Dư luận đang chờ đợi mức phạt nghiêm khắc từ Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, bất động sản vừa được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến nhằm hạn chế tình trạng xây dựng không phép, sai phép tràn lan trong nhiều năm qua.
Một công trình xây dựng sai phép bị cưỡng chế tháo dỡ tại Hà Nội. Ảnh: Tuoitre.vn
Nghị định về xử phạt hành chính xây dựng, bất động sản
Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng và bất động sản. Có nhiều điểm trong Nghị định khiến dự luận đặc biệt chú ý xung quanh việc xử phạt các công trình sai phép, không phép.
Theo đó, Nghị định đưa ra mức phạt từ 500.000 đồng tới 40 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng.
Tương tự, với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, mức phạt chỉ từ 3 - 40 triệu đồng. Mức tối đa 40 triệu đồng được áp dụng với trường hợp xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng.
Đối với hành vi vi phạm xây dựng sai phép, không phép, nếu sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
Ngoài ra phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện cắt điện, cắt nước của công trình vi phạm trật tự xây dựng khi có quyết định đình chỉ thi công.
Mặt khác, một điểm đáng chú ý khác tại Nghị định này nằm ở chỗ: Ngoài việc xử phạt hành chính thì cũng tăng thêm chế tài cho các dự án xây dựng sai phép và không phép.
Đối với các hành vi gian lận trong mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội, dự thảo chỉ rõ: Hành vi bán, cho thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện sẽ bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng.
Mức phạt tương tự cũng áp dụng với người được thuê, thuê mua nhà ở nhưng không sử dụng mà chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho mượn không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà ở.
Đối với hành vi cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan quản lý còn bị phạt nặng hơn, với mức tiền từ 60 - 70 triệu đồng.
Được biết, Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính xây dựng, bất động sản sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2013.
Đơn giản hóa thêm thủ tục hành chính
Thời gian qua, không ít địa phương trong cả nước rơi vào cảnh “tồn kho” hàng chục ngàn sổ hồng, sổ đỏ do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị tắc nghẽn ở nhiều khâu bởi các thủ tục hành chính rườm rà.
Trước thực trạng trên, Bộ Tài nguyên Môi trường vừa có Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT về việc quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính.
Theo đó, trong thời gian tới, các công đoạn đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đo đạc chi tiết bản đồ địa chính ở thực địa, xác định ranh giới thửa đất … sẽ được lồng ghép với nhiều công việc khác để rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật và dự toán được duyệt phải bao gồm tất cả công đoạn cần thực hiện theo các quy định của pháp luật: đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
Kế hoạch thực thi phải được xây dựng, thực hiện thống nhất đối với tất cả các lực lượng tham gia gồm: Cơ quan tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, UBND cấp xã và đơn vị tư vấn (nếu có).
Đồng thời, các lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện ở các địa phương phải được tổ chức thành một lực lượng thống nhất trong một tổ công tác ở mỗi xã, huyện; phân công trách nhiệm cụ thể và phải ký cam kết thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo thời gian theo đúng kế hoạch đã được thống nhất.
Thông tư 30/2013/TT-BTNMT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/2013.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng và bất động sản. Có nhiều điểm trong Nghị định khiến dự luận đặc biệt chú ý xung quanh việc xử phạt các công trình sai phép, không phép.
Theo đó, Nghị định đưa ra mức phạt từ 500.000 đồng tới 40 triệu đồng với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng.
Tương tự, với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, mức phạt chỉ từ 3 - 40 triệu đồng. Mức tối đa 40 triệu đồng được áp dụng với trường hợp xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng.
Đối với hành vi vi phạm xây dựng sai phép, không phép, nếu sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
Ngoài ra phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện cắt điện, cắt nước của công trình vi phạm trật tự xây dựng khi có quyết định đình chỉ thi công.
Mặt khác, một điểm đáng chú ý khác tại Nghị định này nằm ở chỗ: Ngoài việc xử phạt hành chính thì cũng tăng thêm chế tài cho các dự án xây dựng sai phép và không phép.
Đối với các hành vi gian lận trong mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội, dự thảo chỉ rõ: Hành vi bán, cho thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng hoặc không đúng điều kiện sẽ bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng.
Mức phạt tương tự cũng áp dụng với người được thuê, thuê mua nhà ở nhưng không sử dụng mà chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho mượn không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà ở.
Đối với hành vi cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan quản lý còn bị phạt nặng hơn, với mức tiền từ 60 - 70 triệu đồng.
Được biết, Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính xây dựng, bất động sản sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2013.
Đơn giản hóa thêm thủ tục hành chính
Thời gian qua, không ít địa phương trong cả nước rơi vào cảnh “tồn kho” hàng chục ngàn sổ hồng, sổ đỏ do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị tắc nghẽn ở nhiều khâu bởi các thủ tục hành chính rườm rà.
Trước thực trạng trên, Bộ Tài nguyên Môi trường vừa có Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT về việc quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính.
Theo đó, trong thời gian tới, các công đoạn đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đo đạc chi tiết bản đồ địa chính ở thực địa, xác định ranh giới thửa đất … sẽ được lồng ghép với nhiều công việc khác để rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật và dự toán được duyệt phải bao gồm tất cả công đoạn cần thực hiện theo các quy định của pháp luật: đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai hoặc tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
Kế hoạch thực thi phải được xây dựng, thực hiện thống nhất đối với tất cả các lực lượng tham gia gồm: Cơ quan tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, UBND cấp xã và đơn vị tư vấn (nếu có).
Đồng thời, các lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện ở các địa phương phải được tổ chức thành một lực lượng thống nhất trong một tổ công tác ở mỗi xã, huyện; phân công trách nhiệm cụ thể và phải ký cam kết thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo thời gian theo đúng kế hoạch đã được thống nhất.
Thông tư 30/2013/TT-BTNMT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/2013.
Theo Bizlive