Sau khi Hà Tây hợp nhất với Hà Nội, một loạt các dự án đã phải tạm dừng triển khai để chờ quy hoạch phân khu. Tuy nhiên, đến nay đã có quy hoạch phân khu nhưng các dự án vẫn không chịu triển khai gây rủi ro cho người mua nhà.
Tại huyện Mê Linh, sau khi đã có quy hoạch phân khu thì hiện mới chỉ có 2 dự án có chút động thái triển khai. Mặc dù mới chỉ giải phóng mặt bằng được 50% diện tích nhưng trước sức ép của người mua nhà đòi nhà, dự án vẫn phải tìm cách triển khai trước phần diện tích đã giải phóng mặt bằng.
Ông Phùng Minh Thơm, Phó Ban quản lý dự án khu đô thị AIC nói: "Công ty tôi sẽ cố gắng phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước có những tác động để giải quyết nốt các phần "xôi đỗ" và triển khai mở rộng thêm".
Dù sao dự án này còn may mắn so với phần lớn các dự án khác của Mê Linh vẫn trong tình trạng đắp chiếu. Nhiều dự án như Minh Đức, Minh Giang Đầm Và, Ba Đình… mặc dù đã thu rất nhiều tiền của khách hàng từ nhiều năm nay, nhưng đến giờ vẫn chưa có biểu hiện gì của việc tiếp tục triển khai .
Các dự án thu của khách hàng từ 90-100% tiền mua nhà, tuy nhiên những dự án hoành tráng một thời vẫn chưa làm được hạ tầng, thậm chí chưa nộp một đồng tiền đất vào ngân sách Nhà nước. Một câu hỏi đặt ra, liệu những người mua nhà tại các dự án này có bị các chủ đầu tư chiếm dụng vốn?
Đại diện huyện Mê Linh cũng thừa nhận có tình trạng trên. Tuy nhiên, tiền các dự án thu của người mua nhà dùng vào mục đích gì thì không ai biết được. Nhưng có một thực tế, cho tới nay, mặc dù quy hoạch phân khu đã công bố, quy hoạch đã ổn định thì không có lý do gì để không triển khai tiếp. Nhưng số dự án đã từng thu tiền của dân liên hệ với địa phương để triển khai tiếp vẫn còn quá hiếm hoi.
Ông Hà Huy Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh nói: "Chủ đầu tư không có tiềm lực hoặc họ chưa thiết tha và muốn đầu tư doanh nghiệp ở một địa điểm khác mà địa phương không thể nắm được".
Hiện Mê Linh đang có 30 dự án BĐS đang triển khai dang dở. Phần lớn đã huy động vốn của người mua từ lúc còn đang giải phóng mặt bằng. Lợi dụng lúc thị trường sốt nóng, nhiều dự án còn đưa ra chiêu bài bán giá thấp, thu tiền chênh ngoài gấp đôi giá ghi trong hợp đồng.
Theo giới BĐS, với cách bán này, các chủ đầu tư đã gần như thu hết lợi nhuận trong khi đó, tiền sử dụng đất chưa nộp, hạ tầng chưa làm. Điều này đang đẩy người mua nhà vào rủi ro bởi nếu các dự án trên dùng tiền của họ làm việc khác thì ngôi nhà tương lai của họ sẽ mãi chỉ là những bãi đất trống.
Ông Phùng Minh Thơm, Phó Ban quản lý dự án khu đô thị AIC nói: "Công ty tôi sẽ cố gắng phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước có những tác động để giải quyết nốt các phần "xôi đỗ" và triển khai mở rộng thêm".
Nhiều dự án thu của khách hàng từ 90-100% tiền mua nhà, tuy nhiên những dự án hoành tráng một thời vẫn chưa làm được hạ tầng.
Dù sao dự án này còn may mắn so với phần lớn các dự án khác của Mê Linh vẫn trong tình trạng đắp chiếu. Nhiều dự án như Minh Đức, Minh Giang Đầm Và, Ba Đình… mặc dù đã thu rất nhiều tiền của khách hàng từ nhiều năm nay, nhưng đến giờ vẫn chưa có biểu hiện gì của việc tiếp tục triển khai .
Các dự án thu của khách hàng từ 90-100% tiền mua nhà, tuy nhiên những dự án hoành tráng một thời vẫn chưa làm được hạ tầng, thậm chí chưa nộp một đồng tiền đất vào ngân sách Nhà nước. Một câu hỏi đặt ra, liệu những người mua nhà tại các dự án này có bị các chủ đầu tư chiếm dụng vốn?
Đại diện huyện Mê Linh cũng thừa nhận có tình trạng trên. Tuy nhiên, tiền các dự án thu của người mua nhà dùng vào mục đích gì thì không ai biết được. Nhưng có một thực tế, cho tới nay, mặc dù quy hoạch phân khu đã công bố, quy hoạch đã ổn định thì không có lý do gì để không triển khai tiếp. Nhưng số dự án đã từng thu tiền của dân liên hệ với địa phương để triển khai tiếp vẫn còn quá hiếm hoi.
Ông Hà Huy Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh nói: "Chủ đầu tư không có tiềm lực hoặc họ chưa thiết tha và muốn đầu tư doanh nghiệp ở một địa điểm khác mà địa phương không thể nắm được".
Hiện Mê Linh đang có 30 dự án BĐS đang triển khai dang dở. Phần lớn đã huy động vốn của người mua từ lúc còn đang giải phóng mặt bằng. Lợi dụng lúc thị trường sốt nóng, nhiều dự án còn đưa ra chiêu bài bán giá thấp, thu tiền chênh ngoài gấp đôi giá ghi trong hợp đồng.
Theo giới BĐS, với cách bán này, các chủ đầu tư đã gần như thu hết lợi nhuận trong khi đó, tiền sử dụng đất chưa nộp, hạ tầng chưa làm. Điều này đang đẩy người mua nhà vào rủi ro bởi nếu các dự án trên dùng tiền của họ làm việc khác thì ngôi nhà tương lai của họ sẽ mãi chỉ là những bãi đất trống.
Theo VTV