Chia nhỏ diện tích căn hộ, chuyển dự án sang nhà ở xã hội là một trong những giải pháp được nhắc đến trong thời gian vừa qua với kỳ vọng sẽ giúp nhiều dự án bớt khó khăn, và nhất là giúp giảm bớt hàng tồn kho trên thị trường.
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Ảnh do công ty cung cấp)
Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn trong việc chuyển đổi và liệu sau khi chuyển đổi tình hình sẽ khá hơn? TBKTSG Online có cuộc trao đổi với ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức về vấn đề này:
Chia nhỏ căn hộ để tháo gỡ khó khăn được nói đến nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên về mặt kỹ thuật liệu có thể dễ dàng chuyển đổi không, thưa ông?
- Ông Lê Chí Hiếu: Hiệp hội bất động sản TPHCM cũng từng nhiều lần đề xuất vấn đề này. Đó là giải pháp tạm thời trong tình hình khả năng thanh toán của người dân còn yếu.
Điều quan trọng là điều chỉnh lại quy định tỷ lệ 1:2:1 hiện nay, tức là phải xây 25% căn hộ nhỏ, 50% căn hộ trung bình và 25% căn hộ lớn. Theo quy định này thì tỷ lệ căn hộ nhỏ không nhiều, còn lại là căn hộ lớn.
Theo tôi, nên bỏ quy định này và hãy để cho thị trường quyết định. Quy định chỉ nên khống chế tầng cao, kiến trúc hay dân số ở một mức độ nào đó, không nên khống chế phân loại căn hộ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường hơn.
Với những dự án đang xây dở dang, hoặc đã xây dựng xong cũng nên cho phép phân chia diện tích lại. Chẳng hạn căn hộ quá lớn, từ 90 mét vuông trở lên khó bán, nên cho phân đôi ra thành hai căn 45 mét vuông.
Nhưng liệu can thiệp vào những dự án đã xây xong có ổn không?
- Vẫn được nhưng sẽ tốn kém hơn vì phải xây tường thêm, làm lại hệ thống kỹ thuật như điện, nước, nước thải… Điều chắc chắn là chủ đầu tư phải tốn kém nhiều hơn, khiến giá thành một mét vuông sẽ cao hơn nhưng bù lại giá căn hộ nhỏ lại vừa sức người mua, tốt hơn là để căn hộ lớn mà bán không được.
Có ý kiến cho rằng nên chuyển một số dự án thương mại sang nhà ở xã hội, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa tạo quỹ nhà ở xã hội. Ông nghĩ gì về điều này?
- Chủ trương này tốt, nhưng căn hộ chuyển sang nhà ở xã hội phải thuộc dạng trung bình trở xuống. TPHCM cũng từng có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách mua lại căn hộ phù hợp để làm nhà ở xã hội hoặc nhà tái định cư.
Nhà ở xã hội có đối tượng riêng do nhà nước quy định, nhà nước đặt hàng các doanh nghiệp xây dựng rồi mua lại số lượng căn hộ. Vấn đề đặt ra hiện nay là nguồn vốn để thực hiện. Trong tình hình ngân sách hạn hẹp thì việc bỏ một số tiền lớn phải cân nhắc nhiều mặt, nói cách khác nhà nước không có đủ tiền để làm. Vấn đề thứ hai là cơ chế để thực hiện, trong đó việc khống chế giá, phải kiểm toán, nhà đầu tư hưởng mức lợi nhuận rất thấp, và việc phân phối căn hộ cũng gặp trở ngại. Những vướng mắc đó làm cho nhà ở xã hội khó triển khai trong thời gian qua.
Muốn thực hiện loại hình căn hộ này nhà nước phải nghiên cứu lại cơ chế để thu hút nhà đầu tư, mặc dù lợi nhuận không nhiều nhưng có hiệu quả thì họ vẫn tham gia.
Một số người quan ngại nếu không nghiên cứu kỹ nhu cầu nhà ở xã hội, có thể những dự án làm xong không có người ở, hay nói cách khác cũng sẽ tồn kho như căn hộ thương mại?
- Thực tế cũng đã có những khu nhà cho công nhân xây xong nhưng công nhân không vào ở, hoặc vào ở rất ít. Việc xây nhà phải quan tâm môi trường như thế nào, cách quản lý vận hànnh ra sao chứ không phải chỉ xây cái nhà là đủ, nghĩa là môi trường phải hấp dẫn người ta mới vào ở.
Bên cạnh nhà ở xã hội, việc phát triển căn hộ cho thuê cũng được nói đến nhiều, nhưng tại sao các doanh nghiệp chưa tham gia, thưa ông?
- Nhà nước phải cho thuê đất thì doanh nghiệp mới làm nhà cho thuê được. Hiện nay dù xây nhà cho thuê, nhà nước vẫn bắt đóng tiền sử dụng đất 100%, mà đóng số tiền đó một lần thì làm sao doanh nghiệp đủ vốn để làm dự án. Nhà cho thuê thu hồi vốn rất chậm, thu mỗi năm một chút và nhiều khi phải mất 30 năm mới thu hồi vốn.
Do vậy nhà nước nên cho thuê đất để các doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn; và nhà nước cũng chẳng mất gì khi số tiền thuê đất được thu hàng năm.
Chia nhỏ căn hộ để tháo gỡ khó khăn được nói đến nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên về mặt kỹ thuật liệu có thể dễ dàng chuyển đổi không, thưa ông?
- Ông Lê Chí Hiếu: Hiệp hội bất động sản TPHCM cũng từng nhiều lần đề xuất vấn đề này. Đó là giải pháp tạm thời trong tình hình khả năng thanh toán của người dân còn yếu.
Điều quan trọng là điều chỉnh lại quy định tỷ lệ 1:2:1 hiện nay, tức là phải xây 25% căn hộ nhỏ, 50% căn hộ trung bình và 25% căn hộ lớn. Theo quy định này thì tỷ lệ căn hộ nhỏ không nhiều, còn lại là căn hộ lớn.
Theo tôi, nên bỏ quy định này và hãy để cho thị trường quyết định. Quy định chỉ nên khống chế tầng cao, kiến trúc hay dân số ở một mức độ nào đó, không nên khống chế phân loại căn hộ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường hơn.
Với những dự án đang xây dở dang, hoặc đã xây dựng xong cũng nên cho phép phân chia diện tích lại. Chẳng hạn căn hộ quá lớn, từ 90 mét vuông trở lên khó bán, nên cho phân đôi ra thành hai căn 45 mét vuông.
Nhưng liệu can thiệp vào những dự án đã xây xong có ổn không?
- Vẫn được nhưng sẽ tốn kém hơn vì phải xây tường thêm, làm lại hệ thống kỹ thuật như điện, nước, nước thải… Điều chắc chắn là chủ đầu tư phải tốn kém nhiều hơn, khiến giá thành một mét vuông sẽ cao hơn nhưng bù lại giá căn hộ nhỏ lại vừa sức người mua, tốt hơn là để căn hộ lớn mà bán không được.
Có ý kiến cho rằng nên chuyển một số dự án thương mại sang nhà ở xã hội, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa tạo quỹ nhà ở xã hội. Ông nghĩ gì về điều này?
- Chủ trương này tốt, nhưng căn hộ chuyển sang nhà ở xã hội phải thuộc dạng trung bình trở xuống. TPHCM cũng từng có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách mua lại căn hộ phù hợp để làm nhà ở xã hội hoặc nhà tái định cư.
Nhà ở xã hội có đối tượng riêng do nhà nước quy định, nhà nước đặt hàng các doanh nghiệp xây dựng rồi mua lại số lượng căn hộ. Vấn đề đặt ra hiện nay là nguồn vốn để thực hiện. Trong tình hình ngân sách hạn hẹp thì việc bỏ một số tiền lớn phải cân nhắc nhiều mặt, nói cách khác nhà nước không có đủ tiền để làm. Vấn đề thứ hai là cơ chế để thực hiện, trong đó việc khống chế giá, phải kiểm toán, nhà đầu tư hưởng mức lợi nhuận rất thấp, và việc phân phối căn hộ cũng gặp trở ngại. Những vướng mắc đó làm cho nhà ở xã hội khó triển khai trong thời gian qua.
Muốn thực hiện loại hình căn hộ này nhà nước phải nghiên cứu lại cơ chế để thu hút nhà đầu tư, mặc dù lợi nhuận không nhiều nhưng có hiệu quả thì họ vẫn tham gia.
Một số người quan ngại nếu không nghiên cứu kỹ nhu cầu nhà ở xã hội, có thể những dự án làm xong không có người ở, hay nói cách khác cũng sẽ tồn kho như căn hộ thương mại?
- Thực tế cũng đã có những khu nhà cho công nhân xây xong nhưng công nhân không vào ở, hoặc vào ở rất ít. Việc xây nhà phải quan tâm môi trường như thế nào, cách quản lý vận hànnh ra sao chứ không phải chỉ xây cái nhà là đủ, nghĩa là môi trường phải hấp dẫn người ta mới vào ở.
Bên cạnh nhà ở xã hội, việc phát triển căn hộ cho thuê cũng được nói đến nhiều, nhưng tại sao các doanh nghiệp chưa tham gia, thưa ông?
- Nhà nước phải cho thuê đất thì doanh nghiệp mới làm nhà cho thuê được. Hiện nay dù xây nhà cho thuê, nhà nước vẫn bắt đóng tiền sử dụng đất 100%, mà đóng số tiền đó một lần thì làm sao doanh nghiệp đủ vốn để làm dự án. Nhà cho thuê thu hồi vốn rất chậm, thu mỗi năm một chút và nhiều khi phải mất 30 năm mới thu hồi vốn.
Do vậy nhà nước nên cho thuê đất để các doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn; và nhà nước cũng chẳng mất gì khi số tiền thuê đất được thu hàng năm.
Theo TBKTSG Online