Tình trạng lách luật trong việc giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, giữ đất sân golf và hàng loạt khu đô thị, khu công nghiệp bị bỏ hoang làm quy hoạch trở nên méo mó.
Tại hội thảo lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tổ chức ngày 27/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho hay, cả nước hiện có 267 khu công nghiệp với tổng diện tích 72.000 ha nhưng tỷ lệ đất lấp đầy bình quân chỉ đạt 46%. Ngược lại, diện tích đất xây khu đô thị vượt kế hoạch 120% nhưng nhiều khu vẫn trống, thiếu hạ tầng, trường học, y tế.
Quy hoạch đất đai, các dự án đầu tư xây dựng cần công khai minh bạch"Một số địa phương do nôn nóng trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư đã quy hoạch quá nhiều khu công nghiệp không phù hợp với hạ tầng kinh tế xã hội", ông Hiển nói.
Tính đến năm 2020, dự kiến cả nước có khoảng 510 khu công nghiệp với tổng diện tích lên tới 153.000 ha. Việc bùng nổ các khu công nghiệp khiến một bộ phận người dân sau khi bị thu hồi đất ở khu công nghiệp thì không tìm được việc làm phù hợp, chưa biết sử dụng tiền đền bù để tái cơ cấu vào các ngành nghề phi nông nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, trong quỹ đất phát triển đô thị, đất ở tại đô thị đang được các địa phương giao vượt chỉ tiêu Quốc hội cho phép. Trong khi chỉ tiêu năm 2010 là 111.000 ha thì thực tế các địa phương đã giao đến 134.000 ha. Cả nước đang triển khai 2.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới. Bộ đánh giá đây là phân khúc hấp dẫn nhất của thị trường bất động sản, mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư, do đó, chỉ tiêu quy hoạch này cần được giám sát chặt chẽ để tránh mất cân đối cung cầu.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, mỗi tháng có một khu đô thị mới ra đời trong khi nguồn lực hạn chế, vốn ít dẫn đến đô thị trở nên nhếch nhác. Trong khi các nước khai thác tốt không gian ngầm thì Việt Nam mới chỉ sử dụng tầng hầm làm khu vực chứa ôtô, theo kiểu "cày đất trên mặt bằng". Theo ông Thiên vấn đề bất cập của đất đai là tình trạng thu đất rồi để đó, quy hoạch tràn lan. Mỗi khi có quy hoạch, luật liên quan đến lĩnh vực đất đai thông qua là thị trường bất động sản lại loạn lên.
"Tôi phải nói rằng, cách làm đô thị của chúng ta có phần rất nông dân. Giới kinh doanh làm loạn thị trường và chúng ta không kiểm soát được", ông Thiên bức xúc.
Không chỉ đất đô thị mà đất quy hoạch sân golf và sản xuất kinh doanh cũng gây bức xúc trong dư luận. Trong số hàng chục dự án sân golf trên cả nước, chỉ có 13 chủ đầu tư sử dụng đất đúng mục đích, đúng tiến độ và đúng quy hoạch, còn 46 chủ đầu tư xây dựng các hạng mục chậm tiến độ hoặc sai quy định. Trong khi chỉ tiêu đất sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu Quốc hội cho phép chỉ là 44.000 ha thì kết quả giao đất là lên đến hơn gấp đôi.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, vấn đề sử dụng đất hiện nay còn rất bề bộn. Đặc biệt là tình trạng lách luật trong việc giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, giữ đất sân golf để sử dụng dần và tình trạng bỏ hoang trong các khu đô thị làm quy hoạch trở nên méo mó. Nhà đầu tư có xu hướng hết xin đất rồi để đó xoay sở sau và mặc dù chưa có thành phố bỏ hoang nhưng nhưng đã xuất hiện khu đất hoang. "Nếu không có những chấn chỉnh kịp thời thì quy hoạch này sẽ chồng chéo quy hoạch kia rất khó giải quyết", ông Võ nhấn mạnh.
Ông Lê Quốc Dung, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế quốc hội cho rằng, yếu tố thị trường đang làm méo mó bức tranh quy hoạch. Thực tế ở nhiều địa phương chưa có quy hoạch, các dự án đô thị đã xin cấp phép tràn lan. Ông Dung cho rằng, cần đặc biệt lưu tâm đến đất đô thị bởi tình trạng hoang hóa, xin cấp đất chạy theo lợi nhuận như hiện nay. Trong khi đất đô thị được cấp tràn lan khiến nhà đầu tư thu được lợi nhuận kếch xù thì nhà cho người thu nhập thấp vẫn còn ít. Người dân có mức sống trung bình vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội. Do đó, các địa phương cần lựa chọn các dự án chiếm ít diện tích và đưa vào triển khai ngay sau khi xin được phép đầu tư.
"Điều quan trọng nhất là cần quy hoạch vừa phải, chống tình trạng hoang hóa lãng phí", ông Dung nói.
Quy hoạch đất đai, các dự án đầu tư xây dựng cần công khai minh bạch
Tính đến năm 2020, dự kiến cả nước có khoảng 510 khu công nghiệp với tổng diện tích lên tới 153.000 ha. Việc bùng nổ các khu công nghiệp khiến một bộ phận người dân sau khi bị thu hồi đất ở khu công nghiệp thì không tìm được việc làm phù hợp, chưa biết sử dụng tiền đền bù để tái cơ cấu vào các ngành nghề phi nông nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, trong quỹ đất phát triển đô thị, đất ở tại đô thị đang được các địa phương giao vượt chỉ tiêu Quốc hội cho phép. Trong khi chỉ tiêu năm 2010 là 111.000 ha thì thực tế các địa phương đã giao đến 134.000 ha. Cả nước đang triển khai 2.500 dự án nhà ở và khu đô thị mới. Bộ đánh giá đây là phân khúc hấp dẫn nhất của thị trường bất động sản, mang lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư, do đó, chỉ tiêu quy hoạch này cần được giám sát chặt chẽ để tránh mất cân đối cung cầu.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, mỗi tháng có một khu đô thị mới ra đời trong khi nguồn lực hạn chế, vốn ít dẫn đến đô thị trở nên nhếch nhác. Trong khi các nước khai thác tốt không gian ngầm thì Việt Nam mới chỉ sử dụng tầng hầm làm khu vực chứa ôtô, theo kiểu "cày đất trên mặt bằng". Theo ông Thiên vấn đề bất cập của đất đai là tình trạng thu đất rồi để đó, quy hoạch tràn lan. Mỗi khi có quy hoạch, luật liên quan đến lĩnh vực đất đai thông qua là thị trường bất động sản lại loạn lên.
"Tôi phải nói rằng, cách làm đô thị của chúng ta có phần rất nông dân. Giới kinh doanh làm loạn thị trường và chúng ta không kiểm soát được", ông Thiên bức xúc.
Không chỉ đất đô thị mà đất quy hoạch sân golf và sản xuất kinh doanh cũng gây bức xúc trong dư luận. Trong số hàng chục dự án sân golf trên cả nước, chỉ có 13 chủ đầu tư sử dụng đất đúng mục đích, đúng tiến độ và đúng quy hoạch, còn 46 chủ đầu tư xây dựng các hạng mục chậm tiến độ hoặc sai quy định. Trong khi chỉ tiêu đất sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu Quốc hội cho phép chỉ là 44.000 ha thì kết quả giao đất là lên đến hơn gấp đôi.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, vấn đề sử dụng đất hiện nay còn rất bề bộn. Đặc biệt là tình trạng lách luật trong việc giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, giữ đất sân golf để sử dụng dần và tình trạng bỏ hoang trong các khu đô thị làm quy hoạch trở nên méo mó. Nhà đầu tư có xu hướng hết xin đất rồi để đó xoay sở sau và mặc dù chưa có thành phố bỏ hoang nhưng nhưng đã xuất hiện khu đất hoang. "Nếu không có những chấn chỉnh kịp thời thì quy hoạch này sẽ chồng chéo quy hoạch kia rất khó giải quyết", ông Võ nhấn mạnh.
Ông Lê Quốc Dung, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế quốc hội cho rằng, yếu tố thị trường đang làm méo mó bức tranh quy hoạch. Thực tế ở nhiều địa phương chưa có quy hoạch, các dự án đô thị đã xin cấp phép tràn lan. Ông Dung cho rằng, cần đặc biệt lưu tâm đến đất đô thị bởi tình trạng hoang hóa, xin cấp đất chạy theo lợi nhuận như hiện nay. Trong khi đất đô thị được cấp tràn lan khiến nhà đầu tư thu được lợi nhuận kếch xù thì nhà cho người thu nhập thấp vẫn còn ít. Người dân có mức sống trung bình vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội. Do đó, các địa phương cần lựa chọn các dự án chiếm ít diện tích và đưa vào triển khai ngay sau khi xin được phép đầu tư.
"Điều quan trọng nhất là cần quy hoạch vừa phải, chống tình trạng hoang hóa lãng phí", ông Dung nói.
Theo Vnexpress