Chiều 12/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt Chính phủ báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội trong 4 lĩnh vực công thương, xây dựng, ngân hàng, y tế.
Trong đó, riêng trong lĩnh vực xây dựng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thời gian vừa qua, Chính phủ đã tập trung đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; tập trung xử lý tình trạng đất hoang; giải quyết nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho sinh viên; tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng công trình.
Gỡ khó cho bất động sản
Về giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản như tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định cho vay hỗ trợ nhà ở; nghiên cứu phương án sửa đổi chính sách theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện mua nhà ở đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; đang hoàn tất thủ tục để ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Các địa phương đã và đang rà soát các dự án phát triển nhà ở, để cho phép tiếp tục triển khai đối với các dự án có hiệu quả; điều chỉnh quy hoạch các dự án cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Đến nay đã có 58 dự án nhà được đề xuất điều chỉnh để xây dựng 33 nghìn căn hộ nhà xã hội. Nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển nhà ở cho thuê, thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở, phát triển các Quỹ đầu tư bất động sản để tạo nguồn vốn phát triển nhà ở. Thực hiện thí điểm chuyển đổi dự án nhà ở để bán sang nhà ở cho thuê.
Dừng gần 200 dự án
Về xử lý đất bỏ hoang, Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị.Tập trung rà soát tổng thể tình hình thực hiện công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước nhằm nâng cao hiệu quả của công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, của từng vùng và từng địa phương.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương đến hết quý I năm 2013, đã rà soát, phân loại 3.742 dự án khu đô thị mới, khu nhà ở với diện tích sử dụng đất là 90.612 ha. Đã tạm dừng triển khai 138 dự án (3,69% tổng số dự án) với diện tích 4.361 ha (4,81% tổng diện tích); tiếp tục triển khai 3.178 dự án (84,4%) với diện tích 82.897 ha (91,49%); đã hoàn thành 426 dự án (11,38%) với diện tích 3.354 ha (3,7%). Yêu cầu điều chỉnh quy hoạch và cơ cấu cho phù hợp đối với 432 dự án với diện tích khoảng 22.024 ha7. Chính phủ đã yêu cầu, chỉ đạo các địa phương có nhiều dự án bất động sản, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát, phân loại để có giải pháp xử lý phù hợp với nhu cầu của xã hội, khắc phục tình trạng đất bỏ hoang.
Tập trung hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
Về giải quyết nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho sinh viên, tích cực triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó tập trung phát triển thị trường nhà ở hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho 8 nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, gồm: Người có công với cách mạng; người nghèo ở khu vực nông thôn; người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân lao động tại các khu công nghiệp; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và nhóm đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn. Đang triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 71.000 hộ gia đình trong năm 2013. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người nghèo tại khu vực nông thôn. Triển khai hỗ trợ nhà ở tránh lũ cho khoảng 60 nghìn hộ nghèo ở 14 tỉnh khu vực miền Trung.
Giám sát chặt chẽ chất lượng công trình
Về tăng cường thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, rút ruột công trình trong xây dựng công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước (Xây dựng, Tài chính) trong kiểm soát về chất lượng và chi phí xây dựng ngay từ khâu “tiền kiểm” thông qua việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm tra dự toán đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách (những việc trước đây do chủ đầu tư thực hiện). Đã xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật, các loại đơn giá đầu tư, đơn giá xây dựng cho phù hợp với các công nghệ, biện pháp và điều kiện thi công mới để làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư và thanh quyết toán công trình được kịp thời, công khai, minh bạch. Đã tổ chức xây dựng và công bố hơn 10.000 định mức xây dựng và nhiều định mức đặc thù. Rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức chi phí quy hoạch xây dựng và định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Đã rà soát và công bố khoảng 300 định mức dự toán và tiếp tục rà soát các định mức còn lại. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quản lý về xây dựng, chi phí đầu tư và hợp đồng xây dựng; kiểm tra việc công bố chỉ số giá xây dựng của các địa phương.
Trong quý I/2013, đã tổ chức 14 đoàn thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Trong quá trình thanh tra đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc sai phạm, kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, thu hồi những khoản chi vượt định mức; giảm trừ giá trị thanh toán, quyết toán không phù hợp với khối lượng thi công thực tế; xử phạt hành chính, kiến nghị xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Gỡ khó cho bất động sản
Về giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản như tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định cho vay hỗ trợ nhà ở; nghiên cứu phương án sửa đổi chính sách theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện mua nhà ở đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; đang hoàn tất thủ tục để ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Các địa phương đã và đang rà soát các dự án phát triển nhà ở, để cho phép tiếp tục triển khai đối với các dự án có hiệu quả; điều chỉnh quy hoạch các dự án cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Đến nay đã có 58 dự án nhà được đề xuất điều chỉnh để xây dựng 33 nghìn căn hộ nhà xã hội. Nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển nhà ở cho thuê, thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở, phát triển các Quỹ đầu tư bất động sản để tạo nguồn vốn phát triển nhà ở. Thực hiện thí điểm chuyển đổi dự án nhà ở để bán sang nhà ở cho thuê.
Dừng gần 200 dự án
Về xử lý đất bỏ hoang, Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị.Tập trung rà soát tổng thể tình hình thực hiện công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước nhằm nâng cao hiệu quả của công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, của từng vùng và từng địa phương.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương đến hết quý I năm 2013, đã rà soát, phân loại 3.742 dự án khu đô thị mới, khu nhà ở với diện tích sử dụng đất là 90.612 ha. Đã tạm dừng triển khai 138 dự án (3,69% tổng số dự án) với diện tích 4.361 ha (4,81% tổng diện tích); tiếp tục triển khai 3.178 dự án (84,4%) với diện tích 82.897 ha (91,49%); đã hoàn thành 426 dự án (11,38%) với diện tích 3.354 ha (3,7%). Yêu cầu điều chỉnh quy hoạch và cơ cấu cho phù hợp đối với 432 dự án với diện tích khoảng 22.024 ha7. Chính phủ đã yêu cầu, chỉ đạo các địa phương có nhiều dự án bất động sản, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát, phân loại để có giải pháp xử lý phù hợp với nhu cầu của xã hội, khắc phục tình trạng đất bỏ hoang.
Tập trung hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
Về giải quyết nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho sinh viên, tích cực triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó tập trung phát triển thị trường nhà ở hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho 8 nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, gồm: Người có công với cách mạng; người nghèo ở khu vực nông thôn; người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân lao động tại các khu công nghiệp; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và nhóm đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn. Đang triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ cho khoảng 71.000 hộ gia đình trong năm 2013. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người nghèo tại khu vực nông thôn. Triển khai hỗ trợ nhà ở tránh lũ cho khoảng 60 nghìn hộ nghèo ở 14 tỉnh khu vực miền Trung.
Giám sát chặt chẽ chất lượng công trình
Về tăng cường thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, rút ruột công trình trong xây dựng công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước (Xây dựng, Tài chính) trong kiểm soát về chất lượng và chi phí xây dựng ngay từ khâu “tiền kiểm” thông qua việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm tra dự toán đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách (những việc trước đây do chủ đầu tư thực hiện). Đã xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật, các loại đơn giá đầu tư, đơn giá xây dựng cho phù hợp với các công nghệ, biện pháp và điều kiện thi công mới để làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư và thanh quyết toán công trình được kịp thời, công khai, minh bạch. Đã tổ chức xây dựng và công bố hơn 10.000 định mức xây dựng và nhiều định mức đặc thù. Rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức chi phí quy hoạch xây dựng và định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Đã rà soát và công bố khoảng 300 định mức dự toán và tiếp tục rà soát các định mức còn lại. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quản lý về xây dựng, chi phí đầu tư và hợp đồng xây dựng; kiểm tra việc công bố chỉ số giá xây dựng của các địa phương.
Trong quý I/2013, đã tổ chức 14 đoàn thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Trong quá trình thanh tra đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc sai phạm, kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, thu hồi những khoản chi vượt định mức; giảm trừ giá trị thanh toán, quyết toán không phù hợp với khối lượng thi công thực tế; xử phạt hành chính, kiến nghị xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Theo VnMedia