Trong 5 năm qua, khoảng thời gian chính quyền TP. Hà Nội phải vật lộn với “mớ bòng bong” các dự án cải tạo nhà chung cư cũ với tiến độ hết sức chậm chạp, thì các dự án chung cư vừa xây xong vài năm, đã xuống cấp rất nhanh.
Điển hình về sự xuống cấp phải kể đến Dự án Khu đô thị Nam Trung Yên của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico). Dự án mới được đưa vào sử dụng từ năm 2005, nhưng nền móng, bậc lên xuống các khu nhà A5, B9A, B9B, CT7, CT8, CT9 đã xuất hiện những vết nứt rộng. Tại một số điểm kết nối giữa cột đứng và dầm ngang, cũng xuất hiện các vết rạn nứt ngang dọc.
Ông Nguyễn Văn Lương (sinh sống tại nhà B3A, Khu đô thị Nam Trung Yên) cho biết, năm 2006 và 2009, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã có đợt kiểm tra, phát hiện hàng loạt vấn đề tại Khu chung cư Nam Trung Yên. Đó là các toà nhà đều có hiện tượng lún, sụt nền đất dưới hè tường móng công trình, bong gạch lát nền, cong vênh cửa kính, thấm dột tại các công trình phụ... Tại một số công trình, đoàn kiểm tra đã phát hiện những vết nứt qua mạch vữa của khối xây gạch, hoặc nứt tách phần tiếp giáp khối xây gạch với thành cột đáy dầm bê tông cốt thép, bong gạch lát nền, thấm sàn khu vệ sinh, tắc đường ống thoát nước… Sau đợt kiểm tra, các chủ đầu tư đã có những biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, việc sửa chữa chỉ khắc phục được những khuyết điểm “bề mặt”, xoa dịu bức xúc trong dư luận, chứ không giải quyết được tận gốc những khiếm khuyết của công trình.
Khu đô thị mới Cầu Giấy cũng trong tình trạng tương tự. Nằm ngay mặt tiền đường Trần Thái Tông - trung tâm của Khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), khu nhà D5 - A và D5 - B của Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng (Cowaelmic) mới đưa vào sử dụng chừng 2 năm nay cũng đã xuống cấp rất nhanh. Thanh chắn ban công của hầu hết các căn hộ đã han gỉ, nhiều chỗ mối gỉ sét ăn sâu vào thân nhà. Tường và mái của khu nhà loang lổ rêu mốc, chân móc xuất hiện những vết nứt kéo dài.
Nhiều toà chung cư tại Dự án Khu đô thị mới Đại Kim của Công ty cổ phần Kinh doanh Phát triển Nhà và đô thị Hà Nội, Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) làm chủ đầu tư cũng xuất hiện tình trạng tương tự.
Theo Thông tư 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng về chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, tất cả các dự án chung cư cao tầng đều phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật. Đó là các tiêu chí: an toàn về khả năng chịu lực; an toàn sử dụng, khai thác vận hành, an toàn về phòng cháy, chữa cháy, an toàn về môi trường, các điều kiện bảo đảm tiện nghi và an toàn cho người sử dụng, chất lượng công tác hoàn thiện bề mặt, nội thất công trình, sự đảm bảo về khả năng chống thấm, cách nhiệt...
Thông tư trên cũng quy định, các tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập, không bị ràng buộc về lợi ích kinh tế, không có quan hệ về tổ chức, hoặc các hình thức ràng buộc khác với chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng vật tư - thiết bị, tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng của chính đối tượng công trình được chứng nhận chất lượng. Tuy nhiên, đến nay, chất lượng các dự án nhà chung cư vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra giám sát, chịu trách nhiệm khi dự án được đưa vào vận hành.
Ông Nguyễn Văn Lương (sinh sống tại nhà B3A, Khu đô thị Nam Trung Yên) cho biết, năm 2006 và 2009, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã có đợt kiểm tra, phát hiện hàng loạt vấn đề tại Khu chung cư Nam Trung Yên. Đó là các toà nhà đều có hiện tượng lún, sụt nền đất dưới hè tường móng công trình, bong gạch lát nền, cong vênh cửa kính, thấm dột tại các công trình phụ... Tại một số công trình, đoàn kiểm tra đã phát hiện những vết nứt qua mạch vữa của khối xây gạch, hoặc nứt tách phần tiếp giáp khối xây gạch với thành cột đáy dầm bê tông cốt thép, bong gạch lát nền, thấm sàn khu vệ sinh, tắc đường ống thoát nước… Sau đợt kiểm tra, các chủ đầu tư đã có những biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, việc sửa chữa chỉ khắc phục được những khuyết điểm “bề mặt”, xoa dịu bức xúc trong dư luận, chứ không giải quyết được tận gốc những khiếm khuyết của công trình.
Khu đô thị mới Cầu Giấy cũng trong tình trạng tương tự. Nằm ngay mặt tiền đường Trần Thái Tông - trung tâm của Khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), khu nhà D5 - A và D5 - B của Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng (Cowaelmic) mới đưa vào sử dụng chừng 2 năm nay cũng đã xuống cấp rất nhanh. Thanh chắn ban công của hầu hết các căn hộ đã han gỉ, nhiều chỗ mối gỉ sét ăn sâu vào thân nhà. Tường và mái của khu nhà loang lổ rêu mốc, chân móc xuất hiện những vết nứt kéo dài.
Nhiều toà chung cư tại Dự án Khu đô thị mới Đại Kim của Công ty cổ phần Kinh doanh Phát triển Nhà và đô thị Hà Nội, Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) làm chủ đầu tư cũng xuất hiện tình trạng tương tự.
Theo Thông tư 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng về chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, tất cả các dự án chung cư cao tầng đều phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật. Đó là các tiêu chí: an toàn về khả năng chịu lực; an toàn sử dụng, khai thác vận hành, an toàn về phòng cháy, chữa cháy, an toàn về môi trường, các điều kiện bảo đảm tiện nghi và an toàn cho người sử dụng, chất lượng công tác hoàn thiện bề mặt, nội thất công trình, sự đảm bảo về khả năng chống thấm, cách nhiệt...
Thông tư trên cũng quy định, các tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập, không bị ràng buộc về lợi ích kinh tế, không có quan hệ về tổ chức, hoặc các hình thức ràng buộc khác với chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng vật tư - thiết bị, tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng của chính đối tượng công trình được chứng nhận chất lượng. Tuy nhiên, đến nay, chất lượng các dự án nhà chung cư vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra giám sát, chịu trách nhiệm khi dự án được đưa vào vận hành.
Theo Đầu tư