Không cần tài sản đảm bảo, không lo sẽ bị ngân hàng siết nợ…nếu các doanh nghiệp bất động sản tham gia gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng mà Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vừa công bố.
Gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng là gói cho vay thương mại bình thường, không được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, nút thắt về tài sản đảm bảo, cũng như những khoản nợ mà doanh nghiệp đang có sẽ hoàn toàn được tháo bỏ.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, lãi suất ngân hàng đã giảm mạnh tuy nhiên tăng trưởng tín dụng thấp là do các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản không còn tài sản đảm bảo để vay vốn. Chính vì vậy, dòng vốn từ ngân hàng không thể chảy vào dự án. Để giải bài toán này, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã phối hợp 7 ngân hàng thương mại khác cùng cam kết hợp tác đưa ra gói tín dụng 50 nghìn tỷ.
Ông Phan Thành Mai – Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp khi tham gia gói tín dụng này chỉ cần chứng minh dự án khả thi, thủ tục pháp lý đầy đủ, phương án kinh doanh tốt, dự án có khách hàng…Các ngân hàng sẽ cho vay dưới hình thức tín chấp mà không cần có tài sản đảm bảo.
Không chỉ tháo gỡ nút thắt này, ông Mai cho biết, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều đang có các khoản nợ tại các ngân hàng. Vì vậy, khi có bất cứ khoản thu nào, ngân hàng sẽ tự động trừ nợ. Tuy nhiên, ngân hàng Xây dựng đã ký cam kết với 7 ngân hàng gồm ngân hàng Xây dựng Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thường tín, ngân hàng Quân đội. Các ngân hàng này đều có cơ chế vận hành chung, theo đó, các khoản cho vay từ gói trên khi được chuyển về tài khoản của doanh nghiệp, tiền sẽ không bị các ngân hàng trong nhóm này siết nợ.
Đánh giá về gói tín dụng này, ông Nguyễn Phước Thanh – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc triển khai gói tín dụng thông qua việc ký kết giữa các ngân hàng với chủ đầu tư –nhà thầu-nhà cung ứng, sản xuất VLXD trên cùng 1 hợp đồng đã tạo sự tin cậy cho các ngân hàng khi kiểm soát được dòng tiền đến đúng mục đích sử dụng và được đối trừ trực tiếp. Cấu trúc này đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng. Cấu trúc này cũng sẽ giảm thiểu chi phí cho nhà thầu và chủ đầu tư thông qua việc đặt hàng số lượng lớn.
Chia sẻ với PV ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, trong bối cảnh hiện nay nếu không liên kết, hợp tác là thất bại. “Nợ đọng BĐS hiện còn khá lớn lên đến hơn 90.000 tỷ đồng, điều đó chứng tỏ chúng ta không kiểm soát được dòng vốn. Đây là điều không thành công về cơ chế tín dụng của ngành xây dựng, vì thế dẫn đến nợ xấu hiện nay mà chúng ta đang phải đương đầu. Để xử lý những vấn đề này, với giải pháp cấu trúc, mô hình mà Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cùng các đối tác đưa ra sẽ là một trong nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thúc đẩy thị trường phát triển.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, lãi suất ngân hàng đã giảm mạnh tuy nhiên tăng trưởng tín dụng thấp là do các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản không còn tài sản đảm bảo để vay vốn. Chính vì vậy, dòng vốn từ ngân hàng không thể chảy vào dự án. Để giải bài toán này, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã phối hợp 7 ngân hàng thương mại khác cùng cam kết hợp tác đưa ra gói tín dụng 50 nghìn tỷ.
Ông Phan Thành Mai – Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp khi tham gia gói tín dụng này chỉ cần chứng minh dự án khả thi, thủ tục pháp lý đầy đủ, phương án kinh doanh tốt, dự án có khách hàng…Các ngân hàng sẽ cho vay dưới hình thức tín chấp mà không cần có tài sản đảm bảo.
Không chỉ tháo gỡ nút thắt này, ông Mai cho biết, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều đang có các khoản nợ tại các ngân hàng. Vì vậy, khi có bất cứ khoản thu nào, ngân hàng sẽ tự động trừ nợ. Tuy nhiên, ngân hàng Xây dựng đã ký cam kết với 7 ngân hàng gồm ngân hàng Xây dựng Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thường tín, ngân hàng Quân đội. Các ngân hàng này đều có cơ chế vận hành chung, theo đó, các khoản cho vay từ gói trên khi được chuyển về tài khoản của doanh nghiệp, tiền sẽ không bị các ngân hàng trong nhóm này siết nợ.
Đánh giá về gói tín dụng này, ông Nguyễn Phước Thanh – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc triển khai gói tín dụng thông qua việc ký kết giữa các ngân hàng với chủ đầu tư –nhà thầu-nhà cung ứng, sản xuất VLXD trên cùng 1 hợp đồng đã tạo sự tin cậy cho các ngân hàng khi kiểm soát được dòng tiền đến đúng mục đích sử dụng và được đối trừ trực tiếp. Cấu trúc này đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng. Cấu trúc này cũng sẽ giảm thiểu chi phí cho nhà thầu và chủ đầu tư thông qua việc đặt hàng số lượng lớn.
Chia sẻ với PV ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, trong bối cảnh hiện nay nếu không liên kết, hợp tác là thất bại. “Nợ đọng BĐS hiện còn khá lớn lên đến hơn 90.000 tỷ đồng, điều đó chứng tỏ chúng ta không kiểm soát được dòng vốn. Đây là điều không thành công về cơ chế tín dụng của ngành xây dựng, vì thế dẫn đến nợ xấu hiện nay mà chúng ta đang phải đương đầu. Để xử lý những vấn đề này, với giải pháp cấu trúc, mô hình mà Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cùng các đối tác đưa ra sẽ là một trong nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thúc đẩy thị trường phát triển.
Theo VnMedia