Bất động sản phát triển nóng do đầu cơ quá mức. Đây là lời cảnh báo cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý.
Một lượng vốn rất lớn của xã hội bị “tồn đọng” ở đây và tình trạng này sẽ còn kéo dài, do đó, việc triển khai các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu thị trường bất động sản là rất cần thiết, để thị trường này phát triển lành mạnh, trở thành động lực cho nền kinh tế.
Cung-cầu lệch pha
Vài năm trở lại đây từng xảy ra những cơn sốt giá nhà, cũng như mức lợi nhuận cao trong kinh doanh bất động sản đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường dẫn đến các doanh nghiệp đã đổ xô vào đầu tư phát triển bất động sản.
Theo thống kê của các công ty tư vấn, trên địa bàn Hà Nội hiện tồn đọng 38.500 căn hộ và Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 18.000 căn hộ chất lượng trung bình, các tỉnh, thành khác chưa thống kê được. Theo dự báo của các công ty tư vấn thì cần 3 năm mới có thể hấp thụ hết số căn hộ đang tồn đọng tại Hà Nội. Như vậy, trong 2-3 năm tới, nếu doanh nghiệp tiếp tục xây mới thì thị trường căn hộ càng ế ẩm thêm.
Bên cạnh đó, hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện, nguồn vốn chủ yếu từ ngân hàng và huy động của người dân, chưa có nguồn tín dụng trung và dài hạn. Vì vậy, khi nguồn tín dụng ngân hàng bị hạn chế, nhất là khi lãi suất tăng cao, đã dẫn đến khó khăn cho thị trường.
Quá trình cơ cấu lại thị trường bất động sản góp phần quan trọng trong việc sử dụng một loại tài sản đặc biệt của quốc gia, có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tăng nguồn thu cho ngân sách, đồng thời đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, xây dựng, chỉnh trang đô thị văn minh, hiện đại
Do đó, tìm giải pháp tăng thanh khoản cho các sản phẩm bất động sản, trong đó thị trường căn hộ cần được ưu tiên, là điều nhiều người nghĩ đến lúc này.
Tìm giải pháp tăng thanh khoản
Để làm được điều này, trước hết, thủ tục hành chính liên quan giao dịch nhà đất cần được cải tiến mạnh mẽ nhằm tạo thuận lợi và yên tâm cho người mua. Hợp đồng mua bán nhà phải bảo đảm đầy đủ tính pháp lý, chất lượng công trình, dịch vụ đi kèm phải đồng bộ.
Trong đó, các yêu cầu về tính công khai, minh bạch phải được tăng lên. Bắt đầu từ những trình tự về thủ tục đất đai, thỏa thuận quy hoạch, phê duyệt dự án, cơ hội cho các nhà đầu tư tiếp cận các dự án phát triển nhà ở và khu đô thị mới... đến tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng, minh bạch và lành mạnh hóa các giao dịch trên thị trường bất động sản thông qua sàn giao dịch theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, hoàn thiện chính sách tín dụng dành cho thị trường bất động sản...
Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, từ nay đến năm 2015, thành phố cần khoảng 30.000 căn hộ để đáp ứng nhu cầu tái định cư giải phóng mặt bằng các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có ý tưởng mua những căn hộ diện tích và chất lượng trung bình của doanh nghiệp đang tồn đọng để phục vụ kế hoạch tái định cư.
Còn tại Hà Nội, UBND thành phố đã có văn bản yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng đề xuất giao chủ đầu tư dự án nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách, nguồn lực xã hội hóa, mua nhà tái định cư, giải quyết vướng mắc nguồn vốn hoàn thành dự án đang dang dở; đề xuất thay chủ đầu tư chậm tiến độ, trình UBND thành phố trong tháng 3. UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện đẩy nhanh thủ tục hành chính, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án.
Mới đây, Bộ Xây dựng cũng có chủ trương mua căn hộ chung cư để làm nhà ở công vụ. Số lượng mua của Bộ Xây dựng tuy không nhiều nhưng sẽ góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường căn hộ.
Nếu các ngành và địa phương cùng có hướng giải quyết tích cực như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bộ Xây dựng thì thị trường nhà ở sẽ sớm được thúc đẩy. Khi đó, nguồn vốn trong dân cũng sẽ được kích hoạt hơn, từ đó thị trường bất động sản sẽ khởi sắc.
Cung-cầu lệch pha
Vài năm trở lại đây từng xảy ra những cơn sốt giá nhà, cũng như mức lợi nhuận cao trong kinh doanh bất động sản đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường dẫn đến các doanh nghiệp đã đổ xô vào đầu tư phát triển bất động sản.
Cần tìm giải pháp tăng thanh khoản cho các sản phẩm bất động sản, trong đó thị trường căn hộ cần được ưu tiên
Theo thống kê của các công ty tư vấn, trên địa bàn Hà Nội hiện tồn đọng 38.500 căn hộ và Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 18.000 căn hộ chất lượng trung bình, các tỉnh, thành khác chưa thống kê được. Theo dự báo của các công ty tư vấn thì cần 3 năm mới có thể hấp thụ hết số căn hộ đang tồn đọng tại Hà Nội. Như vậy, trong 2-3 năm tới, nếu doanh nghiệp tiếp tục xây mới thì thị trường căn hộ càng ế ẩm thêm.
Bên cạnh đó, hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện, nguồn vốn chủ yếu từ ngân hàng và huy động của người dân, chưa có nguồn tín dụng trung và dài hạn. Vì vậy, khi nguồn tín dụng ngân hàng bị hạn chế, nhất là khi lãi suất tăng cao, đã dẫn đến khó khăn cho thị trường.
Quá trình cơ cấu lại thị trường bất động sản góp phần quan trọng trong việc sử dụng một loại tài sản đặc biệt của quốc gia, có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tăng nguồn thu cho ngân sách, đồng thời đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, xây dựng, chỉnh trang đô thị văn minh, hiện đại
Do đó, tìm giải pháp tăng thanh khoản cho các sản phẩm bất động sản, trong đó thị trường căn hộ cần được ưu tiên, là điều nhiều người nghĩ đến lúc này.
Tìm giải pháp tăng thanh khoản
Để làm được điều này, trước hết, thủ tục hành chính liên quan giao dịch nhà đất cần được cải tiến mạnh mẽ nhằm tạo thuận lợi và yên tâm cho người mua. Hợp đồng mua bán nhà phải bảo đảm đầy đủ tính pháp lý, chất lượng công trình, dịch vụ đi kèm phải đồng bộ.
Nguồn vốn trong dân cũng sẽ được kích hoạt hơn, từ đó thị trường bất động sản sẽ khởi sắc.
Trong đó, các yêu cầu về tính công khai, minh bạch phải được tăng lên. Bắt đầu từ những trình tự về thủ tục đất đai, thỏa thuận quy hoạch, phê duyệt dự án, cơ hội cho các nhà đầu tư tiếp cận các dự án phát triển nhà ở và khu đô thị mới... đến tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng, minh bạch và lành mạnh hóa các giao dịch trên thị trường bất động sản thông qua sàn giao dịch theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, hoàn thiện chính sách tín dụng dành cho thị trường bất động sản...
Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, từ nay đến năm 2015, thành phố cần khoảng 30.000 căn hộ để đáp ứng nhu cầu tái định cư giải phóng mặt bằng các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có ý tưởng mua những căn hộ diện tích và chất lượng trung bình của doanh nghiệp đang tồn đọng để phục vụ kế hoạch tái định cư.
Còn tại Hà Nội, UBND thành phố đã có văn bản yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng đề xuất giao chủ đầu tư dự án nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách, nguồn lực xã hội hóa, mua nhà tái định cư, giải quyết vướng mắc nguồn vốn hoàn thành dự án đang dang dở; đề xuất thay chủ đầu tư chậm tiến độ, trình UBND thành phố trong tháng 3. UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện đẩy nhanh thủ tục hành chính, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án.
Mới đây, Bộ Xây dựng cũng có chủ trương mua căn hộ chung cư để làm nhà ở công vụ. Số lượng mua của Bộ Xây dựng tuy không nhiều nhưng sẽ góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường căn hộ.
Nếu các ngành và địa phương cùng có hướng giải quyết tích cực như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bộ Xây dựng thì thị trường nhà ở sẽ sớm được thúc đẩy. Khi đó, nguồn vốn trong dân cũng sẽ được kích hoạt hơn, từ đó thị trường bất động sản sẽ khởi sắc.
Theo Chính phủ