Dài 2,6 km và chịu được áp lực trọng tải lên đến 36.000 tấn với hình thù một con khủng long, cầu Dinosaur (Khủng long) là điều thần kỳ tiếp theo của đất nước mặt trời mọc khi chính thức thông xe vào tháng 2-2012.
Cầu Tokyo Gate với hình dạng khủng long lừng lững trên bầu trời Tokyo
Cầu Khủng long có tên gọi chính thức là Tokyo Gate, nhưng cái tên Khủng long mới xứng đáng để diễn tả hết sự vĩ đại của cây cầu này.
Với trí tưởng tượng và sáng tạo không giới hạn, các kỹ sư Nhật Bản đã tạo nên một cây cầu với hình dạng một con khủng long thật sự.
Các kỹ sư đã mất không dưới hai năm để thiết kế hình dạng cây cầu. Chiều cao của cây cầu là một yếu tố làm “đau đầu” các kỹ sư vì nó phải đáp ứng quá nhiều tiêu chuẩn. Nằm gần sân bay Haneda nên cây cầu phải có chiều cao phù hợp sao cho máy bay có thể cất cánh và hạ cánh tại sân bay. Đồng thời, chiều cao đó cũng phải đủ để các tàu đi qua một cách an toàn mà vẫn vững chắc trước những trận động đất như “cơm bữa” ở Nhật Bản.
Cầu Khủng long dài 2,6 km với tổng cộng 4 làn xe và chịu được áp lực trọng tải lên đến 36.000 tấn. Cây cầu có thể chịu đựng được một trận động đất ngay cả khi nó diễn ra bên dưới Tokyo mà không gây nguy hiểm cho các lái xe, hành khách hay người đi bộ trên cầu.
Cầu Khủng long có kinh phí xây dựng lên tới 1,45 tỉ USD
Cây cầu đón 32.000 lượt xe mỗi ngày
Kinh phí xây dựng cầu Khủng long lên đến 113 tỉ yen (1,45 tỉ USD). Tuy nhiên, sự đầu tư khổng lồ này không hề lãng phí vì người dân chỉ mất 10 phút để đi lại giữa hai bờ thay vì 20 phút như trước đây.
Theo chính quyền địa phương, cầu Khủng long sẽ tạo ra khoảng 19 tỉ yen (246 triệu USD) mỗi năm với 32.000 lượt xe mỗi ngày.
Cây cầu được xây dựng vào năm 2002 trong cuộc đua nâng cao cơ sở hạ tầng để giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2016 của Tokyo.
Tuy để mất cơ hội đăng cai Thế vận hội 2016 vào tay Rio de Janeiro (Brazil) nhưng cầu Khủng Long lại là biểu tượng của sự thịnh vượng và phát triển ở đất nước mặt trời mọc.
Với trí tưởng tượng và sáng tạo không giới hạn, các kỹ sư Nhật Bản đã tạo nên một cây cầu với hình dạng một con khủng long thật sự.
Các kỹ sư đã mất không dưới hai năm để thiết kế hình dạng cây cầu. Chiều cao của cây cầu là một yếu tố làm “đau đầu” các kỹ sư vì nó phải đáp ứng quá nhiều tiêu chuẩn. Nằm gần sân bay Haneda nên cây cầu phải có chiều cao phù hợp sao cho máy bay có thể cất cánh và hạ cánh tại sân bay. Đồng thời, chiều cao đó cũng phải đủ để các tàu đi qua một cách an toàn mà vẫn vững chắc trước những trận động đất như “cơm bữa” ở Nhật Bản.
Cầu Khủng long dài 2,6 km với tổng cộng 4 làn xe và chịu được áp lực trọng tải lên đến 36.000 tấn. Cây cầu có thể chịu đựng được một trận động đất ngay cả khi nó diễn ra bên dưới Tokyo mà không gây nguy hiểm cho các lái xe, hành khách hay người đi bộ trên cầu.
Cầu Khủng long có kinh phí xây dựng lên tới 1,45 tỉ USD
Cây cầu đón 32.000 lượt xe mỗi ngày
Theo chính quyền địa phương, cầu Khủng long sẽ tạo ra khoảng 19 tỉ yen (246 triệu USD) mỗi năm với 32.000 lượt xe mỗi ngày.
Cây cầu được xây dựng vào năm 2002 trong cuộc đua nâng cao cơ sở hạ tầng để giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè 2016 của Tokyo.
Tuy để mất cơ hội đăng cai Thế vận hội 2016 vào tay Rio de Janeiro (Brazil) nhưng cầu Khủng Long lại là biểu tượng của sự thịnh vượng và phát triển ở đất nước mặt trời mọc.
Theo Tuổi trẻ/Autoevolution