Hơn 10 ngày qua, ngôi nhà 4 tầng, 1 tum tại số 132 phố Thái Thịnh (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn “nằm nghiêng” trong nguy cơ sập đổ bất kỳ lúc nào.
Ngôi nhà được chống đỡ tạm thời bằng những thanh sắt hình chữ V
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người và tài sản, phương tiện tham gia giao thông, cơ quan chức năng đã phải căng dây, lập hàng rào, khoanh vùng cấm, cử người túc trực 24/24h. Hoạt động kinh doanh và đi lại của người dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng không nhỏ. Đến ngày 16-7, UBND quận Đống Đa đã ký quyết định cưỡng chế, tháo dỡ vì sự nguy hiểm lên đến cấp độ D...
Sự việc xảy ra rạng sáng 4-7, khi ngôi nhà số 132 của gia đình chị Trương Thị Kiều Xuân phát ra nhiều âm thanh lạ, rồi sụt lún. Theo gia đình chị Xuân, nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do đơn vị thi công dự án xây dựng đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng và cả Ban QLGPMB quận Đống Đa khi chưa thống nhất về giá đền bù thỏa đáng cho hộ gia đình này.
Ngay sau đó, thông tin cũng được thông báo đến cơ quan chức năng. 8h sáng cùng ngày, UBND phường Trung Liệt đã có mặt, lập biên bản ghi nhận hiện trạng. Để đảm bảo sự an toàn cho người và tài sản, sáng 6-7, đoạn đường qua ngôi nhà 132 phố Thái Thịnh đã được lực lượng chức năng căng dây, cắm biển thông báo nguy hiểm và cấm mọi người qua lại nơi đây, khiến cho việc lưu thông và kinh doanh của những nhà xung quanh bị ảnh hưởng rất lớn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc thi công công trình làm đường tuyến Cát Linh - La Thành - Yên Lãng (đoạn La Thành - Thái Hà - Láng) do nhà thầu là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Gia Long thực hiện. Đây là dự án được TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2002, giao cho Ban quản lý dự án Giao thông - Đô thị (Sở GTVT Hà Nội) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB), do Hội đồng GPMB áp dụng mức tiền bồi thường chưa được thống nhất với chủ hộ số 132 Thái Thịnh nên bị “ách” lại.
Chị Trương Thị Kiều Xuân bức xúc: “Ngay từ đầu, khi lập phương án đền bù cho gia đình tôi với mức giá 28 triệu đồng/m2, gia đình tôi đã khiếu nại lên phường, quận nhưng không được giải quyết. Cơ quan chức năng áp dụng đền bù giá đất tính theo đất mặt ngõ Thái Thịnh II, trong khi đó nhà tôi là mặt phố Thái Thịnh, mà giá đất tại thời điểm đó mọi người rao bán với giá rất cao”.
Để có thông tin hai chiều, sáng qua 17-7, phóng viên ANTĐ trở lại hiện trường tiếp tục ghi nhận, ngôi nhà số 132 Thái Thịnh vẫn “án binh bất động”, trong vòng kiểm soát với biển báo nguy hiểm, được căng dây khoanh vùng, cấm người qua lại. Đơn vị thi công công trình cũng tạm dừng hoạt động, thiết bị máy móc đã được chuyển ra khỏi vị trí thi công.
Ông Nguyễn Thao Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Liệt cho biết, “Sau khi được thông tin, sáng sớm (4-7), tôi và cán bộ phường đã có mặt tại hiện trường, chờ đến giờ hành chính mới lập biên bản. Do mới quản lý lĩnh vực này nên việc bồi thường đền bù GPMB tôi không nắm được”.
Còn theo nội dung UBND quận Đống Đa báo cáo UBND TP Hà Nội, khi thực hiện dự án này, ngôi nhà của gia đình chị Trương Thị Kiều Xuân nằm trong diện GPMB và phải thu hồi toàn bộ diện tích nhà đất, nhưng gia đình không hợp tác với Hội đồng GPMB quận và chủ đầu tư. Chị Xuân thường xuyên vắng mặt, không tiếp cận với tổ công tác trong quá trình điều tra, kiểm đếm nhà đất và tài sản; không nhận quyết định phê duyệt phương án, không nhận tiền đền bù, không nhận nhà tái định cư và không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án khi quận có Quyết định phê duyệt phương án.
Đến tháng 6-2012, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư quận mới nhận được đơn của chị Xuân kiến nghị trong đó có 3 nội dung là giá đền bù và tài sản phải sát với thị trường; Hoán đổi một lô đất có diện tích tương ứng với diện tích bị thu hồi; Đề nghị được hỗ trợ ngừng sản xuất.
Cũng trong sáng qua, ông Trần Việt Trung - Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin với phóng viên Báo ANTĐ, vào ngày 11-7, quận đã chỉ đạo các phòng chức năng, chủ đầu tư và UBND phường Trung Liệt tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với chị Xuân và gia đình để thông báo kết quả kiểm định và vận động gia đình tự giảm tải ngôi nhà để đảm bảo an toàn nhưng gia đình không thống nhất, đồng thời đòi hỏi phía chủ đầu tư phải đền bù thiệt hại cho gia đình số tiền 2 tỷ đồng ngoài số tiền đền bù GPMB.
Đến lúc này Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận mới trực tiếp giao được các quyết định về bồi thường, GPMB cho chị Xuân, trả lời các kiến nghị của chị Xuân và thông báo vận động gia đình bàn giao mặt bằng nhưng chị Xuân vẫn không chấp nhận. Ngày 16-7, quận đã ký Quyết định về việc cưỡng chế ngôi nhà số 132 với lý do, ngôi nhà này thuộc diện nguy hiểm cấp độ D, có nguy cơ sập đổ. Hiện quận đã giao cho Thanh tra Xây dựng phối hợp với cơ quan chức năng liên quan lên kế hoạch cưỡng chế.
“Hiện Thanh tra Xây dựng quận Đống Đã đã nhận được quyết định của UBND quận Đống Đa về việc cưỡng chế ngôi nhà số 132 vì lý do nguy hiểm cấp độ D. Kế hoạch đã được lập và buổi cưỡng chế sẽ được thực hiện vào ngày 18-7. Dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày. Cần nói thêm, đây là việc cưỡng chế vì công trình nguy hiểm” - ông Trần Anh Tuấn - Phó chánh Thanh tra xây dựng quận Đống Đa xác nhận.
Sự việc xảy ra rạng sáng 4-7, khi ngôi nhà số 132 của gia đình chị Trương Thị Kiều Xuân phát ra nhiều âm thanh lạ, rồi sụt lún. Theo gia đình chị Xuân, nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do đơn vị thi công dự án xây dựng đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng và cả Ban QLGPMB quận Đống Đa khi chưa thống nhất về giá đền bù thỏa đáng cho hộ gia đình này.
Ngay sau đó, thông tin cũng được thông báo đến cơ quan chức năng. 8h sáng cùng ngày, UBND phường Trung Liệt đã có mặt, lập biên bản ghi nhận hiện trạng. Để đảm bảo sự an toàn cho người và tài sản, sáng 6-7, đoạn đường qua ngôi nhà 132 phố Thái Thịnh đã được lực lượng chức năng căng dây, cắm biển thông báo nguy hiểm và cấm mọi người qua lại nơi đây, khiến cho việc lưu thông và kinh doanh của những nhà xung quanh bị ảnh hưởng rất lớn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc thi công công trình làm đường tuyến Cát Linh - La Thành - Yên Lãng (đoạn La Thành - Thái Hà - Láng) do nhà thầu là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Gia Long thực hiện. Đây là dự án được TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2002, giao cho Ban quản lý dự án Giao thông - Đô thị (Sở GTVT Hà Nội) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB), do Hội đồng GPMB áp dụng mức tiền bồi thường chưa được thống nhất với chủ hộ số 132 Thái Thịnh nên bị “ách” lại.
Chị Trương Thị Kiều Xuân bức xúc: “Ngay từ đầu, khi lập phương án đền bù cho gia đình tôi với mức giá 28 triệu đồng/m2, gia đình tôi đã khiếu nại lên phường, quận nhưng không được giải quyết. Cơ quan chức năng áp dụng đền bù giá đất tính theo đất mặt ngõ Thái Thịnh II, trong khi đó nhà tôi là mặt phố Thái Thịnh, mà giá đất tại thời điểm đó mọi người rao bán với giá rất cao”.
Để có thông tin hai chiều, sáng qua 17-7, phóng viên ANTĐ trở lại hiện trường tiếp tục ghi nhận, ngôi nhà số 132 Thái Thịnh vẫn “án binh bất động”, trong vòng kiểm soát với biển báo nguy hiểm, được căng dây khoanh vùng, cấm người qua lại. Đơn vị thi công công trình cũng tạm dừng hoạt động, thiết bị máy móc đã được chuyển ra khỏi vị trí thi công.
Ông Nguyễn Thao Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Liệt cho biết, “Sau khi được thông tin, sáng sớm (4-7), tôi và cán bộ phường đã có mặt tại hiện trường, chờ đến giờ hành chính mới lập biên bản. Do mới quản lý lĩnh vực này nên việc bồi thường đền bù GPMB tôi không nắm được”.
Còn theo nội dung UBND quận Đống Đa báo cáo UBND TP Hà Nội, khi thực hiện dự án này, ngôi nhà của gia đình chị Trương Thị Kiều Xuân nằm trong diện GPMB và phải thu hồi toàn bộ diện tích nhà đất, nhưng gia đình không hợp tác với Hội đồng GPMB quận và chủ đầu tư. Chị Xuân thường xuyên vắng mặt, không tiếp cận với tổ công tác trong quá trình điều tra, kiểm đếm nhà đất và tài sản; không nhận quyết định phê duyệt phương án, không nhận tiền đền bù, không nhận nhà tái định cư và không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án khi quận có Quyết định phê duyệt phương án.
Đến tháng 6-2012, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư quận mới nhận được đơn của chị Xuân kiến nghị trong đó có 3 nội dung là giá đền bù và tài sản phải sát với thị trường; Hoán đổi một lô đất có diện tích tương ứng với diện tích bị thu hồi; Đề nghị được hỗ trợ ngừng sản xuất.
Cũng trong sáng qua, ông Trần Việt Trung - Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin với phóng viên Báo ANTĐ, vào ngày 11-7, quận đã chỉ đạo các phòng chức năng, chủ đầu tư và UBND phường Trung Liệt tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với chị Xuân và gia đình để thông báo kết quả kiểm định và vận động gia đình tự giảm tải ngôi nhà để đảm bảo an toàn nhưng gia đình không thống nhất, đồng thời đòi hỏi phía chủ đầu tư phải đền bù thiệt hại cho gia đình số tiền 2 tỷ đồng ngoài số tiền đền bù GPMB.
Đến lúc này Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận mới trực tiếp giao được các quyết định về bồi thường, GPMB cho chị Xuân, trả lời các kiến nghị của chị Xuân và thông báo vận động gia đình bàn giao mặt bằng nhưng chị Xuân vẫn không chấp nhận. Ngày 16-7, quận đã ký Quyết định về việc cưỡng chế ngôi nhà số 132 với lý do, ngôi nhà này thuộc diện nguy hiểm cấp độ D, có nguy cơ sập đổ. Hiện quận đã giao cho Thanh tra Xây dựng phối hợp với cơ quan chức năng liên quan lên kế hoạch cưỡng chế.
“Hiện Thanh tra Xây dựng quận Đống Đã đã nhận được quyết định của UBND quận Đống Đa về việc cưỡng chế ngôi nhà số 132 vì lý do nguy hiểm cấp độ D. Kế hoạch đã được lập và buổi cưỡng chế sẽ được thực hiện vào ngày 18-7. Dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày. Cần nói thêm, đây là việc cưỡng chế vì công trình nguy hiểm” - ông Trần Anh Tuấn - Phó chánh Thanh tra xây dựng quận Đống Đa xác nhận.
Theo ANTĐ