• “Chiếc xe” bất động sản đang lật giữa đường

    Đại diện bộ Xây dựng, bộ Tài Chính lạc quan đưa ra nhận định, từ nay đến cuối năm 2012 thị trường bất động sản (BĐS) sẽ có những tín hiệu hồi phục tích cực bởi việc giải ngân 120.000 tỉ đồng từ vốn đầu tư ngân sách để thúc đẩy thị trường.
    Trong khi đó, đại diện các doanh nghiệp BĐS tại TP.HCM lại cho rằng chẳng kỳ vọng gì vì họ vẫn đang đứng ngoài cuộc chơi, “bắc thang dài vẫn không với tới các gói hỗ trợ”.
    Hai tâm trạng tương phản trên được thể hiện rõ tại buổi hội thảo “Vực dậy nguồn lực BĐS” do báo Lao Động phối hợp với hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức tại TP.HCM sáng 31.5.
    Theo ACB, trong thời gian tới, nguồn vốn cho BĐS từ ngân hàng sẽ bị ách. Do vậy, các doanh nghiệp BĐS hãy tự cứu lấy mình.

    Chiếc xe xì lốp


    Ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, nguyên phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định: điểm đáng mừng cũng là niềm hy vọng, là hiện nay Chính phủ đã xác định BĐS là ngành đầu tàu để kéo các lĩnh vực khác chạy theo. Nhưng ông Nghĩa ví von “BĐS hiện nay lại như một chiếc xe to cồng kềnh bị xì lốp lật đổ giữa đường làm ách tắc toàn bộ những xe khác”. Do vậy, muốn nền kinh tế chạy trơn tru thì cần phải có chiếc cần cẩu cẩu chiếc xe lật này ra khỏi đường.

    Chiếc cần cẩu lớn nhất có thể bốc được chiếc xe đổ, được ông Nguyễn Trần Nam, thứ trưởng bộ Xây dựng nhận định chính là giải ngân gói đầu tư 184.000 tỉ đồng từ ngân sách, nhưng mới giải ngân được khoảng 60.000 tỉ đồng. Do vậy, bảy tháng cuối năm sẽ giải ngân khoảng 120.000 tỉ đồng còn lại. “Đây là một đòn bẩy có trọng lượng để có thể kích thích nền kinh tế”, ông Nam nhận định.

    Khác với thái độ lạc quan trên, TS Phạm Đỗ Chí, giám đốc công ty Tư vấn kinh tế Potomac Investments & Research Associates tỏ ra lo lắng: “Các ông nghĩ coi, nếu bây giờ lấy gói đầu tư công để giải quyết đám nợ xấu, kích thích thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn thì cũng chỉ vài tháng nữa chúng ta lại phải đối mặt với chống lạm phát”. Sau khi phân tích ông Chí ví von: “Hệ thống ngân hàng của chúng ta hiện nay giống như con đường Nguyễn Hữu Cảnh ở TP.HCM ấy. Con đường xây dựng trên bùn lầy, tiền sửa chữa cũng gấp ba lần tiền xây dựng. Vậy chúng ta lạc quan nổi không?”

    Huy động vốn từ khách hàng

    Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM nói thẳng: “Lãi huy động hạ nhưng lãi suất đầu ra không hạ. Nghị quyết 13 áp dụng cho bốn nhóm đối tượng với mức lãi suất 15% năm nhưng lại không có doanh nghiệp BĐS. Không tiếp cận được nguồn vốn, không giải quyết được đầu ra thì BĐS chết là cái chắc.

    Ông Lê Xuân Nghĩa giải thích: Các ngân hàng có giảm lãi suất thì cũng giảm từ từ vì các ngân hàng thương mại hiện nay cũng đang ôm một đống nợ xấu. Tình trạng suy kiệt nguồn vốn ngày càng nghiêm trọng. Đóng băng tín dụng tại tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, mọi lời nói ra của doanh nghiệp đến với ngân hàng đều không có tác dụng gì. Ngân hàng đang ăn đến giọt máu cuối cùng của các doanh nghiệp.

    Theo ông Nghĩa, hiện nay Chính phủ giao cho ngân hàng Nhà nước vai trò cầm trịch giải quyết đám nợ xấu. Trong tuần tới ngân hàng Nhà nước trình đề án lên Chính phủ. Đề án giải quyết theo hướng tính tới các giải pháp: giãn nợ, cho vay mới hay không cho vay mới. Khoanh lại nợ cũ, cho vay mới. Xoá nợ bằng dự phòng rủi ro, đặc biệt với các khoản nợ cho vay tín chấp. “Nợ mà để lâu thì chủ nợ thành con nợ, cả hai đều chết chìm”, ông Nghĩa nói.

    Được chờ đợi nhiều nhất, nhưng đại diện ngân hàng ACB khẳng định: Các tổ chức tín dụng dù đang thừa vốn nhưng vẫn chưa có ý định mở cửa rót vốn cho các doanh nghiệp BĐS, dù lãi suất cao. Nguồn cung căn hộ, đất nền lại tiếp tục tăng cao vượt xa mức cầu, trong đó có sự đóng góp của rất nhiều nhà đầu tư cá nhân không đủ trả nợ ngân hàng nên buộc phải bán tháo để trả nợ. ACB nhận định, xu hướng này sẽ tiếp tục tăng cao do tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng nhanh. Cũng theo ACB, trong thời gian tới, nguồn vốn để cho các doanh nghiệp BĐS đầu tư dự án mới hoặc tiếp tục hoàn thành các dự án dở dang trực tiếp từ ngân hàng sẽ bị ách. Do vậy, các doanh nghiệp BĐS hãy tự cứu lấy mình bằng cách huy động vốn từ khách hàng.

    Nghe “kế” này từ ACB, nhiều doanh nghiệp BĐS lè lưỡi, lắc đầu!

    Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong những tháng đầu năm 2012, thị trường mất sức mua. Khoảng 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, đứng đầu là nhóm thương mại dịch vụ. Tiếp đến là nhóm ngành bất động sản xây dựng, vật liệu xây dựng. Cụ thể: ngành ximăng tồn kho ba triệu tấn, một số nhà máy ximăng đã đóng cửa. Vật liệu ốp lát tồn khoảng 50 triệu m2, tương đương trên hai tháng sản xuất; kính xây dựng tồn kho năm tháng sản xuất.

    Tiêu dùng tiền ngân sách 120 nghìn tỷ, mấy tháng còn lại có tác dụng gián tiếp cho BĐS, nhưng đâu có thể giải cứu được. TS Phạm Đỗ Chí nói "ngang mà đúng": Khác với thái độ lạc quan trên, TS Phạm Đỗ Chí, giám đốc công ty Tư vấn kinh tế Potomac Investments & Research Associates tỏ ra lo lắng: “Các ông nghĩ coi, nếu bây giờ lấy gói đầu tư công để giải quyết đám nợ xấu, kích thích thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn thì cũng chỉ vài tháng nữa chúng ta lại phải đối mặt với chống lạm phát”. Sau khi phân tích ông Chí ví von: “Hệ thống ngân hàng của chúng ta hiện nay giống như con đường Nguyễn Hữu Cảnh ở TP.HCM ấy. Con đường xây dựng trên bùn lầy, tiền sửa chữa cũng gấp ba lần tiền xây dựng. Vậy chúng ta lạc quan nổi không?” Còn ngân hàng ACB thì nói thật: Được chờ đợi nhiều nhất, nhưng đại diện ngân hàng ACB khẳng định: Các tổ chức tín dụng dù đang thừa vốn nhưng vẫn chưa có ý định mở cửa rót vốn cho các doanh nghiệp BĐS, dù lãi suất cao.
    Theo Tầm nhìn
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê