Bỏ hàng tỷ đồng mua căn hộ nhưng đến nay dự án vẫn nằm trên giấy, nhiều khách hàng đang ngậm trái đắng khi chủ đầu tư bội tín. Theo các chuyên gia pháp lý, hiện khung pháp lý còn quá nhiều kẽ hở, nhiều chủ đầu tư chưa đủ điều kiện nhận góp vốn đã "lách luật" huy động vốn trái phép của người dân.
Cách đây không lâu, PV báo Người đưa tin nhận được phản ánh của hàng chục khách hàng đang mua căn hộ tại tòa nhà Tricon Tower (Hoài Đức, Hà Nội) về việc chủ đầu tư “chây ì” giao nhà. Trong hợp đồng mua bán nhà ghi rõ, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Minh Việt sẽ phải giao nhà cho khách hàng vào ngày 31/12/2011, muộn nhất là ngày 30/6/2012. Tuy nhiên đến nay, dự án này mới chỉ xong phần móng và đã "đắp chiếu" từ nhiều tháng nay. Quá bức xúc, khách hàng đã lập hội kéo đến trụ sở của công ty tại KĐT Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) đem theo băng rôn để... đòi nợ. Những khách hàng này cho biết, số tiền trên là họ vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau, phải trả lãi hàng ngày. Vì vậy Công ty Minh Việt không thực hiện đúng theo cam kết trong hợp đồng thì phải hoàn trả lại tiền cho họ. Tuy nhiên phía Minh Việt không chấp nhận mà quanh co đá bóng trách nhiệm cho nhà thầu?. Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Edward Chi, TGĐ công ty CP đầu tư Minh Việt cho biết, hiện dự án đã hoàn thiện phần móng, việc chậm tiến độ là lỗi của nhà thầu làm ăn chậm trễ.
Mới đây, hơn 20 người dân đã tập trung tại dự án Văn phòng làm việc, trung tâm thương mại và nhà ở hỗn hợp (52 Lĩnh Nam- Hoàng Mai - Hà Nội) của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội để yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ về việc tòa nhà chậm tiến độ. Ngoài ra, khách hàng còn “tố” chủ đầu tư vi phạm hợp đồng khi điều chỉnh diện tích căn hộ tăng thêm 4-10 m2, thậm chí có trường hợp tăng thêm 34 m2. Thu 70-95% giá trị căn hộ ở tòa 52 Lĩnh Nam, Công ty cổ phần Lilama Hà Nội vẫn chưa xong phần thô dự án với lý do thiếu vốn. Chủ đầu tư thừa nhận, công trình phải đến quý 4/2013 mới có thể bàn giao, chậm hơn một năm so với cam kết và mong khách hàng "cảm thông, cùng chia sẻ khó khăn"!?.
Liên quan đến vấn đề này, luật sư Phạm Thị Loan, Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương cho rằng, lúc thị trường BĐS đang sôi động, chủ đầu tư đua nhau làm dự án trong khi năng lực tài chính yếu kém, còn khách hàng vì mong muốn có nhà mà đặt hết niềm tin vào chủ đầu tư bất chấp rủi ro. Hậu quả pháp lý phát sinh từ những hợp đồng huy động vốn được ký kết sơ sài thường rất bất lợi cho người mua nhà nếu đưa ra giải quyết tại cơ quan tố tụng, đặc biệt là khi chủ đầu tư giao nhà chậm tiến độ, giao nhà không đảm bảo chất lượng.
Luật sư Loan cũng cho biết, nếu hợp đồng đã ký kết có quy định về thời hạn thi công, thời hạn bàn giao nhà ở, thì người mua nhà có quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chủ đầu tư chậm tiến độ. Trường hợp người mua nhà muốn đòi lại tiền góp vốn, nếu chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn và không tự nguyện hoàn trả thì người mua nhà phải tiến hành việc khởi kiện chủ đầu tư tại cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền, yêu cầu chấm dứt hợp đồng. "Giải pháp này có tính khả thi, nhưng quá trình giải quyết tranh chấp thường kéo dài và kết quả chưa thể đoán trước. Khi đó, người mua nhà vừa mệt mỏi để chạy theo vòng tố tụng, vừa khắc khoải chờ đợi ngày khoản tiền đã đầu tư được hoàn lại cho mình", bà Loan nói. Theo quan điểm của ông Nguyễn Duy Thắng, phó vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Xây dựng) những trường hợp tranh chấp như vậy khách hàng thường rơi vào thế "đơn thương độc mã" trong việc đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng với chủ đầu tư. Họ thường "nhẫn nhịn" chịu đựng không muốn làm rùm beng hoặc kiện ra Tòa vì sợ phức tạp hoặc "chưa được vạ thì má đã sưng". Nhiều khách hàng đành chấp nhận nghe theo sự trì hoãn kéo dài thời điểm giao nhà của chủ đầu tư và tiếp tục hy vọng. "Theo tôi, khách hàng nên căn cứ vào hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, nếu có dấu hiệu vi phạm... bên mua hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa, như một trong những biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình", ông Thắng nhấn mạnh.
Mới đây, hơn 20 người dân đã tập trung tại dự án Văn phòng làm việc, trung tâm thương mại và nhà ở hỗn hợp (52 Lĩnh Nam- Hoàng Mai - Hà Nội) của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội để yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ về việc tòa nhà chậm tiến độ. Ngoài ra, khách hàng còn “tố” chủ đầu tư vi phạm hợp đồng khi điều chỉnh diện tích căn hộ tăng thêm 4-10 m2, thậm chí có trường hợp tăng thêm 34 m2. Thu 70-95% giá trị căn hộ ở tòa 52 Lĩnh Nam, Công ty cổ phần Lilama Hà Nội vẫn chưa xong phần thô dự án với lý do thiếu vốn. Chủ đầu tư thừa nhận, công trình phải đến quý 4/2013 mới có thể bàn giao, chậm hơn một năm so với cam kết và mong khách hàng "cảm thông, cùng chia sẻ khó khăn"!?.
Liên quan đến vấn đề này, luật sư Phạm Thị Loan, Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương cho rằng, lúc thị trường BĐS đang sôi động, chủ đầu tư đua nhau làm dự án trong khi năng lực tài chính yếu kém, còn khách hàng vì mong muốn có nhà mà đặt hết niềm tin vào chủ đầu tư bất chấp rủi ro. Hậu quả pháp lý phát sinh từ những hợp đồng huy động vốn được ký kết sơ sài thường rất bất lợi cho người mua nhà nếu đưa ra giải quyết tại cơ quan tố tụng, đặc biệt là khi chủ đầu tư giao nhà chậm tiến độ, giao nhà không đảm bảo chất lượng.
Luật sư Loan cũng cho biết, nếu hợp đồng đã ký kết có quy định về thời hạn thi công, thời hạn bàn giao nhà ở, thì người mua nhà có quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chủ đầu tư chậm tiến độ. Trường hợp người mua nhà muốn đòi lại tiền góp vốn, nếu chủ đầu tư không giao nhà đúng thời hạn và không tự nguyện hoàn trả thì người mua nhà phải tiến hành việc khởi kiện chủ đầu tư tại cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền, yêu cầu chấm dứt hợp đồng. "Giải pháp này có tính khả thi, nhưng quá trình giải quyết tranh chấp thường kéo dài và kết quả chưa thể đoán trước. Khi đó, người mua nhà vừa mệt mỏi để chạy theo vòng tố tụng, vừa khắc khoải chờ đợi ngày khoản tiền đã đầu tư được hoàn lại cho mình", bà Loan nói. Theo quan điểm của ông Nguyễn Duy Thắng, phó vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Xây dựng) những trường hợp tranh chấp như vậy khách hàng thường rơi vào thế "đơn thương độc mã" trong việc đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng với chủ đầu tư. Họ thường "nhẫn nhịn" chịu đựng không muốn làm rùm beng hoặc kiện ra Tòa vì sợ phức tạp hoặc "chưa được vạ thì má đã sưng". Nhiều khách hàng đành chấp nhận nghe theo sự trì hoãn kéo dài thời điểm giao nhà của chủ đầu tư và tiếp tục hy vọng. "Theo tôi, khách hàng nên căn cứ vào hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, nếu có dấu hiệu vi phạm... bên mua hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa, như một trong những biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình", ông Thắng nhấn mạnh.
Theo Người đưa tin