Ông Nguyễn Hải Năm, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) cho biết: “Theo số liệu điều tra gần đây, trung bình mỗi người dân của xã Ngư Lộc có 22m2 đất.
Toàn xã chỉ có 93,59ha đất tự nhiên nhưng có tới 3.200 hộ dân (16.507 nhân khẩu). Với mật độ dân số cao, bài toán về nơi ở, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân đang là bài toán làm đau đầu chính quyền địa phương”.
Trẻ lo nhà, già lo nghĩa địa
Chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Mão (42 tuổi), ở thôn Thắng Lộc, thăm ngôi nhà được cho là nhỏ nhất ở xã Ngư Lộc, chỉ rộng có 6m2. Ngôi nhà hai tầng cũ kĩ này là nơi cư trú của ba người, gồm mẹ con chị Mão và người chị gái. Do quá chật chội nên mỗi tầng chị Mão chỉ kê được một chiếc giường đơn để ngủ, hai mẹ con chị ở trên gác, còn bà Nu - chị gái ngủ bên dưới. Do quá chật chội, ngôi nhà của họ không thể xây nhà vệ sinh, người lớn trẻ nhỏ khi có nhu cầu đều phải… ra biển!?
Những ngôi nhà chật hẹp khoảng 10-20m2 nhưng có 3-4 nhân khẩu ở Ngư Lộc là chuyện rất bình thường. Không phải ai cũng may mắn như gia đình anh chị Phạm Văn Táo, Tô Thị Mật (thôn Thắng Lộc) có ngôi nhà hai gian rộng 40m2 do cha ông để lại. Nhưng ngôi nhà này cũng có tới… 11 người thuộc ba thế hệ cùng sinh sống.
Anh Táo cười ngượng: “Tôi có tới 7 đứa con. Buổi tối, chỉ hai đứa nhỏ ngủ với chúng tôi, còn mẹ tôi, em gái và 5 đứa con khác ngủ ở phòng khách. Các cháu đều đang tuổi ăn học, nhưng bố trí được một góc mà kê cho chúng chiếc bàn học cũng khó, nên chúng cứ lấy bàn di động ngồi học, xong lại gập lại làm giường ngủ luôn. Chúng tôi muốn xin tách hộ, nhưng quỹ đất của xã cũng chẳng còn, nên các hộ gia đình đông đúc như chúng tôi nhiều lắm”.
Mẹ anh Táo, cụ Nguyễn Thị Né (86 tuổi) thì lo lắng hơn: “Tôi sắp đến lúc về với tổ tiên, mà chẳng biết có đất chôn hay không. Người già ở xã tôi khi chết thường phải sang các xã khác mua đất nghĩa địa để chôn nhờ, vì xã không còn đất làm nghĩa địa nữa”.
Ông Nguyễn Hải Năm, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết thêm: “Hiện nay, giá đất ở Ngư Lộc có nơi lên đến 20 triệu đồng/m2, dù nơi ngõ hẻm chật chội cũng có giá 1 triệu đồng/m2, nhưng không còn đất mà mua. Mỗi năm, có hơn 20 hộ dân Ngư Lộc tách hộ phải mua đất các xã lân cận để xây nhà ở. Toàn xã có 7 thôn, nhưng mỗi thôn chỉ có chừng hơn 100m2 để làm nhà văn hóa, không có khu vui chơi, giải trí chung cho bà con. Đến như sân trường cho học sinh tập thể dục, hai ngôi trường cũng phải dùng chung. Nhà cửa siêu mỏng, siêu méo, đường xóm ngóc ngách không khác gì ở phố cổ Hà Nội, nhiều chỗ hai xe đạp ngược chiều cũng khó tránh nhau”.
Phổ biến ở Ngư Lộc là các ngõ xóm chật chội.
Những hệ lụy từ đất chật người đông
Theo những ngư dân gắn bó trọn đời với ngư Lộc, trước đây, đất đai của xã không chật chội quá mức như bây giờ. Nhưng do biển xâm thực đã “nuốt” một diện tích lớn đất của xã, cộng thêm tốc độ gia tăng dân số trung bình hằng năm 1,1%, nên đất ở tại Ngư Lộc từ đó cũng hẹp dần. Năm 2005, xã Ngư Lộc hoàn thành xây dựng tuyến đê biển vững chắc thì tình trạng xâm thực mới chấm dứt.
Theo ông Nguyễn Hải Năm, hiện nay Ngư Lộc không có đất nông nghiệp, 65% người dân sống phụ thuộc hoàn toàn vào nghề đi biển và các dịch vụ xung quanh nghề cá. Toàn xã có tới 315 tàu thuyền trông chờ vào thời tiết thuận hòa để ra khơi đánh bắt hải sản lo cơm áo cho bộ phận người dân còn lại trên bờ. Nghề cá cũng khiến mỗi ngày cư dân Ngư Lộc thải ra tới 5 tấn chất thải rắn (chủ yếu là túi nilon và bao bì), từ các hộ gia đình tới khu chế biến, thương mại dịch vụ…
Không có quỹ đất để xử lí rác thải tập trung, nên số rác này gây ô nhiễm nặng trong làng xóm, gây mùi hôi thối nồng nặc. Một số khác được ngư dân thả xuống biển, gây ảnh hưởng cho vùng biển và sự sinh sống của các loài thủy sinh. Gần đây, sản lượng khai thác và đánh bắt thủy sản gần bờ của địa phương cũng đang giảm sút đáng kể. Các hộ dân nuôi ngao ở các bãi triều của các xã, huyện lân cận cũng chịu sự tác động mạnh từ sự ô nhiễm này.
Bên cạnh đó, do chật chội, cư dân đông đúc, nên chất thải sinh hoạt của người dân cũng gây ô nhiễm nặng. Hệ thống cống rãnh luôn ứ đọng nước mưa, nước biển không có lối thoát, là môi trường cho rất nhiều côn trùng gây bệnh phát triển. Theo thống kê của Trạm Y tế xã, mỗi năm ở Ngư Lộc có hàng ngàn lượt trẻ em bị mắc các bệnh đường ruột, ngoài da và mắt. Nước sạch sinh hoạt của người dân địa phương cũng thiếu trầm trọng, đặc biệt là vào những tháng mùa khô...
Ông Nguyễn Hải Năm cho biết: “Giải pháp cho tình trạng thiếu đất sinh hoạt, sản xuất ở Ngư Lộc chỉ có thể giải quyết ở tầm vĩ mô, do các cấp lãnh đạo ở huyện, tỉnh, thậm chí là trung ương quyết định. Chúng tôi cũng đã có đề xuất về quy hoạch, bàn giao một phần quỹ đất của các xã lân cận cho Ngư Lộc làm đất ở hoặc giãn dân, đưa dân đến vùng kinh tế mới. Nếu bám trụ tại chỗ, thì cần đầu tư xây dựng các khu nhà xã hội, hoặc quai đê lấn biển để tạo quỹ đất. Bao năm rồi cái khó bó cái khôn, chúng tôi vẫn đang loay hoay tìm hướng đi”...
Trẻ lo nhà, già lo nghĩa địa
Chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Mão (42 tuổi), ở thôn Thắng Lộc, thăm ngôi nhà được cho là nhỏ nhất ở xã Ngư Lộc, chỉ rộng có 6m2. Ngôi nhà hai tầng cũ kĩ này là nơi cư trú của ba người, gồm mẹ con chị Mão và người chị gái. Do quá chật chội nên mỗi tầng chị Mão chỉ kê được một chiếc giường đơn để ngủ, hai mẹ con chị ở trên gác, còn bà Nu - chị gái ngủ bên dưới. Do quá chật chội, ngôi nhà của họ không thể xây nhà vệ sinh, người lớn trẻ nhỏ khi có nhu cầu đều phải… ra biển!?
Những ngôi nhà chật hẹp khoảng 10-20m2 nhưng có 3-4 nhân khẩu ở Ngư Lộc là chuyện rất bình thường. Không phải ai cũng may mắn như gia đình anh chị Phạm Văn Táo, Tô Thị Mật (thôn Thắng Lộc) có ngôi nhà hai gian rộng 40m2 do cha ông để lại. Nhưng ngôi nhà này cũng có tới… 11 người thuộc ba thế hệ cùng sinh sống.
Anh Táo cười ngượng: “Tôi có tới 7 đứa con. Buổi tối, chỉ hai đứa nhỏ ngủ với chúng tôi, còn mẹ tôi, em gái và 5 đứa con khác ngủ ở phòng khách. Các cháu đều đang tuổi ăn học, nhưng bố trí được một góc mà kê cho chúng chiếc bàn học cũng khó, nên chúng cứ lấy bàn di động ngồi học, xong lại gập lại làm giường ngủ luôn. Chúng tôi muốn xin tách hộ, nhưng quỹ đất của xã cũng chẳng còn, nên các hộ gia đình đông đúc như chúng tôi nhiều lắm”.
Mẹ anh Táo, cụ Nguyễn Thị Né (86 tuổi) thì lo lắng hơn: “Tôi sắp đến lúc về với tổ tiên, mà chẳng biết có đất chôn hay không. Người già ở xã tôi khi chết thường phải sang các xã khác mua đất nghĩa địa để chôn nhờ, vì xã không còn đất làm nghĩa địa nữa”.
Ông Nguyễn Hải Năm, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết thêm: “Hiện nay, giá đất ở Ngư Lộc có nơi lên đến 20 triệu đồng/m2, dù nơi ngõ hẻm chật chội cũng có giá 1 triệu đồng/m2, nhưng không còn đất mà mua. Mỗi năm, có hơn 20 hộ dân Ngư Lộc tách hộ phải mua đất các xã lân cận để xây nhà ở. Toàn xã có 7 thôn, nhưng mỗi thôn chỉ có chừng hơn 100m2 để làm nhà văn hóa, không có khu vui chơi, giải trí chung cho bà con. Đến như sân trường cho học sinh tập thể dục, hai ngôi trường cũng phải dùng chung. Nhà cửa siêu mỏng, siêu méo, đường xóm ngóc ngách không khác gì ở phố cổ Hà Nội, nhiều chỗ hai xe đạp ngược chiều cũng khó tránh nhau”.
Phổ biến ở Ngư Lộc là các ngõ xóm chật chội.
Những hệ lụy từ đất chật người đông
Theo những ngư dân gắn bó trọn đời với ngư Lộc, trước đây, đất đai của xã không chật chội quá mức như bây giờ. Nhưng do biển xâm thực đã “nuốt” một diện tích lớn đất của xã, cộng thêm tốc độ gia tăng dân số trung bình hằng năm 1,1%, nên đất ở tại Ngư Lộc từ đó cũng hẹp dần. Năm 2005, xã Ngư Lộc hoàn thành xây dựng tuyến đê biển vững chắc thì tình trạng xâm thực mới chấm dứt.
Theo ông Nguyễn Hải Năm, hiện nay Ngư Lộc không có đất nông nghiệp, 65% người dân sống phụ thuộc hoàn toàn vào nghề đi biển và các dịch vụ xung quanh nghề cá. Toàn xã có tới 315 tàu thuyền trông chờ vào thời tiết thuận hòa để ra khơi đánh bắt hải sản lo cơm áo cho bộ phận người dân còn lại trên bờ. Nghề cá cũng khiến mỗi ngày cư dân Ngư Lộc thải ra tới 5 tấn chất thải rắn (chủ yếu là túi nilon và bao bì), từ các hộ gia đình tới khu chế biến, thương mại dịch vụ…
Không có quỹ đất để xử lí rác thải tập trung, nên số rác này gây ô nhiễm nặng trong làng xóm, gây mùi hôi thối nồng nặc. Một số khác được ngư dân thả xuống biển, gây ảnh hưởng cho vùng biển và sự sinh sống của các loài thủy sinh. Gần đây, sản lượng khai thác và đánh bắt thủy sản gần bờ của địa phương cũng đang giảm sút đáng kể. Các hộ dân nuôi ngao ở các bãi triều của các xã, huyện lân cận cũng chịu sự tác động mạnh từ sự ô nhiễm này.
Bên cạnh đó, do chật chội, cư dân đông đúc, nên chất thải sinh hoạt của người dân cũng gây ô nhiễm nặng. Hệ thống cống rãnh luôn ứ đọng nước mưa, nước biển không có lối thoát, là môi trường cho rất nhiều côn trùng gây bệnh phát triển. Theo thống kê của Trạm Y tế xã, mỗi năm ở Ngư Lộc có hàng ngàn lượt trẻ em bị mắc các bệnh đường ruột, ngoài da và mắt. Nước sạch sinh hoạt của người dân địa phương cũng thiếu trầm trọng, đặc biệt là vào những tháng mùa khô...
Ông Nguyễn Hải Năm cho biết: “Giải pháp cho tình trạng thiếu đất sinh hoạt, sản xuất ở Ngư Lộc chỉ có thể giải quyết ở tầm vĩ mô, do các cấp lãnh đạo ở huyện, tỉnh, thậm chí là trung ương quyết định. Chúng tôi cũng đã có đề xuất về quy hoạch, bàn giao một phần quỹ đất của các xã lân cận cho Ngư Lộc làm đất ở hoặc giãn dân, đưa dân đến vùng kinh tế mới. Nếu bám trụ tại chỗ, thì cần đầu tư xây dựng các khu nhà xã hội, hoặc quai đê lấn biển để tạo quỹ đất. Bao năm rồi cái khó bó cái khôn, chúng tôi vẫn đang loay hoay tìm hướng đi”...
Theo CAND