Có trong tay bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất, nhưng hiện ông Trương Thế Lâm (trú tại TP. Ninh Bình) vẫn không có đất ở, không ruộng vì chính quyền không xác định được thửa đất mà gia đình ông từng sở hữu ở vị trí nào trong bản đồ và sổ địa chính.
Theo trình bày của ông Trương Thế Lâm, ngày 2.7.1956, gia đình ông Trương Bá Nhung (bố đẻ ông Lâm) được Uỷ ban Hành chính tỉnh Ninh Bình cấp cho Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất số 521158, với diện tích 9 sào 4 thước tại xã Ninh Sơn, huyện Gia Khánh (nay là phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình).
Do chiến tranh, năm 1964, gia đình ông phải đi sơ tán, nhà cửa đổ nát hết do trúng bom Mỹ. Năm 1975, gia đình ông trở về thì chính quyền địa phương không cho nhận lại đất cũ vì khi đó nhà đất của bố, mẹ ông được quy hoạch nằm trong khu vực xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình.
Về sự việc này, ông Hà Duy Sách - nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã Ninh Sơn (cũ) kiêm Trưởng ban Quản lý giải phóng mặt bằng khu vực Đông Hồ, xác nhận: “Thời điểm những năm 1970 - 1971, gia đình ông Nhung đi sơ tán, đến khi đất nước thống nhất họ mới về. Tôi đề nghị với các cấp chính quyền nghiên cứu, giải quyết và trả lại đất thổ cư cho gia đình phù hợp với chính sách của Nhà nước”.
Ngày 30.11.2009, UBND tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 438/QĐ-CT trả lời đơn khiếu nại của ông Trương Thế Lâm, có nội dung: “Trong nội dung Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất không ghi số thửa, số tờ bản đồ, bản đồ lập năm nào. Đến nay, UBND phường Thanh Bình, UBND TP.Ninh Bình không có hồ sơ địa chính cùng thời điểm với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất cho ông Nhung. Do vậy không có căn cứ để xác định được vị trí đất tại thực địa”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đinh Văn Thứ - Phó Chủ tịch UBND TP. Ninh Bình cho biết:
“Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất của gia đình ông Nhung đã bị sửa chữa bằng bút khác mực ở 2 vị trí số giấy chứng nhận và số địa bạ. Theo đúng 2 số đã sửa này thì chính quyền địa phương không xác định được vị trí thửa đất đó trên bản đồ địa chính các thời kỳ. Hơn nữa, gia đình ông Nhung đã rời khỏi và mất liên lạc với địa phương hơn 40 năm”.
Ông Thứ cho biết thêm: “Nếu gia đình ông Lâm không có đất để sinh sống thì có thể làm đơn xin để được cấp một suất đất ở theo đúng chính sách của Nhà nước”.
Căn cứ vào các tài liệu liên quan đến vụ việc, luật sư Đặng Văn Dư (Văn phòng luật sư Đặng Dư và cộng sự) nhận định: "UBND TP.Ninh Bình và tỉnh chỉ căn cứ vào hồ sơ địa chính từ năm 1985 trở lại đây để khẳng định gia đình ông Lâm không được quyền sử dụng đất là chưa khách quan. Vì muốn biết gia đình ông Lâm có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên hay không phải xem xét hồ sơ địa chính các thời kỳ trước đó".
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Thế Lâm bức xúc: “Từ năm 1975, gia đình tôi nhiều lần lên gặp chính quyền xin lại đất nhưng không được, nên không thể nói là gia đình tôi mất liên lạc với địa phương và không sử dụng đất hơn 40 năm. Trong các buổi làm việc, chính quyền địa phương cũng đưa giải pháp tạo điều kiện cho chúng tôi mua đất ở mới nhưng gia đình tôi kinh tế khó khăn, lấy đâu ra tiền để đóng”.
Do chiến tranh, năm 1964, gia đình ông phải đi sơ tán, nhà cửa đổ nát hết do trúng bom Mỹ. Năm 1975, gia đình ông trở về thì chính quyền địa phương không cho nhận lại đất cũ vì khi đó nhà đất của bố, mẹ ông được quy hoạch nằm trong khu vực xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình.
Ông Trương Thế Lâm chỉ vị trí mảnh đất của gia đình trước đây.
Về sự việc này, ông Hà Duy Sách - nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã Ninh Sơn (cũ) kiêm Trưởng ban Quản lý giải phóng mặt bằng khu vực Đông Hồ, xác nhận: “Thời điểm những năm 1970 - 1971, gia đình ông Nhung đi sơ tán, đến khi đất nước thống nhất họ mới về. Tôi đề nghị với các cấp chính quyền nghiên cứu, giải quyết và trả lại đất thổ cư cho gia đình phù hợp với chính sách của Nhà nước”.
Ngày 30.11.2009, UBND tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 438/QĐ-CT trả lời đơn khiếu nại của ông Trương Thế Lâm, có nội dung: “Trong nội dung Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất không ghi số thửa, số tờ bản đồ, bản đồ lập năm nào. Đến nay, UBND phường Thanh Bình, UBND TP.Ninh Bình không có hồ sơ địa chính cùng thời điểm với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất cho ông Nhung. Do vậy không có căn cứ để xác định được vị trí đất tại thực địa”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đinh Văn Thứ - Phó Chủ tịch UBND TP. Ninh Bình cho biết:
“Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất của gia đình ông Nhung đã bị sửa chữa bằng bút khác mực ở 2 vị trí số giấy chứng nhận và số địa bạ. Theo đúng 2 số đã sửa này thì chính quyền địa phương không xác định được vị trí thửa đất đó trên bản đồ địa chính các thời kỳ. Hơn nữa, gia đình ông Nhung đã rời khỏi và mất liên lạc với địa phương hơn 40 năm”.
Ông Thứ cho biết thêm: “Nếu gia đình ông Lâm không có đất để sinh sống thì có thể làm đơn xin để được cấp một suất đất ở theo đúng chính sách của Nhà nước”.
Căn cứ vào các tài liệu liên quan đến vụ việc, luật sư Đặng Văn Dư (Văn phòng luật sư Đặng Dư và cộng sự) nhận định: "UBND TP.Ninh Bình và tỉnh chỉ căn cứ vào hồ sơ địa chính từ năm 1985 trở lại đây để khẳng định gia đình ông Lâm không được quyền sử dụng đất là chưa khách quan. Vì muốn biết gia đình ông Lâm có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên hay không phải xem xét hồ sơ địa chính các thời kỳ trước đó".
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Thế Lâm bức xúc: “Từ năm 1975, gia đình tôi nhiều lần lên gặp chính quyền xin lại đất nhưng không được, nên không thể nói là gia đình tôi mất liên lạc với địa phương và không sử dụng đất hơn 40 năm. Trong các buổi làm việc, chính quyền địa phương cũng đưa giải pháp tạo điều kiện cho chúng tôi mua đất ở mới nhưng gia đình tôi kinh tế khó khăn, lấy đâu ra tiền để đóng”.
Theo ông Đinh Văn Thứ, gia đình ông Lâm mất liên lạc với địa phương 40 năm, đến năm 2010 mới quay về và lập lán ở trên đất của Công ty TNHH MTV Vận tải và xếp dỡ đường thủy nội địa. |
Theo Dân Việt