Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo: “Những nội dung đề nghị thay đổi gói 30.000 tỷ đồng, tôi đề nghị cần có tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp ngày 28/4 tới".
Những định hướng đã rất rõ
Những sửa đổi và kiến nghị thêm giải pháp trong tờ trình sắp tới được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện giải ngân gói tín dụng nhà ở 30.000 tỷ đồng. Phát biểu tại buổi họp sáng 18/4, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ và các cấp, các ngành, địa phương đã giải quyết được 36.000 căn nhà ở xã hội. Trong đó, đóng góp của gói 30.000 tỷ đồng rất đáng kể.
Nhìn vào tỷ lệ tiêu thụ của vật liệu xây dựng đều tăng trên 15%, riêng xi măng tăng 26%, là những tín hiệu tốt, tương thích với sự ấm lên của thị trường BĐS. Đáng chú ý, theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS đến 28/2/2014 là 3,16%, giảm 0,2% so với 31/12/2013 và phù hợp với xu thế giảm của hàng tồn kho BĐS.
Chỉ đạo thêm về vấn đề này, Phó thủ tướng lưu ý, các cơ quan chức năng cần tính đến dự án nhà ở cho thuê, coi đây là vấn đề mang tính chiến lược trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở. Bởi nếu không chuyển tư duy từ mua đứt bán đoạn sang cho thuê lâu dài thì sẽ khó có thể giải quyết nhanh chóng nhu cầu nhà ở đang rất cao như hiện nay.
Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng - hình minh họaĐịnh hướng quy hoạch đã rất rõ, khu nhà ở xã hội xen lẫn khu thương mại để tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng các hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo ra sự công bằng xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa nhân văn, vì thế Chính phủ kiên quyết không thực hiện việc hoán đổi quỹ đất 20% vì muốn thực hiện chủ trương này.
Về lâu dài cần một chính sách tín dụng riêng cho nhà ở xã hội, gói 30.000 tỷ đồng chỉ là giải quyết vấn đề trước mắt. Đồng thời, nếu không chuyển tư duy từ mua sang cho thuê thì không thể giải quyết được vấn đề căn bản về nhà ở.
Phải tìm nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa mặn mà, kể cả cách tính lợi ích lẫn mặt thủ tục hành chính. Nếu doanh nghiệp “chê” không làm tức là có vấn đề khó. Đặc biệt, Phó thủ tướng chỉ đạo rõ: thời gian tới cần ưu tiên dành tín dụng để hoàn thành các dự án còn dở dang. Trường hợp rất đặc biệt mới cho triển khai dự án mới, nếu không sẽ tiếp tục gia tăng tồn kho.
Tính đến hết ngày 15/4/2014, các ngân hàng đã giải ngân được 1.699,4 tỷ đồng cho các cá nhân, dự án từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 3.962 hộ, cá nhân với số tiền 1.504 tỷ đồng, giải ngân cho 3.941 hộ với số tiền 975,7 tỷ đồng.Riêng tại TP. Hà Nội, đến thời điểm này đã giải ngân cho 2.139 hộ vay với số tiền 496,6 tỷ đồng; tại TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân cho 433 hộ với số tiền 146 tỷ đồng.
Những kiến nghị mới
Hiện liên Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường cùng NHNN đã thống nhất nội dung chuẩn bị ký ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai khi vay vốn để mua nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn của chương trình, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân, NHNN đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét nới một số điều kiện để được vay tiền gói 30.000 tỷ đồng.
Theo đó, cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng là đối tượng thu nhập thấp. Cùng với đó, cho phép được cho vay trong gói 30.000 tỷ đồng đối với các đối tượng khách hàng cá nhân mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà tối đa 1,05 tỷ đồng và không khống chế về diện tích, đơn giá để phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.
Đồng thời, kiến nghị bổ sung thêm một số NHTMCP có nhu cầu được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở để đẩy mạnh việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở. Và ngay tại cuộc họp ngày 18/4, NHNN còn đề xuất bổ sung đối tượng là các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không quá 840 triệu đồng, cũng như cho phép các đối tượng ký hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở trước ngày Nghị quyết 02/NQ-CP có hiệu lực (7/1/2013) được vay trong gói hỗ trợ này.
Theo NHNN, Đề án nghiên cứu thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở (MRA) đang được nghiên cứu. Tổ chức này sẽ sử dụng nguồn vốn của mình để cho các tổ chức tín dụng đã giải ngân cho vay mua nhà ở theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy định của NHNN vay lại, tạo nguồn vốn trung dài hạn cho các tổ chức tín dụng đối với khoản cho vay bất động sản, có thể khách hàng là chủ đầu tư hoặc người mua nhà.
Tuy nhiên, vướng mắc trong quá trình triển khai đề án thành lập MRA do đây là mô hình hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Do đó cần hoàn thiện khung pháp lý để tạo cơ sở triển khai mô hình MRA tại Việt Nam…
Bên cạnh đó, các ý kiến đến từ Hiệp hội BĐS, Tổng hội Xây dựng, ngân hàng, các địa phương cũng phản ánh một số vấn đề còn khó khăn trong quản lý, điều tiết thị trường nhà ở, lượng hàng tồn kho còn khá lớn, nhiều dự án xa trung tâm, thiếu hạ tầng đồng bộ vẫn không bán được hàng, giá cả nhà ở vẫn ở mức cao so với thu nhập người dân; DN đầu tư vẫn khó khăn về vốn do chưa trả được nợ cũ…
So với nhu cầu, nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu, đặc biệt là tại Hà Nội, Tp.HCM. Tại Hà Nội, việc sử dụng quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội phần lớn không đúng mục đích, kiểm tra 11 dự án chỉ có 3 dự án triển khai xây dựng nhà ở xã hội; 3 dự án đã cho chuyển đổi sang xây dựng nhà ở tái định cư và 3 dự án cho phép chuyển đổi sang nhà ở thương mại hoặc đấu giá quyền sử dụng đất.
Một số cơ chế ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như: hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương... chưa được quan tâm đúng mức; mức độ ưu đãi phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương nên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở loại này.
Đề cập đến trách nhiệm của các địa phương, Bộ Xây dựng cho biết, nguyên nhân gói 30.000 tỷ đồng giải ngân chậm là do chính quyền địa phương một số nơi còn chậm trễ trong việc triển khai các thủ tục hành chính, cho phép DN điều chỉnh quy hoạch, quyết định cho phép chuyển đổi dự án, điều chỉnh cơ cấu căn hộ…
Chính vì vậy, số lượng dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi sang nhà ở xã hội và dự án được điều chỉnh cơ cấu căn hộ còn thấp so với nhu cầu thực tế…
Xử lý những khúc mắc trên đang trở nên rất cấp thiết bởi hiện tại, cầu nhà ở xã hội rất lớn, ước tính lên tới 1 triệu căn, trong khi về phía cung mới có 129 dự án nhà ở xã hội với khoảng 82.000 căn sẽ được cung ứng ra thị trường. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, cung nhà ở xã hội thiếu nhưng diện tích đất làm nhà ở xã hội không thiếu. Cần tháo gỡ cơ chế chính sách để giải quyết nhà ở xã hội.
Những sửa đổi và kiến nghị thêm giải pháp trong tờ trình sắp tới được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện giải ngân gói tín dụng nhà ở 30.000 tỷ đồng. Phát biểu tại buổi họp sáng 18/4, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ và các cấp, các ngành, địa phương đã giải quyết được 36.000 căn nhà ở xã hội. Trong đó, đóng góp của gói 30.000 tỷ đồng rất đáng kể.
Nhìn vào tỷ lệ tiêu thụ của vật liệu xây dựng đều tăng trên 15%, riêng xi măng tăng 26%, là những tín hiệu tốt, tương thích với sự ấm lên của thị trường BĐS. Đáng chú ý, theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS đến 28/2/2014 là 3,16%, giảm 0,2% so với 31/12/2013 và phù hợp với xu thế giảm của hàng tồn kho BĐS.
Chỉ đạo thêm về vấn đề này, Phó thủ tướng lưu ý, các cơ quan chức năng cần tính đến dự án nhà ở cho thuê, coi đây là vấn đề mang tính chiến lược trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở. Bởi nếu không chuyển tư duy từ mua đứt bán đoạn sang cho thuê lâu dài thì sẽ khó có thể giải quyết nhanh chóng nhu cầu nhà ở đang rất cao như hiện nay.
Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng - hình minh họa
Về lâu dài cần một chính sách tín dụng riêng cho nhà ở xã hội, gói 30.000 tỷ đồng chỉ là giải quyết vấn đề trước mắt. Đồng thời, nếu không chuyển tư duy từ mua sang cho thuê thì không thể giải quyết được vấn đề căn bản về nhà ở.
Phải tìm nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa mặn mà, kể cả cách tính lợi ích lẫn mặt thủ tục hành chính. Nếu doanh nghiệp “chê” không làm tức là có vấn đề khó. Đặc biệt, Phó thủ tướng chỉ đạo rõ: thời gian tới cần ưu tiên dành tín dụng để hoàn thành các dự án còn dở dang. Trường hợp rất đặc biệt mới cho triển khai dự án mới, nếu không sẽ tiếp tục gia tăng tồn kho.
Tính đến hết ngày 15/4/2014, các ngân hàng đã giải ngân được 1.699,4 tỷ đồng cho các cá nhân, dự án từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 3.962 hộ, cá nhân với số tiền 1.504 tỷ đồng, giải ngân cho 3.941 hộ với số tiền 975,7 tỷ đồng.Riêng tại TP. Hà Nội, đến thời điểm này đã giải ngân cho 2.139 hộ vay với số tiền 496,6 tỷ đồng; tại TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân cho 433 hộ với số tiền 146 tỷ đồng.
Những kiến nghị mới
Hiện liên Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường cùng NHNN đã thống nhất nội dung chuẩn bị ký ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai khi vay vốn để mua nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn của chương trình, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân, NHNN đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét nới một số điều kiện để được vay tiền gói 30.000 tỷ đồng.
Theo đó, cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng là đối tượng thu nhập thấp. Cùng với đó, cho phép được cho vay trong gói 30.000 tỷ đồng đối với các đối tượng khách hàng cá nhân mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà tối đa 1,05 tỷ đồng và không khống chế về diện tích, đơn giá để phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.
Đồng thời, kiến nghị bổ sung thêm một số NHTMCP có nhu cầu được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở để đẩy mạnh việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở. Và ngay tại cuộc họp ngày 18/4, NHNN còn đề xuất bổ sung đối tượng là các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không quá 840 triệu đồng, cũng như cho phép các đối tượng ký hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở trước ngày Nghị quyết 02/NQ-CP có hiệu lực (7/1/2013) được vay trong gói hỗ trợ này.
Theo NHNN, Đề án nghiên cứu thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở (MRA) đang được nghiên cứu. Tổ chức này sẽ sử dụng nguồn vốn của mình để cho các tổ chức tín dụng đã giải ngân cho vay mua nhà ở theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy định của NHNN vay lại, tạo nguồn vốn trung dài hạn cho các tổ chức tín dụng đối với khoản cho vay bất động sản, có thể khách hàng là chủ đầu tư hoặc người mua nhà.
Tuy nhiên, vướng mắc trong quá trình triển khai đề án thành lập MRA do đây là mô hình hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Do đó cần hoàn thiện khung pháp lý để tạo cơ sở triển khai mô hình MRA tại Việt Nam…
Bên cạnh đó, các ý kiến đến từ Hiệp hội BĐS, Tổng hội Xây dựng, ngân hàng, các địa phương cũng phản ánh một số vấn đề còn khó khăn trong quản lý, điều tiết thị trường nhà ở, lượng hàng tồn kho còn khá lớn, nhiều dự án xa trung tâm, thiếu hạ tầng đồng bộ vẫn không bán được hàng, giá cả nhà ở vẫn ở mức cao so với thu nhập người dân; DN đầu tư vẫn khó khăn về vốn do chưa trả được nợ cũ…
So với nhu cầu, nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu, đặc biệt là tại Hà Nội, Tp.HCM. Tại Hà Nội, việc sử dụng quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội phần lớn không đúng mục đích, kiểm tra 11 dự án chỉ có 3 dự án triển khai xây dựng nhà ở xã hội; 3 dự án đã cho chuyển đổi sang xây dựng nhà ở tái định cư và 3 dự án cho phép chuyển đổi sang nhà ở thương mại hoặc đấu giá quyền sử dụng đất.
Một số cơ chế ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như: hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương... chưa được quan tâm đúng mức; mức độ ưu đãi phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương nên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở loại này.
Đề cập đến trách nhiệm của các địa phương, Bộ Xây dựng cho biết, nguyên nhân gói 30.000 tỷ đồng giải ngân chậm là do chính quyền địa phương một số nơi còn chậm trễ trong việc triển khai các thủ tục hành chính, cho phép DN điều chỉnh quy hoạch, quyết định cho phép chuyển đổi dự án, điều chỉnh cơ cấu căn hộ…
Chính vì vậy, số lượng dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi sang nhà ở xã hội và dự án được điều chỉnh cơ cấu căn hộ còn thấp so với nhu cầu thực tế…
Xử lý những khúc mắc trên đang trở nên rất cấp thiết bởi hiện tại, cầu nhà ở xã hội rất lớn, ước tính lên tới 1 triệu căn, trong khi về phía cung mới có 129 dự án nhà ở xã hội với khoảng 82.000 căn sẽ được cung ứng ra thị trường. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, cung nhà ở xã hội thiếu nhưng diện tích đất làm nhà ở xã hội không thiếu. Cần tháo gỡ cơ chế chính sách để giải quyết nhà ở xã hội.
Theo TBNH