GS. TSKH Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường đã có cuộc trao đổi với pv xung quanh vấn đề thu hồi đất của các dự án vi phạm luật đất đai.
GS. TSKH Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường
Mới đây Sở Tài nguyên môi trường đã trình báo cáo UBND TP Hà Nội về việc thu hồi 11 dự án vi phạm luật đất đai chậm triển khai 12 tháng theo quy định của Luật Đất đai và 24 tháng theo kế hoạch được phê duyệt; không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đất sử dụng sai mục đích... Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
Trường hợp có đất rồi nhưng không sử dụng ngay. Mặc dù pháp luật có quy định nếu dự án sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi, sau 24 tháng sử dụng đất không đúng tiến độ sẽ thu hồi trừ trường hợp mà được gia hạn.
Đó là quy định gốc ngay từ luật đất đai, đến nghị định 84 còn quy định thêm trao quyền gia hạn thêm cho UBND cấp tỉnh đối với các dự án. Nhưng sợ rằng các tỉnh vận dụng không tốt dẫn đến lạm quyền nên quy định chỉ được gia hạn tình trạng này xảy ra mang tính bất khả kháng của doanh nghiệp như khủng hoảng tài chính, thiên tai…do mang tính khách quan.
Như vậy, về mặt xây dựng pháp luật chúng ta đã chính xác hóa dần những khái niệm để làm sao cho pháp luật chặt hơn. Nhưng trên thực tế, tình trạng có đất mà không đưa vào sử dụng đang tồn tại ở khắp nơi.
Tình trạng này không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã xuất hiện từ lâu nhưng chúng ta chưa xử lý một cách triệt để hoặc chưa có cách xử lý tốt những trường hợp này. Chính vì vậy, sau khi kiểm tra nhiều lần, cũng đã thu hồi nơi này nơi khác nhưng vẫn tồn tồi tại.
Dường như quy định vẫn chưa phù hợp, vẫn còn thiếu sức sống nên đất vẫn cứ bị bỏ hoang. Quyết tâm lắm thì cơ quan có thẩm quyền mới có quyết định thu hồi.
Nhưng thời gian gần đây, Hà Nội đã đôn đốc mạnh việc thu hồi đất bỏ hoang.
Như vậy, việc thu hồi theo quy hoạch đối với những dự án bỏ hoang không phải là mới nhưng tại sao đến nay vẫn chưa thực hiện được nhiều?
Thứ nhất, quy định của pháp luật không đủ tính mền dẻo để có hiệu quả trong cuộc sống thực tế. Chúng ta nói rằng một dự án đầu tư sau 12 tháng không đưa vào sử dụng sẽ bị nhà nước thu hồi trừ trường hợp được UBND cấp tỉnh gia hạn. Nhưng trong trường hợp nhà đầu tư đã đầu tư được một chút rồi thì theo pháp luật nhà nước phải trả lại số vốn mà nhà đầu tư đã đầu tư trước đó.
Vậy làm thế nào để chính quyền trả lại? Tiền đâu ra để trả cho doanh nghiệp số tiền họ đã nộp trước đó? Ai là người định giá, xác định mức đầu tư? Một chút đó là bao nhiêu? Hiện nay, vẫn là tìm nhà đầu tư mới chấp nhận trả lại theo quy định đối với nhà đầu trước đó lúc này dự án mới có khả năng tiếp tục được thực hiện.
Như trong năm 2006, khi kiểm tra tình trạng quy hoạch treo, dự án treo các tỉnh cũng thu hồi rất nhiều nhưng rồi thu hồi xong lại lúng túng trong việc xử lý tài sản ấy. Điều đó cho thấy pháp luật có vẻ quy định rất chặt chẽ nhưng lại thiếu tính mềm dẻo để được cuộc sống thực tế chấp nhận. Đây cũng là khó khăn không phải nói thu là thu ngay được.
Tình trạng thứ hai, để thực hiện đúng pháp luật thì chính quyền địa phương phải quyết định thu hồi. Nhưng liệu có trường hợp chính quyền địa phương không muốn thực hiện quy định đó hay không? Sự thực ở đây là có. Nhiều người phản ánh rằng mối quan hệ giữa chính quyền với nhà đầu tư rất chặt chẽ, có sự bôi trơi như mạch nối ngầm không ngoại trừ việc xuất hiện cả sự tham nhũng nên chính quyền địa phương cũng khó trong việc thực hiện thu hồi trong khi nhà đầu tư vẫn mong muốn được gia hạn.
Đó là 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng để đất dự án bị hoang hóa có yếu tố từ pháp luật và cũng có yếu tố từ người thực thi pháp luật.
Khi các dự án bị thu hồi, dư luận cũng quan tâm đến việc “tái sử dụng” đất hoang ấy như thế nào? Nhiều ý kiến cho rằng, trong quy hoạch Hà Nội luôn nói chuyện thiếu quy đất cho các công trình công cộng như bệnh viện, bãi đỗ xe, trường học... Vậy quỹ đất thu hồi tại những dự án trên có nên sử dụng cho các công trình công cộng, thưa ông?
Tôi cho rằng, việc tiếp tục sử dụng không khó chỉ khó ở tài sản đã đầu tư, tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp đã nộp.
Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề tài sản đã được đầu tư thì câu chuyện tiếp tục được sử dụng không có gì khó cả. Đã thu hồi tức là đã thuộc quyền quản lý của nhà nước nhà nước có thể tổ chức đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư mới giao đất.
Vấn đề sử dụng vào cái gì không phải là vấn đề mà nói nên sử dụng vào cái gì cũng không đúng phải sử dụng theo quy hoạch.
Đó là một điều dứt khoát, công tư gì cũng phải sử dụng theo quy hoạch. Chỉ là giải quyết mối quan hệ tài chính với chủ đầu tư cũ người sử dụng đã được giao đất mà hiện nay nhà nước quyết định thu hồi. Đó mới thực sự là vấn đề khó khăn.
Xin cảm ơn ông!
Trường hợp có đất rồi nhưng không sử dụng ngay. Mặc dù pháp luật có quy định nếu dự án sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi, sau 24 tháng sử dụng đất không đúng tiến độ sẽ thu hồi trừ trường hợp mà được gia hạn.
Đó là quy định gốc ngay từ luật đất đai, đến nghị định 84 còn quy định thêm trao quyền gia hạn thêm cho UBND cấp tỉnh đối với các dự án. Nhưng sợ rằng các tỉnh vận dụng không tốt dẫn đến lạm quyền nên quy định chỉ được gia hạn tình trạng này xảy ra mang tính bất khả kháng của doanh nghiệp như khủng hoảng tài chính, thiên tai…do mang tính khách quan.
Như vậy, về mặt xây dựng pháp luật chúng ta đã chính xác hóa dần những khái niệm để làm sao cho pháp luật chặt hơn. Nhưng trên thực tế, tình trạng có đất mà không đưa vào sử dụng đang tồn tại ở khắp nơi.
Tình trạng này không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã xuất hiện từ lâu nhưng chúng ta chưa xử lý một cách triệt để hoặc chưa có cách xử lý tốt những trường hợp này. Chính vì vậy, sau khi kiểm tra nhiều lần, cũng đã thu hồi nơi này nơi khác nhưng vẫn tồn tồi tại.
Dường như quy định vẫn chưa phù hợp, vẫn còn thiếu sức sống nên đất vẫn cứ bị bỏ hoang. Quyết tâm lắm thì cơ quan có thẩm quyền mới có quyết định thu hồi.
Nhưng thời gian gần đây, Hà Nội đã đôn đốc mạnh việc thu hồi đất bỏ hoang.
Như vậy, việc thu hồi theo quy hoạch đối với những dự án bỏ hoang không phải là mới nhưng tại sao đến nay vẫn chưa thực hiện được nhiều?
Thứ nhất, quy định của pháp luật không đủ tính mền dẻo để có hiệu quả trong cuộc sống thực tế. Chúng ta nói rằng một dự án đầu tư sau 12 tháng không đưa vào sử dụng sẽ bị nhà nước thu hồi trừ trường hợp được UBND cấp tỉnh gia hạn. Nhưng trong trường hợp nhà đầu tư đã đầu tư được một chút rồi thì theo pháp luật nhà nước phải trả lại số vốn mà nhà đầu tư đã đầu tư trước đó.
Vậy làm thế nào để chính quyền trả lại? Tiền đâu ra để trả cho doanh nghiệp số tiền họ đã nộp trước đó? Ai là người định giá, xác định mức đầu tư? Một chút đó là bao nhiêu? Hiện nay, vẫn là tìm nhà đầu tư mới chấp nhận trả lại theo quy định đối với nhà đầu trước đó lúc này dự án mới có khả năng tiếp tục được thực hiện.
Như trong năm 2006, khi kiểm tra tình trạng quy hoạch treo, dự án treo các tỉnh cũng thu hồi rất nhiều nhưng rồi thu hồi xong lại lúng túng trong việc xử lý tài sản ấy. Điều đó cho thấy pháp luật có vẻ quy định rất chặt chẽ nhưng lại thiếu tính mềm dẻo để được cuộc sống thực tế chấp nhận. Đây cũng là khó khăn không phải nói thu là thu ngay được.
Tình trạng thứ hai, để thực hiện đúng pháp luật thì chính quyền địa phương phải quyết định thu hồi. Nhưng liệu có trường hợp chính quyền địa phương không muốn thực hiện quy định đó hay không? Sự thực ở đây là có. Nhiều người phản ánh rằng mối quan hệ giữa chính quyền với nhà đầu tư rất chặt chẽ, có sự bôi trơi như mạch nối ngầm không ngoại trừ việc xuất hiện cả sự tham nhũng nên chính quyền địa phương cũng khó trong việc thực hiện thu hồi trong khi nhà đầu tư vẫn mong muốn được gia hạn.
Đó là 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng để đất dự án bị hoang hóa có yếu tố từ pháp luật và cũng có yếu tố từ người thực thi pháp luật.
"Công tư gì đất bị thu hồi cũng phải sử dụng theo quy hoạch"
Khi các dự án bị thu hồi, dư luận cũng quan tâm đến việc “tái sử dụng” đất hoang ấy như thế nào? Nhiều ý kiến cho rằng, trong quy hoạch Hà Nội luôn nói chuyện thiếu quy đất cho các công trình công cộng như bệnh viện, bãi đỗ xe, trường học... Vậy quỹ đất thu hồi tại những dự án trên có nên sử dụng cho các công trình công cộng, thưa ông?
Tôi cho rằng, việc tiếp tục sử dụng không khó chỉ khó ở tài sản đã đầu tư, tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp đã nộp.
Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề tài sản đã được đầu tư thì câu chuyện tiếp tục được sử dụng không có gì khó cả. Đã thu hồi tức là đã thuộc quyền quản lý của nhà nước nhà nước có thể tổ chức đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư mới giao đất.
Vấn đề sử dụng vào cái gì không phải là vấn đề mà nói nên sử dụng vào cái gì cũng không đúng phải sử dụng theo quy hoạch.
Đó là một điều dứt khoát, công tư gì cũng phải sử dụng theo quy hoạch. Chỉ là giải quyết mối quan hệ tài chính với chủ đầu tư cũ người sử dụng đã được giao đất mà hiện nay nhà nước quyết định thu hồi. Đó mới thực sự là vấn đề khó khăn.
Xin cảm ơn ông!
Theo Vland