĐS Việt Nam tiếp tục đầu tư hay nằm im chờ chết?
- Các DN BĐS cần lưu ý phải hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào thời điểm suy thoái. Đương nhiên thận trọng không phải là khoanh tay đứng yên, mà phải có tầm nhìn dài hạn, hướng tới tương lai, với các dự án đón đầu.
Theo BXD