“Hầu hết các công trình giao thông của ngành bị chậm tiến độ dẫn đến phải điều chỉnh dự án, cùng với trượt giá khiến vốn đầu tư dự án tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có hiện tượng nhà thầu bỏ giá thấp nên đến khi thi công mới bộc lộ yếu kém”.
Đại diện Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết như vậy.
"Chậm ngày nào, thiệt hại ngày đấy"
Thi công trong tình trạng thiếu vốn, mặt bằng xôi đỗ, năng lực một số nhà thầu yếu, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang “gồng sức” để kịp thông xe kỹ thuật vào ngày 30/6 này.
Ông Mai Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết: Chỉ trong vòng 2 đến 3 năm lại đây, mức độ trượt giá đã tăng đến 23% do dự án bị kéo dài.
“Hiệu quả dự án phụ thuộc vào tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), các hợp đồng đã ký đều có điều khoản điều chỉnh giá. Dự án càng kéo dài giá nhân công, vật liệu sẽ phải điều chỉnh tăng. Chậm ngày nào chủ đầu tư thiệt hại ngày đấy”, ông Mai Tuấn Anh nói.
Theo ông Anh, có ba yếu tố khiến dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình gặp khó khăn là GPMB, vốn và năng lực nhà thầu. Việc giải phóng mặt bằng gần 7 năm chưa dứt điểm, vốn chủ đầu tư phải đi vay thương mại để ứng cho nhà thầu, còn năng lực một số nhà thầu yếu, VEC đã phải dừng 2 nhà thầu, điều chuyển khối lượng thi công.
Tương tự là dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Ban quản lý dự án 2 cho biết do chậm tiến độ, vốn dành cho GPMB, hỗ trợ tổng đầu tư đã phải điều chỉnh đến 4 lần từ phê duyệt ban đầu khoảng 568 tỉ lên hơn 2 nghìn tỉ đồng. Chưa kể phải điều chỉnh giá để bù trượt giá cho các nhà thầu.
Không chỉ các dự án có nhà thầu nội tham gia bị chậm tiến độ, các dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và Hà Nội - Hải Phòng 90% khối lượng thi công do nhà thầu nước ngoài đảm nhận cũng trong tình trạng chậm tiến độ.
Cụ thể, Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khi khởi công từ tháng 9/2009 giá trị sản lượng do các nhà thầu nước ngoài mới đạt 26,9%, theo đánh giá của Bộ GTVT nhìn chung các gói thầu thi công đều chậm.
Dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây các nhà thầu nước ngoài thực hiện 4 gói thầu hiện giá trị sản lượng đang bị chậm 3,32%. Khối lượng chậm tiến độ nhiều nhất thuộc về dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khi cả 9 gói thầu do các nhà thầu nước ngoài đảm nhận đều không đạt yêu cầu về tiến độ thi công theo hợp đồng xây lắp đã ký kết, trong đó có đến 4 gói thầu chậm hơn trên 40%.
Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, các công trình giao thông của ngành hầu hết bị chậm tiến độ, nhiều công trình bị kéo dài 2 - 3 năm.
Việc chậm tiến độ đã dẫn đến phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh tiến độ, cùng với trượt giá khiến vốn đầu tư dự án tăng (nhiều dự án tăng 2 - 3 lần).
Bỏ thầu thấp là nguyên nhân chính?
Tại hội nghị về tiến độ và chất lượng công trình do Bộ GTVT tổ chức tháng 3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức đã thẳng thắn cho biết: “Khi đấu thầu, có nhà thầu cứ quen bỏ thầu để trúng rồi sau đó cách này hay cách khác điều chỉnh giá thầu”.
Theo ông Đức, nhà thầu thường nêu ra lý do GPMB chậm, giải quyết thủ tục hành chính vướng mắc và thời tiết khó khăn để lý giải cho việc chậm tiến độ.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng thẳng thắn cho biết tại Hội nghị đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng một số Dự án Hạ tầng giao thông với sự tham gia của Nhà thầu nước ngoài diễn ra hồi đầy tháng 6, khi cho rằng: “Các nhà thầu bỏ giá thầu thấp bằng mọi giá để trúng thầu, nhưng khi được rồi, giá thấp quá không làm được lại bỏ bê, hoặc thuê các nhà thầu phụ năng lực yếu kém..”.
Đại diện Tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã nêu quan điểm: “Các bên cần tìm ra cách nào để nhà thầu không có lời bào chữa cho việc chậm tiến độ”.
Điều này thực tế không phải không làm được. Thực tế gói thầu số 3 dự án Đường Vành đai 3 dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30/6, rút ngắn thời gian thi công 5 tháng. Đây là một trong những công trình hiếm hoi của ngành giao thông về trước tiến độ một khoảng thời gian dài.
Ông Vũ Xuân Hòa, Tổng Giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết: Không có lý do gì để dự án gói thầu số 3 không hoàn thành đúng tiến độ. Bởi, nhà thầu có mặt bằng, có vốn. Do vậy nhà thầu tổ chức thi công khoa học, tập trung thiết bị, nhân lực trên công trường thì chắc chắn công trình sẽ hoàn thành sớm.
Nói về mức giá bỏ thầu dự án này, ông Hiroaki Mukaichi,Trưởng tư vấn dự án Đường vành đai 3 cho biết: “Dự án sử dụng nguồn vốn của JICA nên đã được tính toán kỹ mức giá bỏ thầu”.
Được biết, đối với các dự án vốn tài trợ nước ngoài Bộ GTVT đã đề nghị nhà tài trợ có cơ chế giá sàn bỏ thầu, hạn chế bỏ thầu quá thấp dẫn đến triển khai thi công khó khăn dẫn tới dự án chậm tiến độ
"Chậm ngày nào, thiệt hại ngày đấy"
Thi công trong tình trạng thiếu vốn, mặt bằng xôi đỗ, năng lực một số nhà thầu yếu, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang “gồng sức” để kịp thông xe kỹ thuật vào ngày 30/6 này.
Dự án Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Ông Mai Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết: Chỉ trong vòng 2 đến 3 năm lại đây, mức độ trượt giá đã tăng đến 23% do dự án bị kéo dài.
“Hiệu quả dự án phụ thuộc vào tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), các hợp đồng đã ký đều có điều khoản điều chỉnh giá. Dự án càng kéo dài giá nhân công, vật liệu sẽ phải điều chỉnh tăng. Chậm ngày nào chủ đầu tư thiệt hại ngày đấy”, ông Mai Tuấn Anh nói.
Theo ông Anh, có ba yếu tố khiến dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình gặp khó khăn là GPMB, vốn và năng lực nhà thầu. Việc giải phóng mặt bằng gần 7 năm chưa dứt điểm, vốn chủ đầu tư phải đi vay thương mại để ứng cho nhà thầu, còn năng lực một số nhà thầu yếu, VEC đã phải dừng 2 nhà thầu, điều chuyển khối lượng thi công.
Tương tự là dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Ban quản lý dự án 2 cho biết do chậm tiến độ, vốn dành cho GPMB, hỗ trợ tổng đầu tư đã phải điều chỉnh đến 4 lần từ phê duyệt ban đầu khoảng 568 tỉ lên hơn 2 nghìn tỉ đồng. Chưa kể phải điều chỉnh giá để bù trượt giá cho các nhà thầu.
Không chỉ các dự án có nhà thầu nội tham gia bị chậm tiến độ, các dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và Hà Nội - Hải Phòng 90% khối lượng thi công do nhà thầu nước ngoài đảm nhận cũng trong tình trạng chậm tiến độ.
Cụ thể, Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khi khởi công từ tháng 9/2009 giá trị sản lượng do các nhà thầu nước ngoài mới đạt 26,9%, theo đánh giá của Bộ GTVT nhìn chung các gói thầu thi công đều chậm.
Dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây các nhà thầu nước ngoài thực hiện 4 gói thầu hiện giá trị sản lượng đang bị chậm 3,32%. Khối lượng chậm tiến độ nhiều nhất thuộc về dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khi cả 9 gói thầu do các nhà thầu nước ngoài đảm nhận đều không đạt yêu cầu về tiến độ thi công theo hợp đồng xây lắp đã ký kết, trong đó có đến 4 gói thầu chậm hơn trên 40%.
Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, các công trình giao thông của ngành hầu hết bị chậm tiến độ, nhiều công trình bị kéo dài 2 - 3 năm.
Việc chậm tiến độ đã dẫn đến phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh tiến độ, cùng với trượt giá khiến vốn đầu tư dự án tăng (nhiều dự án tăng 2 - 3 lần).
Bỏ thầu thấp là nguyên nhân chính?
Tại hội nghị về tiến độ và chất lượng công trình do Bộ GTVT tổ chức tháng 3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức đã thẳng thắn cho biết: “Khi đấu thầu, có nhà thầu cứ quen bỏ thầu để trúng rồi sau đó cách này hay cách khác điều chỉnh giá thầu”.
Theo ông Đức, nhà thầu thường nêu ra lý do GPMB chậm, giải quyết thủ tục hành chính vướng mắc và thời tiết khó khăn để lý giải cho việc chậm tiến độ.
Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khi khởi công từ tháng 9/2009 giá trị sản lượng do các nhà thầu nước ngoài mới đạt 26,9%, theo đánh giá của Bộ GTVT nhìn chung các gói thầu thi công đều chậm.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng thẳng thắn cho biết tại Hội nghị đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng một số Dự án Hạ tầng giao thông với sự tham gia của Nhà thầu nước ngoài diễn ra hồi đầy tháng 6, khi cho rằng: “Các nhà thầu bỏ giá thầu thấp bằng mọi giá để trúng thầu, nhưng khi được rồi, giá thấp quá không làm được lại bỏ bê, hoặc thuê các nhà thầu phụ năng lực yếu kém..”.
Đại diện Tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã nêu quan điểm: “Các bên cần tìm ra cách nào để nhà thầu không có lời bào chữa cho việc chậm tiến độ”.
Điều này thực tế không phải không làm được. Thực tế gói thầu số 3 dự án Đường Vành đai 3 dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30/6, rút ngắn thời gian thi công 5 tháng. Đây là một trong những công trình hiếm hoi của ngành giao thông về trước tiến độ một khoảng thời gian dài.
Ông Vũ Xuân Hòa, Tổng Giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết: Không có lý do gì để dự án gói thầu số 3 không hoàn thành đúng tiến độ. Bởi, nhà thầu có mặt bằng, có vốn. Do vậy nhà thầu tổ chức thi công khoa học, tập trung thiết bị, nhân lực trên công trường thì chắc chắn công trình sẽ hoàn thành sớm.
Nói về mức giá bỏ thầu dự án này, ông Hiroaki Mukaichi,Trưởng tư vấn dự án Đường vành đai 3 cho biết: “Dự án sử dụng nguồn vốn của JICA nên đã được tính toán kỹ mức giá bỏ thầu”.
Được biết, đối với các dự án vốn tài trợ nước ngoài Bộ GTVT đã đề nghị nhà tài trợ có cơ chế giá sàn bỏ thầu, hạn chế bỏ thầu quá thấp dẫn đến triển khai thi công khó khăn dẫn tới dự án chậm tiến độ
Theo VEF