Năm 2007 là thời điểm nở rộ của các dự án bất động sản du lịch Đà Nẵng. Song chỉ một thời gian ngắn sau đó, khi thị trường bất động sản ở Hà Nội và Tp.HCM hạ nhiệt, bất động sản miền Trung, trong đó có Đà Nẵng, cũng nhanh chóng bị đóng băng.
Các khu nghỉ dưỡng biển bị phản ảnh lấn chiếm hết bãi biển Đà Nẵng, thu hẹp các bãi tắm của người dân
Cách đây không lâu, tại buổi họp báo giới thiệu một dự án bất động sản ven biển quy mô lớn nằm ngay ranh giới giữa Quảng Nam và Đà Nẵng, người viết bài này đã thử đặt câu hỏi với nhân viên phiên dịch cho nhà đầu tư dự án rằng “Là người Hà Nội, cô có sẵn lòng vào Đà Nẵng để sống hay không? Và nếu sống ở đây, cô có sẵn sàng mua căn hộ ở dự án này không?”. Cô nhân viên phiên dịch lúng túng và trả lời “Không” (cô xin phép không dịch lời đối thoại với người viết bài cho đại diện nhà đầu tư và nhà môi giới bán hàng là Savills Việt Nam).
Lựa chọn nói “không” của nữ phiên dịch nói trên chính là điều nhiều ông chủ dự án bất động sản ven biển Đà Nẵng đã bỏ qua khi triển khai dự án, chỉ vì quá chủ quan và tự tin vào triển vọng của thị trường này.
Thời điểm nở rộ các dự án bất động sản du lịch Đà Nẵng là năm 2007. Khi ấy, bờ biển miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng được tô vẽ rất ấn tượng, với những bãi cát hoang sơ, cảnh biển cả quyến rũ lòng người. Hà Nội, Tp.HCM không có được những điều đó, nên đã khiến một số chủ đầu tư tại các thành phố lớn này mơ tìm thấy một khung trời mới tại Đà Nẵng. Lúc đó, Hà Nội và Tp.HCM đều đang trong giai đoạn sốt đất, khiến cho các nhà đầu tư nghĩ rằng Đà Nẵng cũng sẽ như vậy. Kết quả là họ đã ồ ạt rót vốn vào, với tinh thần “cắm sổ lấy đất, mọi thứ tính sau”.
Kết quả của sự chủ quan, tìm kiếm cơ hội đó là nhiều dự án bất động sản đã nhanh chóng được triển khai. Song chỉ một thời gian ngắn sau đó, khi thị trường bất động sản ở Hà Nội và Tp.HCM hạ nhiệt, bất động sản miền Trung, trong đó có Đà Nẵng, cũng nhanh chóng bị đóng băng.
Một lý do khác cho sự sớm nở tối tàn của các dự án ở Đà Nẵng là việc đầu tư theo phong trào đã không đi cùng với việc khảo sát, kiểm tra kỹ lưỡng các vị trí dự án. Một điều ít nhà đầu tư nào để ý là khu vực này chỉ có 3 tháng nắng trong khi có đến 6 tháng mưa bão. Các bãi biển mùa đông rất ảm đạm và cô quạnh. Với gió lạnh và mưa, sẽ không có ai muốn tắm biển, nghỉ dưỡng hay thưởng ngoạn những cảnh đó cả.
Thậm chí, nhiều người mua căn hộ ven biển Đà Nẵng đã phải lo bán tháo đi ngay sau năm đầu tiên. Một số chủ căn hộ cho biết họ thật sự căng thẳng khi ngồi trong nhà bên bờ biển để nhìn những cơn sóng lừng lững tiến vào bờ. Đó là chưa nói đến sự khắc nghiệt của gió biển, có thể gây hư hại cho tài sản, thiết bị trong căn hộ. Vì thế, nhiều người mua đã buộc phải lắp kín cửa ngõ và… bật máy điều hòa. Liệu ai có thể chấp nhận được nghịch lý này?
Một lý do nữa là tốc độ đầu tư khai thác bất động sản ven biển Đà Nẵng đã đi quá nhanh so với tốc độ phát triển hạ tầng ở địa phương. Đại diện đơn vị tư vấn CBRE Việt Nam từng thừa nhận nhiều khách mua căn hộ lẻ đã bị bất ngờ khi đi khảo sát thực địa, chỉ nhìn thấy những bãi cát trắng trải dài.
Không có đủ hạ tầng dịch vụ, vắng cả người dân xung quanh, nhiều khu nghỉ dưỡng biển Đà Nẵng chỉ là một vùng đất hoang sơ. Việc đi lại, mua sắm các nhu yếu phẩm cũng trở nên khó khăn. Đó là chưa nói đến sự bất hợp lý về y tế, giáo dục. Một số nhà đầu tư còn nhận xét muốn tạo một môi trường sống ổn định tại các bờ biển này, chí ít phải mất 10 năm đầu tư nữa.
Hậu quả của sự đầu tư nóng vội đó là hàng loạt dự án ven biển mọc lên nhanh chóng trong 2 năm 2007-2009, để rồi đi vào im lặng. Cũng có một số nhà đầu tư tích cực thúc đẩy các dự án, nhưng chung quy cũng chỉ gói gọn năng lực hoạt động trong phạm vi quản lý, không thể thỏa mãn nhu cầu “sống và thụ hưởng” của người mua.
Trong khi đó, việc các dự án đầu tư dàn trải lại vấp phải sự phản ứng của cư dân địa phương khi họ nhận ra… không còn các bãi tắm. Một số làng chài cũng bị ảnh hưởng do quy hoạch địa phương nhắm đến việc tạo điều kiện cho đô thị hóa khu vực.
Những điều này càng đẩy các dự án bất động sản ven biển Đà Nẵng vào cảnh bế tắc. Trong khi không bán được hàng, các chủ đầu tư lại bị áp lực thực hiện các cam kết trước đó với địa phương. Mới đây, chính quyền Đà Nẵng đã tiếp tục ra chỉ thị sẽ rà soát thu hồi các dự án chậm triển khai, càng khiến cho nhà đầu tư thêm lo lắng. Họ không dám đầu tư tiếp các hạng mục của dự án, nhưng cũng không thể bỏ chạy vì trước đó đã lỡ rót quá nhiều tiền.
Câu hỏi về lối thoát cho các dự án bất động sản du lịch ven biển Đà Nẵng vẫn còn treo lơ lửng trước mắt các nhà đầu tư.
Cách đây không lâu, tại buổi họp báo giới thiệu một dự án bất động sản ven biển quy mô lớn nằm ngay ranh giới giữa Quảng Nam và Đà Nẵng, người viết bài này đã thử đặt câu hỏi với nhân viên phiên dịch cho nhà đầu tư dự án rằng “Là người Hà Nội, cô có sẵn lòng vào Đà Nẵng để sống hay không? Và nếu sống ở đây, cô có sẵn sàng mua căn hộ ở dự án này không?”. Cô nhân viên phiên dịch lúng túng và trả lời “Không” (cô xin phép không dịch lời đối thoại với người viết bài cho đại diện nhà đầu tư và nhà môi giới bán hàng là Savills Việt Nam).
Lựa chọn nói “không” của nữ phiên dịch nói trên chính là điều nhiều ông chủ dự án bất động sản ven biển Đà Nẵng đã bỏ qua khi triển khai dự án, chỉ vì quá chủ quan và tự tin vào triển vọng của thị trường này.
Thời điểm nở rộ các dự án bất động sản du lịch Đà Nẵng là năm 2007. Khi ấy, bờ biển miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng được tô vẽ rất ấn tượng, với những bãi cát hoang sơ, cảnh biển cả quyến rũ lòng người. Hà Nội, Tp.HCM không có được những điều đó, nên đã khiến một số chủ đầu tư tại các thành phố lớn này mơ tìm thấy một khung trời mới tại Đà Nẵng. Lúc đó, Hà Nội và Tp.HCM đều đang trong giai đoạn sốt đất, khiến cho các nhà đầu tư nghĩ rằng Đà Nẵng cũng sẽ như vậy. Kết quả là họ đã ồ ạt rót vốn vào, với tinh thần “cắm sổ lấy đất, mọi thứ tính sau”.
Kết quả của sự chủ quan, tìm kiếm cơ hội đó là nhiều dự án bất động sản đã nhanh chóng được triển khai. Song chỉ một thời gian ngắn sau đó, khi thị trường bất động sản ở Hà Nội và Tp.HCM hạ nhiệt, bất động sản miền Trung, trong đó có Đà Nẵng, cũng nhanh chóng bị đóng băng.
Một lý do khác cho sự sớm nở tối tàn của các dự án ở Đà Nẵng là việc đầu tư theo phong trào đã không đi cùng với việc khảo sát, kiểm tra kỹ lưỡng các vị trí dự án. Một điều ít nhà đầu tư nào để ý là khu vực này chỉ có 3 tháng nắng trong khi có đến 6 tháng mưa bão. Các bãi biển mùa đông rất ảm đạm và cô quạnh. Với gió lạnh và mưa, sẽ không có ai muốn tắm biển, nghỉ dưỡng hay thưởng ngoạn những cảnh đó cả.
Thậm chí, nhiều người mua căn hộ ven biển Đà Nẵng đã phải lo bán tháo đi ngay sau năm đầu tiên. Một số chủ căn hộ cho biết họ thật sự căng thẳng khi ngồi trong nhà bên bờ biển để nhìn những cơn sóng lừng lững tiến vào bờ. Đó là chưa nói đến sự khắc nghiệt của gió biển, có thể gây hư hại cho tài sản, thiết bị trong căn hộ. Vì thế, nhiều người mua đã buộc phải lắp kín cửa ngõ và… bật máy điều hòa. Liệu ai có thể chấp nhận được nghịch lý này?
Một lý do nữa là tốc độ đầu tư khai thác bất động sản ven biển Đà Nẵng đã đi quá nhanh so với tốc độ phát triển hạ tầng ở địa phương. Đại diện đơn vị tư vấn CBRE Việt Nam từng thừa nhận nhiều khách mua căn hộ lẻ đã bị bất ngờ khi đi khảo sát thực địa, chỉ nhìn thấy những bãi cát trắng trải dài.
Không có đủ hạ tầng dịch vụ, vắng cả người dân xung quanh, nhiều khu nghỉ dưỡng biển Đà Nẵng chỉ là một vùng đất hoang sơ. Việc đi lại, mua sắm các nhu yếu phẩm cũng trở nên khó khăn. Đó là chưa nói đến sự bất hợp lý về y tế, giáo dục. Một số nhà đầu tư còn nhận xét muốn tạo một môi trường sống ổn định tại các bờ biển này, chí ít phải mất 10 năm đầu tư nữa.
Hậu quả của sự đầu tư nóng vội đó là hàng loạt dự án ven biển mọc lên nhanh chóng trong 2 năm 2007-2009, để rồi đi vào im lặng. Cũng có một số nhà đầu tư tích cực thúc đẩy các dự án, nhưng chung quy cũng chỉ gói gọn năng lực hoạt động trong phạm vi quản lý, không thể thỏa mãn nhu cầu “sống và thụ hưởng” của người mua.
Trong khi đó, việc các dự án đầu tư dàn trải lại vấp phải sự phản ứng của cư dân địa phương khi họ nhận ra… không còn các bãi tắm. Một số làng chài cũng bị ảnh hưởng do quy hoạch địa phương nhắm đến việc tạo điều kiện cho đô thị hóa khu vực.
Những điều này càng đẩy các dự án bất động sản ven biển Đà Nẵng vào cảnh bế tắc. Trong khi không bán được hàng, các chủ đầu tư lại bị áp lực thực hiện các cam kết trước đó với địa phương. Mới đây, chính quyền Đà Nẵng đã tiếp tục ra chỉ thị sẽ rà soát thu hồi các dự án chậm triển khai, càng khiến cho nhà đầu tư thêm lo lắng. Họ không dám đầu tư tiếp các hạng mục của dự án, nhưng cũng không thể bỏ chạy vì trước đó đã lỡ rót quá nhiều tiền.
Câu hỏi về lối thoát cho các dự án bất động sản du lịch ven biển Đà Nẵng vẫn còn treo lơ lửng trước mắt các nhà đầu tư.
Theo NCĐT