Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những yếu tố để thị trường BĐS Việt Nam phát triển thiếu ổn định đó là khó kiểm soát được giá, đây cũng là thách thức lớn cho công tác quản lý thị trường cũng như nỗ lực giải quyết nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp.
Giá BĐS phải phù hợp với nhu cầu người dân
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thị trường BĐS có nét đặc thù khác với thị trường các hàng hóa thông thường khác. Ngoài mục đích lợi nhuận cho DN, phát triển thị trường BĐS còn có ý nghĩa về mặt xã hội, tức là nó phải dần giải quyết được nhu cầu nhà ở của hàng triệu người dân đang gặp khó khăn về nhà ở. Mục tiêu của cơ quan quản lý là phải làm sao để giá BĐS phải phù hợp hơn với thu nhập của người dân, giải quyết được cả lợi nhuận cho DN nhưng cũng phải đáp ứng được mục tiêu xã hội.
Thời điểm hiện nay, giá BĐS bị sụt giảm nhiều, tuy nhiên đó vẫn là giá do các chủ đầu tư tự đưa ra, DN muốn cắt lỗ, thu hồi vốn thì phải giảm giá. Thực tế cũng chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm về giá BĐS nói chung, giá nhà ở nói riêng. Các cơ quan thẩm định giá chỉ ước tính được theo từng khu vực, chưa tính được cụ thể tại các dự án…
Theo quy định, các giao dịch nhà đất phải thực hiện thông qua sàn giao dịch, như vậy sẽ góp phần làm minh bạch thị trường, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thẩm định giá dễ dàng hơn, người mua nhà có thể tiếp cận giá BĐS chính xác hơn. Tuy nhiên trên thực tế rất ít các giao dịch thông qua sàn, theo thống kê của Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tỷ lệ các giao dịch qua sàn chỉ khoảng 15 - 20%, phần lớn các giao dịch vẫn là giao dịch ngầm. Như vậy mọi thông tin về giá cả giao dịch vẫn chỉ có bên mua - bên bán biết với nhau.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Theo các chuyên gia kinh tế, giá BĐS và giá nhà ở tại Việt Nam vẫn còn quá cao so với mặt bằng kinh tế, thu nhập, có nhiều nhân gây ra tình trạng này, do giá đầu vào tăng, do chênh lệch cung - cầu... nhưng nguyên nhân quan trọng là do giá BĐS bị thả nổi, các chủ đầu tư vẫn tự quyết định giá.
Các chuyên gia cũng phân tích: Hiện nay chúng ta vẫn chưa công khai được nhu cầu cũng như khả năng cung về đất đai, BĐS, nhà ở. Ngay cả khả năng cầu thật sự là bao nhiêu cũng không thể biết được, nên dễ nảy sinh nhiều tiêu cực, những bất hợp lý trong quy định về giá. Từ trước đến nay, do chưa có chính sách cụ thể để điều tiết thị trường nhà ở nhằm bảo đảm cho thị trường nhà ở phát triển cân bằng, đặc biê%3ḅt là điều tiết về giá cả, các phân khúc nhà ở, các loại nhà ở.... nên dẫn đến mất cân bằng giữa các loại nhà ở. Tác động này đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường BĐS, nhà ở, người có nhu cầu thực sự về chỗ ở thì không có khả năng tạo lâ%3ḅp nhà ở, trong khi nhiều dự án chỉ nhắm đến giới đầu cơ làm cho giá nhà ở quá cao, khi thị trường sụt giảm thì các dự án lâm vào thế “án binh bất động”.
Thị trường BĐS thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý là yếu tố quan trọng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho người dân. Giải pháp được các chuyên gia đề cập đến trước hết cần nâng cao năng lực, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về thị trường BĐS. Cần tiếp tục đẩy mạnh tập trung nguồn lực cho phát triển nhà ở thương mại và các chương trình nhà ở xã hội trọng điểm, thực hiện biện pháp làm tăng nguồn cung cho thị trường. Đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh BĐS tiếp cận được thông tin về cung-cầu, thống kê giao dịch trên thị trường. Đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý, thẩm định về giá BĐS, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bảo đảm nguồn thu ngân sách. Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong đầu tư và kinh doanh BĐS.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thị trường BĐS có nét đặc thù khác với thị trường các hàng hóa thông thường khác. Ngoài mục đích lợi nhuận cho DN, phát triển thị trường BĐS còn có ý nghĩa về mặt xã hội, tức là nó phải dần giải quyết được nhu cầu nhà ở của hàng triệu người dân đang gặp khó khăn về nhà ở. Mục tiêu của cơ quan quản lý là phải làm sao để giá BĐS phải phù hợp hơn với thu nhập của người dân, giải quyết được cả lợi nhuận cho DN nhưng cũng phải đáp ứng được mục tiêu xã hội.
Thời điểm hiện nay, giá BĐS bị sụt giảm nhiều, tuy nhiên đó vẫn là giá do các chủ đầu tư tự đưa ra, DN muốn cắt lỗ, thu hồi vốn thì phải giảm giá. Thực tế cũng chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm về giá BĐS nói chung, giá nhà ở nói riêng. Các cơ quan thẩm định giá chỉ ước tính được theo từng khu vực, chưa tính được cụ thể tại các dự án…
Theo quy định, các giao dịch nhà đất phải thực hiện thông qua sàn giao dịch, như vậy sẽ góp phần làm minh bạch thị trường, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thẩm định giá dễ dàng hơn, người mua nhà có thể tiếp cận giá BĐS chính xác hơn. Tuy nhiên trên thực tế rất ít các giao dịch thông qua sàn, theo thống kê của Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tỷ lệ các giao dịch qua sàn chỉ khoảng 15 - 20%, phần lớn các giao dịch vẫn là giao dịch ngầm. Như vậy mọi thông tin về giá cả giao dịch vẫn chỉ có bên mua - bên bán biết với nhau.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Theo các chuyên gia kinh tế, giá BĐS và giá nhà ở tại Việt Nam vẫn còn quá cao so với mặt bằng kinh tế, thu nhập, có nhiều nhân gây ra tình trạng này, do giá đầu vào tăng, do chênh lệch cung - cầu... nhưng nguyên nhân quan trọng là do giá BĐS bị thả nổi, các chủ đầu tư vẫn tự quyết định giá.
Các chuyên gia cũng phân tích: Hiện nay chúng ta vẫn chưa công khai được nhu cầu cũng như khả năng cung về đất đai, BĐS, nhà ở. Ngay cả khả năng cầu thật sự là bao nhiêu cũng không thể biết được, nên dễ nảy sinh nhiều tiêu cực, những bất hợp lý trong quy định về giá. Từ trước đến nay, do chưa có chính sách cụ thể để điều tiết thị trường nhà ở nhằm bảo đảm cho thị trường nhà ở phát triển cân bằng, đặc biê%3ḅt là điều tiết về giá cả, các phân khúc nhà ở, các loại nhà ở.... nên dẫn đến mất cân bằng giữa các loại nhà ở. Tác động này đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường BĐS, nhà ở, người có nhu cầu thực sự về chỗ ở thì không có khả năng tạo lâ%3ḅp nhà ở, trong khi nhiều dự án chỉ nhắm đến giới đầu cơ làm cho giá nhà ở quá cao, khi thị trường sụt giảm thì các dự án lâm vào thế “án binh bất động”.
Thị trường BĐS thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý là yếu tố quan trọng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho người dân. Giải pháp được các chuyên gia đề cập đến trước hết cần nâng cao năng lực, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về thị trường BĐS. Cần tiếp tục đẩy mạnh tập trung nguồn lực cho phát triển nhà ở thương mại và các chương trình nhà ở xã hội trọng điểm, thực hiện biện pháp làm tăng nguồn cung cho thị trường. Đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh BĐS tiếp cận được thông tin về cung-cầu, thống kê giao dịch trên thị trường. Đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý, thẩm định về giá BĐS, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bảo đảm nguồn thu ngân sách. Ngoài ra cần tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong đầu tư và kinh doanh BĐS.
Theo Báo Xây Dựng