Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, chính sách chưa “bật đèn xanh” cho loại hình căn hộ diện tích nhỏ.
Ông Nam cho biết, dư luận đã hiểu sai nội dung trên vì đó là đề nghị của Bộ Xây dựng khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở cho thuê tại khu vực đô thị. Theo đó, chỉ có căn hộ cho thuê mới được phép xây dựng với diện tích 25 m2. Bộ Xây dựng chưa bao giờ kiến nghị cho phép doanh nghiệp được xây dựng các căn hộ có diện tích 25 m2 để bán.
Trước đó ít lâu, thông tin cho phép xây dựng căn hộ 25m2 đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số doanh nghiệp còn nhanh chân tung ra chào bán những căn hộ loại diện tích nhỏ này.
Điển hình như, chủ đầu tư FPT City chuẩn bị tung ra hàng loạt căn hộ có diện tích chỉ 25m2 tại Đà Nẵng. Tính pháp lý của căn hộ vẫn đảm bảo nhưng nếu kiến nghị cho phép xây dựng căn hộ 25m2 không được thông qua, khách hàng mua căn hộ loại này sẽ phải chịu cảnh chung sổ đổ.
Bộ Xây dựng chưa bao giờ cho phép xây nhà siêu nhỏ để bán.
Trước đó ít lâu, thông tin cho phép xây dựng căn hộ 25m2 đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số doanh nghiệp còn nhanh chân tung ra chào bán những căn hộ loại diện tích nhỏ này.
Điển hình như, chủ đầu tư FPT City chuẩn bị tung ra hàng loạt căn hộ có diện tích chỉ 25m2 tại Đà Nẵng. Tính pháp lý của căn hộ vẫn đảm bảo nhưng nếu kiến nghị cho phép xây dựng căn hộ 25m2 không được thông qua, khách hàng mua căn hộ loại này sẽ phải chịu cảnh chung sổ đổ.
Ông Trương Anh Tuấn, Luật sư thành viên Văn phòng luật sư Investlinkco và Cộng sự : Luật Nhà ở hiện hành chỉ quy định về diện tích tối thiểu của một căn hộ chung cư, không quy định về vấn đề sở hữu căn hộ chung cư. Việc sở hữu căn hộ chung cư hoặc sở hữu một tài sản nói chung thuộc phạm vi pháp luật dân sự (theo nghĩa hẹp). Sở hữu căn hộ chung cư cũng tương tự như việc sở hữu xe máy hoặc xe ô tô, một hoặc nhiều người có thể cùng sở hữu một tài sản. Bộ luật Dân sự hiện hành và những quy định pháp luật khác cũng không có quy định nào cấm nhiều người sở hữu một căn hộ chung cư, do đó có thể có rất nhiều người cùng sở hữu một căn hộ chung cư . Tuy nhiên, khi đồng sở hữu căn hộ chung cư, khách hàng cần lường trước vấn đề pháp lý, nhất là khi số lượng người sở hữu càng nhiều, tính cách và nhu cầu càng đa dạng. Có 2 vấn đề khó khăn gồm chuyển nhượng và cầm cố khi khách hàng đồng sở hữu sổ đỏ. Ví dụ, nếu căn hộ chung cư 50m2 của riêng một cặp vợ chồng thì chỉ cần hai vợ chồng cùng ký tên là có thể quyết định căn hộ được chuyển nhượng hoặc được cầm cố. Nay, nếu căn hộ chung cư đó có 2 cặp vợ chồng cùng tham gia mua chung, sẽ cần chữ ký đồng ý của 4 người. Tương tự, nếu căn hộ chung cư loại 75 m2 có 3 cặp vợ chồng đồng sở hữu thì cần sự đồng ý của 6 người. “Dù các bên có thể thực hiện việc ủy quyền thường xuyên để mỗi cặp vợ chồng tự quyết định phần diện tích riêng của mình, thì việc ủy quyền này có thể vẫn phức tạp. Nếu thay đổi chủ sở hữu thì phải thay đổi việc ủy quyền, nếu một trong những bên ủy quyền khác xảy ra trường hợp chết, thừa kế, ly hôn. Vì vậy, vấn đề pháp lý của căn hộ đó sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với khi chỉ có một cặp vợ chồng sở hữu”. Những hệ lụy khác có thể xảy ra liên quan tới việc chung sống trong cùng căn hộ có chung giấy tờ là khi có những việc sửa chữa nhà cửa, những trường hợp trong cuộc sống mà cần sử dụng giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ. |
Theo Đô thị