Cần phải tham khảo ý kiến người dân trước khi đưa vào thực hiện
Trao đổi với TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội khẳng định, biệt thự cổ là một trong những di sản của Hà Nội. Chính vì nó là di sản của thủ đô nên việc bán hay không, bán như thế nào và quy chế bảo tồn những biệt thự này ra làm sao cần phải quy định rõ ràng, cụ thể.
Ông Nghiêm cho biết, hiện nay TP. Hà Nội có gần 1600 biệt thự cổ, trong đó Nhà nước sở hữu 1000 căn, còn lại là của tư nhân. Ông Nghiêm cũng cho biết, hiện nay đang phân biệt thự cổ Hà Nội thành bốn loại khác nhau, loại thứ nhất là cần bảo tồn nguyên hiện trạng, loại này hiện có khoảng 300 biệt thự. Loại thứ hai là bảo tồn phong cách, loại thứ ba được cải tạo, sửa chữa và loại cuối cùng là được phép tháo dỡ. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn rằng dựa vào tiêu chí nào để phân biệt biệt thự Hà Nội thành bốn loại như thế? "Tôi cho rằng, trong vấn đề này cần lấy ý kiến của nhiều cá nhân, của các nhà khoa học, hội đồng khoa học kiến trúc và sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân chứ không thể chỉ dựa vào ý kiến của một vài người, kể cả người có chuyên môn để đưa ra một vài tiêu chí để phân loại như thế", ông Nghiêm nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề thủ tục rườm rà khi người mua biệt thự cổ muốn sửa chữa phải có ý kiến của ba Sở đồng ý, ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, sau khi phân loại biệt thự thì mới xác định được mục tiêu sử dụng các biệt thự đó như thế nào. Nếu biệt thự đó thuộc diện được phá đi làm lại thì thủ tục nên đơn giản, thông thường chứ không rườm rà, làm khó cho người sử dụng. Hơn nữa, khi mua một biệt thự cổ, người ta đã phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn, nếu còn làm khó họ bằng những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp quả thực là điều không nên.
Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, bản đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội chưa rõ ràng. Nhiều chuyên gia về kiến trúc cũng cho rằng bản đề xuất ấy chưa hợp lý. Vị nguyên giám đốc Sở Kiến trúc - Quy hoạch Hà Nội cũng khẳng định rằng, thông tin bán biệt thự cho tư nhân mới chỉ là đề xuất của Sở Xây dựng chứ UBND TP. Hà Nội chưa phê duyệt. Và trước sau ông vẫn bảo lưu ý kiến rằng cần phải tham khảo nhiều ý kiến của các nhà khoa học, hội đồng kiến trúc và đông đảo nhân dân. Cẩn thận trong phân loại và gắn liền với những giải pháp thực tiễn là điều bắt buộc.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm
Ông Nghiêm cho biết, hiện nay TP. Hà Nội có gần 1600 biệt thự cổ, trong đó Nhà nước sở hữu 1000 căn, còn lại là của tư nhân. Ông Nghiêm cũng cho biết, hiện nay đang phân biệt thự cổ Hà Nội thành bốn loại khác nhau, loại thứ nhất là cần bảo tồn nguyên hiện trạng, loại này hiện có khoảng 300 biệt thự. Loại thứ hai là bảo tồn phong cách, loại thứ ba được cải tạo, sửa chữa và loại cuối cùng là được phép tháo dỡ. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn rằng dựa vào tiêu chí nào để phân biệt biệt thự Hà Nội thành bốn loại như thế? "Tôi cho rằng, trong vấn đề này cần lấy ý kiến của nhiều cá nhân, của các nhà khoa học, hội đồng khoa học kiến trúc và sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân chứ không thể chỉ dựa vào ý kiến của một vài người, kể cả người có chuyên môn để đưa ra một vài tiêu chí để phân loại như thế", ông Nghiêm nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề thủ tục rườm rà khi người mua biệt thự cổ muốn sửa chữa phải có ý kiến của ba Sở đồng ý, ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, sau khi phân loại biệt thự thì mới xác định được mục tiêu sử dụng các biệt thự đó như thế nào. Nếu biệt thự đó thuộc diện được phá đi làm lại thì thủ tục nên đơn giản, thông thường chứ không rườm rà, làm khó cho người sử dụng. Hơn nữa, khi mua một biệt thự cổ, người ta đã phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn, nếu còn làm khó họ bằng những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp quả thực là điều không nên.
Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, bản đề xuất của Sở Xây dựng Hà Nội chưa rõ ràng. Nhiều chuyên gia về kiến trúc cũng cho rằng bản đề xuất ấy chưa hợp lý. Vị nguyên giám đốc Sở Kiến trúc - Quy hoạch Hà Nội cũng khẳng định rằng, thông tin bán biệt thự cho tư nhân mới chỉ là đề xuất của Sở Xây dựng chứ UBND TP. Hà Nội chưa phê duyệt. Và trước sau ông vẫn bảo lưu ý kiến rằng cần phải tham khảo nhiều ý kiến của các nhà khoa học, hội đồng kiến trúc và đông đảo nhân dân. Cẩn thận trong phân loại và gắn liền với những giải pháp thực tiễn là điều bắt buộc.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm Quy định còn nhiều điểm mập mờ Đồng quan điểm với ông Đào Ngọc Nghiêm, KTS. Hoàng Đạo Kính cho rằng, cần xem lại việc phân loại biệt thự như vậy đã hợp lý và quy định rõ ràng, cụ thể cho từng loại biệt thự. Ví dụ nếu bảo tồn phong cách thì phong cách gì, bảo tồn ra làm sao. Xã hội hóa biệt thự cổ là điều cần thiết. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước cũng làm vậy. Nhưng mục đích bán biệt thự để làm gì, xã hội hóa như thế nào thì Nhà nước cần công bố rộng rãi, chứ không nên mập mờ. |
Theo Người đưa tin