“Vốn tích lũy không nhiều, vay mượn người thân quen khó khăn, không vay được ngân hàng. Giấc mơ nhà ở đành gác lại”.
Khó khăn trên của chị Vũ Thị Hạnh cũng là tình cảnh chung của nhiều đôi vợ chồng trẻ hiện nay. Nắm bắt cơ hội giá bất động sản đang xuống, nhiều người tất bật đi vay mượn tiền tứ tung, nhưng giấc mơ nhà ở vẫn chưa thành hiện thực. Khi kinh tế gặp nhiều khó khăn, đồng tiền cũng trở nên khan hiếm.
Lập gia đình được hơn một năm trời, vợ chồng chị Hạnh tích lũy được gần 200 triệu đồng. Thấy giá nhà đi xuống, đôi vợ chồng trẻ này bàn tính vay mượn, mua căn hộ nho nhỏ trên dưới một tỷ đồng. Đặt cọc trước 30 triệu, sau một tuần vợ chồng chị Hạnh sẽ phải trả toàn bộ số tiền để nhận nhà. Xin nghỉ một tuần đi vay mượn khắp nơi, nhưng vợ chồng chị cũng chỉ huy động được hơn 300 triệu đồng. Nhà không mua được, chị Hạnh còn mất trắng vài chục triệu tiền đặt cọc.
Gia đình, bạn bè thân thiết là đối tượng đầu tiên những người vay mượn tìm đến. Nhưng trong thời buổi khó khăn này, đến bạn bè người thân cũng nói “không” với vay mượn. “Trước đây tôi nhận được khá nhiều lời hứa hẹn, giúp đỡ khi mua nhà. Nhưng đến khi đặt vấn đề thì chỉ nhận được những lời thanh minh, phàn nàn. Đại loại muốn giúp đỡ lắm nhưng bây giờ lại không có tiền” - Chị Hoàng Lan (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
Ngoài “kênh” bạn bè, người thân, người có nhu cầu nhà ở còn hi vọng vào ngân hàng. Lãi suất giảm tưởng như cơ hội cho người vay mua nhà trong tầm tay, nhưng trên thực tế cơ hội này lại rất mong manh và không dễ để tiếp cận.
“Quyết” căn hộ 1,5 tỷ ở khu Đền Lừ, nhưng vẫn còn thiếu 400 triệu đồng, anh Nguyễn Quang Toản, nhân viên Tập đoàn Viettel tìm đến ngân hàng. Sau khi chứng minh thu nhập, ngân hàng đồng ý cho vay với lãi suất 15% một năm. Nhưng khi yêu cầu tài sản thế chấp, anh Toản chỉ “lắc đầu”, vì chẳng biết kiếm đâu ra.
Nhiều người đi mua căn hộ thường vay mượn theo kiểu “mỡ nó rán nó”. Nghĩa là họ dùng chính giấy tờ căn hộ vừa mua để thế chấp ngân hàng. Nhưng trường hợp này cũng khó vì không phải giấy tờ căn hộ nào cũng được ngân hàng chấp nhận.
Một nhân viên tín dụng ngân hàng thương mại tại Hà Nội tiết lộ, mục đích quan trọng nhất của ngân hàng lúc này là thu hồi nợ. Vì thế chỉ những dự án nào chắc chắn về thủ tục pháp lý ngân hàng mới có thể cho vay.
Ngoài ra phía ngân hàng thường cho vay dưới hình thức tài trợ cho dự án. Nghĩa là ngân hàng “bắt tay” hợp tác với chủ đầu tư, và người mua nhà sẽ dùng chính căn hộ này thế chấp để vay vốn. Nhưng trường hợp này cũng ít gây chú ý, vì dự án đang triển khai và chưa biết bao giờ hoàn thành, độ rủi ro cao nên người dân ít mặn mà. Giấy tờ không đầy đủ rõ ràng cũng trở thành rào cản khiến nhiều người không tìm đến loại hình căn hộ.
Theo Luật sư Nguyễn Quỳnh Anh, đại biểu HĐND Hà Nội, rất nhiều dự án tòa nhà chung cư hiện nay không có giấy tờ đầy đủ. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự. Cùng với đó, khi hợp đồng mua bán không rõ ràng cũng dễ dẫn đến những tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân tòa nhà.
Trao đổi với phóng viên, giám đốc một sàn giao dịch nhiều năm kinh nghiệm cho biết, rất nhiều dự án giá căn hộ mua một hai năm trước ở thời điểm này nếu nhà đầu tư bảo toàn và thu hồi lại vốn đã là may mắn vì giá bất động sản liên tục sụt giảm.
Khoảng hai tháng nay không khí mua bán có nhộn nhịp hơn. Nhưng theo vị giám đốc này thì giao dịch thành công vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Người có nhu cầu thực không huy động được đủ tiền, giấy tờ căn hộ không đầy đủ, cũng không loại trừ tâm lý chờ đợi giá tiếp tục hạ… Đó là những lý do khiến thị trường bất động sản vẫn trầm lắng và chưa thể “ngóc đầu” lên được vào thời điểm này.
Lập gia đình được hơn một năm trời, vợ chồng chị Hạnh tích lũy được gần 200 triệu đồng. Thấy giá nhà đi xuống, đôi vợ chồng trẻ này bàn tính vay mượn, mua căn hộ nho nhỏ trên dưới một tỷ đồng. Đặt cọc trước 30 triệu, sau một tuần vợ chồng chị Hạnh sẽ phải trả toàn bộ số tiền để nhận nhà. Xin nghỉ một tuần đi vay mượn khắp nơi, nhưng vợ chồng chị cũng chỉ huy động được hơn 300 triệu đồng. Nhà không mua được, chị Hạnh còn mất trắng vài chục triệu tiền đặt cọc.
Gia đình, bạn bè thân thiết là đối tượng đầu tiên những người vay mượn tìm đến. Nhưng trong thời buổi khó khăn này, đến bạn bè người thân cũng nói “không” với vay mượn. “Trước đây tôi nhận được khá nhiều lời hứa hẹn, giúp đỡ khi mua nhà. Nhưng đến khi đặt vấn đề thì chỉ nhận được những lời thanh minh, phàn nàn. Đại loại muốn giúp đỡ lắm nhưng bây giờ lại không có tiền” - Chị Hoàng Lan (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
Giấc mơ nhà ở còn xa vời với người có nhu cầu thực.
Ngoài “kênh” bạn bè, người thân, người có nhu cầu nhà ở còn hi vọng vào ngân hàng. Lãi suất giảm tưởng như cơ hội cho người vay mua nhà trong tầm tay, nhưng trên thực tế cơ hội này lại rất mong manh và không dễ để tiếp cận.
“Quyết” căn hộ 1,5 tỷ ở khu Đền Lừ, nhưng vẫn còn thiếu 400 triệu đồng, anh Nguyễn Quang Toản, nhân viên Tập đoàn Viettel tìm đến ngân hàng. Sau khi chứng minh thu nhập, ngân hàng đồng ý cho vay với lãi suất 15% một năm. Nhưng khi yêu cầu tài sản thế chấp, anh Toản chỉ “lắc đầu”, vì chẳng biết kiếm đâu ra.
Nhiều người đi mua căn hộ thường vay mượn theo kiểu “mỡ nó rán nó”. Nghĩa là họ dùng chính giấy tờ căn hộ vừa mua để thế chấp ngân hàng. Nhưng trường hợp này cũng khó vì không phải giấy tờ căn hộ nào cũng được ngân hàng chấp nhận.
Một nhân viên tín dụng ngân hàng thương mại tại Hà Nội tiết lộ, mục đích quan trọng nhất của ngân hàng lúc này là thu hồi nợ. Vì thế chỉ những dự án nào chắc chắn về thủ tục pháp lý ngân hàng mới có thể cho vay.
Ngoài ra phía ngân hàng thường cho vay dưới hình thức tài trợ cho dự án. Nghĩa là ngân hàng “bắt tay” hợp tác với chủ đầu tư, và người mua nhà sẽ dùng chính căn hộ này thế chấp để vay vốn. Nhưng trường hợp này cũng ít gây chú ý, vì dự án đang triển khai và chưa biết bao giờ hoàn thành, độ rủi ro cao nên người dân ít mặn mà. Giấy tờ không đầy đủ rõ ràng cũng trở thành rào cản khiến nhiều người không tìm đến loại hình căn hộ.
Theo Luật sư Nguyễn Quỳnh Anh, đại biểu HĐND Hà Nội, rất nhiều dự án tòa nhà chung cư hiện nay không có giấy tờ đầy đủ. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự. Cùng với đó, khi hợp đồng mua bán không rõ ràng cũng dễ dẫn đến những tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân tòa nhà.
Trao đổi với phóng viên, giám đốc một sàn giao dịch nhiều năm kinh nghiệm cho biết, rất nhiều dự án giá căn hộ mua một hai năm trước ở thời điểm này nếu nhà đầu tư bảo toàn và thu hồi lại vốn đã là may mắn vì giá bất động sản liên tục sụt giảm.
Khoảng hai tháng nay không khí mua bán có nhộn nhịp hơn. Nhưng theo vị giám đốc này thì giao dịch thành công vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Người có nhu cầu thực không huy động được đủ tiền, giấy tờ căn hộ không đầy đủ, cũng không loại trừ tâm lý chờ đợi giá tiếp tục hạ… Đó là những lý do khiến thị trường bất động sản vẫn trầm lắng và chưa thể “ngóc đầu” lên được vào thời điểm này.
Theo Infonet