Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, việc tạo ra nhà thu nhập thấp (NTNT) với giá phù hợp hoàn toàn khả thi trong bối cảnh hiện nay.
Ưu đãi lớn, doanh nghiệp vẫn chê
Theo Quyết định số 67/2009/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/4/2009 về một số cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, doanh nghiệp xây dựng khi tham gia phát triển NTNT được ưu đãi hết mức.
Cụ thể là được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án xây NTNT; áp thuế giá trị gia tăng bằng 0%; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo và áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động. Về tín dụng, doanh nghiệp vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định; vay từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương và các nguồn vốn vay ưu đãi khác và được UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay (tùy theo khả năng ngân sách của từng địa phương).
Để rút gọn quy trình xây dựng NTNT, Chính phủ còn giao cho Bộ Xây dựng và cơ quan chức năng của ngành xây dựng cung cấp miễn phí các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm giảm giá thành xây dựng công trình... Chưa hết, Chính phủ còn đảm bảo tỉ suất lợi nhuận là 10% cho doanh nghiệp khi xây NTNT. Nhận xét về các ưu đãi của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng: Chính phủ đã “cho” doanh nghiệp hết mức những gì có thể.
Thế nhưng trái với kỳ vọng của chính sách, phần lớn doanh nghiệp chê lợi nhuận thấp và không muốn làm NTNT. Một vài doanh nghiệp xây dựng có vốn nhà nước như Tổng Công ty Viglacera và Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng), Tổng Công ty phát triển nhà Hà Nội, Công ty Vinaconex Xuân Mai... có làm thì giá NTNT lên đến 11 - 13 triệu đồng/m2.
Giải pháp kéo giá nhà thu nhập thấp
Tại khoản 2, điều 3 của Quyết định 67/2009/QĐ- TTg quy định: “Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 10 ha trở lên và dự án khu đô thị mới trên địa bàn, phải dành tỷ lệ diện tích đất tối thiểu là 20% diện tích đất ở của dự án đó để đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp”.
Theo các chuyên gia Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiểu đúng bản chất thì khi một khu đô thị được phê duyệt, 20% diện tích đất trong khu đô thị đó là thuộc quyền của người thu nhập thấp (TNT). Và chính quyền địa phương, cụ thể là Sở Xây dựng có nhiệm vụ quản lý, sử dụng và phát triển quỹ đất này sao cho đúng mục đích, hiệu quả. Điều này cũng được Thủ tướng Chính phủ quy định rõ trong điều 10, Quyết định 67, phần tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, đáng tiếc là trên thực tế, việc chủ đầu tư xây NTNT nhưng ấn định mức giá cao làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người TNT. Chuyên gia bất động sản Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, trong Quyết định 67, điều 3 về Quỹ đất dành để xây NTNT có ghi rõ: “Trường hợp chủ đầu tư dự án không thực hiện thì UBND cấp tỉnh giao cho nhà đầu tư khác đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp để cho thuê hoặc thuê mua”. Như vậy, không phải cứ chủ đầu tư đô thị là nghiễm nhiên DN được làm chủ đầu tư của dự án NTNT. “Tôi cho rằng cơ quan quản lý đang ngại va chạm với chủ đầu tư. Ví như công nghệ xây dựng hiện nay có thể làm ra NTNT chỉ với giá dưới 8 triệu đồng/m2 thì tại sao không có giải pháp mà lại vẫn để các chủ đầu tư các khu đô thị Sài Đồng, Đặng Xá, Kiến Hưng xây là NTNT với giá 11 - 13 triệu đồng/m2?”, ông Võ đặt vấn đề.
Theo ông Nguyễn Văn Đực (Công ty Đất Lành), để có NTNT giá rẻ, Sở Xây dựng Hà Nội nên tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu xây NTNT. Nhà thầu nào có giải pháp công nghệ tiên tiến, giá thành giảm mà chất lượng nhà vẫn đảm bảo tốt thì trúng thầu. Giải pháp này nếu được triển khai sẽ mang lại 3 ý nghĩa: một là quỹ đất 20% được sử dụng hiệu quả, đó giải quyết tốt vấn đề cải thiện chỗ ở cho người có nhu cầu. Thứ hai là qua đấu thầu cạnh tranh, giá NTNT sẽ giảm, tạo điều kiện cho người có nhu cầu có cơ hội mua được NTNT giá phù hợp. Thứ ba là khi cơ chế này được đưa vào, tự các chủ đầu tư khu đô thị phải nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xây dựng mới để cạnh tranh với thị trường. “Triển khai cách làm trên không khó, vì hành lang pháp lý đã có đủ. Vấn đề là quyết tâm của chính quyền thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng trong nỗ lực tạo quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn”, ông Đực nói.
Theo Quyết định số 67/2009/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/4/2009 về một số cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, doanh nghiệp xây dựng khi tham gia phát triển NTNT được ưu đãi hết mức.
Khu nhà ở thu nhập thấp Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) đang được xây dựng.
Cụ thể là được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án xây NTNT; áp thuế giá trị gia tăng bằng 0%; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo và áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động. Về tín dụng, doanh nghiệp vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định; vay từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương và các nguồn vốn vay ưu đãi khác và được UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay (tùy theo khả năng ngân sách của từng địa phương).
Để rút gọn quy trình xây dựng NTNT, Chính phủ còn giao cho Bộ Xây dựng và cơ quan chức năng của ngành xây dựng cung cấp miễn phí các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm giảm giá thành xây dựng công trình... Chưa hết, Chính phủ còn đảm bảo tỉ suất lợi nhuận là 10% cho doanh nghiệp khi xây NTNT. Nhận xét về các ưu đãi của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng: Chính phủ đã “cho” doanh nghiệp hết mức những gì có thể.
Thế nhưng trái với kỳ vọng của chính sách, phần lớn doanh nghiệp chê lợi nhuận thấp và không muốn làm NTNT. Một vài doanh nghiệp xây dựng có vốn nhà nước như Tổng Công ty Viglacera và Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng), Tổng Công ty phát triển nhà Hà Nội, Công ty Vinaconex Xuân Mai... có làm thì giá NTNT lên đến 11 - 13 triệu đồng/m2.
Giải pháp kéo giá nhà thu nhập thấp
Tại khoản 2, điều 3 của Quyết định 67/2009/QĐ- TTg quy định: “Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 10 ha trở lên và dự án khu đô thị mới trên địa bàn, phải dành tỷ lệ diện tích đất tối thiểu là 20% diện tích đất ở của dự án đó để đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp”.
Theo các chuyên gia Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiểu đúng bản chất thì khi một khu đô thị được phê duyệt, 20% diện tích đất trong khu đô thị đó là thuộc quyền của người thu nhập thấp (TNT). Và chính quyền địa phương, cụ thể là Sở Xây dựng có nhiệm vụ quản lý, sử dụng và phát triển quỹ đất này sao cho đúng mục đích, hiệu quả. Điều này cũng được Thủ tướng Chính phủ quy định rõ trong điều 10, Quyết định 67, phần tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, đáng tiếc là trên thực tế, việc chủ đầu tư xây NTNT nhưng ấn định mức giá cao làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người TNT. Chuyên gia bất động sản Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, trong Quyết định 67, điều 3 về Quỹ đất dành để xây NTNT có ghi rõ: “Trường hợp chủ đầu tư dự án không thực hiện thì UBND cấp tỉnh giao cho nhà đầu tư khác đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp để cho thuê hoặc thuê mua”. Như vậy, không phải cứ chủ đầu tư đô thị là nghiễm nhiên DN được làm chủ đầu tư của dự án NTNT. “Tôi cho rằng cơ quan quản lý đang ngại va chạm với chủ đầu tư. Ví như công nghệ xây dựng hiện nay có thể làm ra NTNT chỉ với giá dưới 8 triệu đồng/m2 thì tại sao không có giải pháp mà lại vẫn để các chủ đầu tư các khu đô thị Sài Đồng, Đặng Xá, Kiến Hưng xây là NTNT với giá 11 - 13 triệu đồng/m2?”, ông Võ đặt vấn đề.
Theo ông Nguyễn Văn Đực (Công ty Đất Lành), để có NTNT giá rẻ, Sở Xây dựng Hà Nội nên tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu xây NTNT. Nhà thầu nào có giải pháp công nghệ tiên tiến, giá thành giảm mà chất lượng nhà vẫn đảm bảo tốt thì trúng thầu. Giải pháp này nếu được triển khai sẽ mang lại 3 ý nghĩa: một là quỹ đất 20% được sử dụng hiệu quả, đó giải quyết tốt vấn đề cải thiện chỗ ở cho người có nhu cầu. Thứ hai là qua đấu thầu cạnh tranh, giá NTNT sẽ giảm, tạo điều kiện cho người có nhu cầu có cơ hội mua được NTNT giá phù hợp. Thứ ba là khi cơ chế này được đưa vào, tự các chủ đầu tư khu đô thị phải nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xây dựng mới để cạnh tranh với thị trường. “Triển khai cách làm trên không khó, vì hành lang pháp lý đã có đủ. Vấn đề là quyết tâm của chính quyền thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng trong nỗ lực tạo quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn”, ông Đực nói.
Theo Tin Tức Online