Cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Xây dựng có công văn chỉ đạo quản lý kiến trúc gửi các tỉnh, thành phố, trong đó lưu ý, không xây dựng các công trình kiến trúc theo hướng nhại kiểu kiến trúc cổ điển Pháp- châu Âu...Tuy nhiên, ngay sau đó, quy định này đã… "chết yểu" vì không phù hợp với thực tế.
Ngôn ngữ kiến trúc riêng là phải... tìm kiếm!
TS.Đào Ngọc Nghiêm, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, lưu ý không xây dựng các công trình kiến trúc theo hướng nhại kiểu kiến trúc cổ điển Pháp- châu Âu của Bộ Xây dựng là chưa chuẩn xác, cần làm rõ hơn thế nào là nhại cổ. Thực tế hiện nay, tại Hà Nội và TP.HCM, các tòa nhà kiến trúc Pháp đã trở thành một phần bản sắc của đô thị.
Trao đổi với PV, kiến trúc sư Lê Thanh Tùng nhận định, thực tế, phong cách kiến trúc châu Âu được các kiến trúc sư trong nước phân loại chưa tốt, dễ nhầm lẫn các thức gờ chỉ giữa các phong cách kiến trúc với nhau. Kết quả là đứa "con lai" không giống ai. Theo quan điểm của kiến trúc sư Tùng, kiến trúc cổ điển Pháp tồn tại rất lâu đời và được cả thế giới công nhận và học hỏi vậy mà ở ta lại cấm? Kiểu kiến trúc cổ điển Pháp thể hiện ngôn ngữ quý tộc, sang trọng, thịnh vượng, không có lý do gì chúng ta phải cấm kiến trúc cổ điển này. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm và trình độ của người quản lý đô thị, quy hoạch, tầm nhìn đô thị.
Kiến trúc sư Tùng đặt câu hỏi, đâu là kiến trúc nhà truyền thống? Ở Việt Nam, nhà tranh vách đất, nhà ba gian bằng gỗ, hay nhà cấp 4 lợp ngói được xem là truyền thống?
Tuy nhiên, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện cho rằng, quy định nào đề ra cũng có cái hợp lý của nó, có cái đúng của nó. Xây nhà theo cảnh quan, môi trường sống và theo tập quán sinh hoạt cộng đồng là hoàn toàn đúng đắn và xây có quy hoạch thì tất nhiên là sẽ đẹp hơn.
Trao đổi với PV, ông Ngô Doãn Đức, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam phân tích: Tình trạng bắt chước kiến trúc Pháp đã trở thành một câu chuyện kéo dài nhiều năm. Năm 2008, hội Kiến trúc sư Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo về chủ nghĩa hình thức trong kiến trúc, trong đó có bàn về kiến trúc cổ Pháp. Trên thực tế, một số chủ đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư Nhà nước hay chỉ định cho kiến trúc sư vẽ lối kiến trúc này khi xây dựng các công trình như trung tâm hội nghị hành chính tỉnh... Ở vị trí của mình, họ đem sở thích cá nhân với kiến trúc cổ để áp đặt cho những công trình chung. Việc làm này lặp đi, lặp lại quá nhiều khiến nhiều người lo ngại nó trở thành nguy cơ cản trở bước tiến của ngành kiến trúc. Có lẽ bộ Xây dựng thấy được điều này và mới ra văn bản đó. Văn bản này đóng góp tạo ra hướng giải thoát cho các trường hợp chủ đầu tư đặc biệt là các chủ đầu tư Nhà nước luôn chỉ định người vẽ thiết kế theo kiến trúc cổ điển Pháp.
Ông Đức phân tích: Thời đại ngày nay là thời đại của những vật liệu xây dựng mới như nhôm, thép, kính; trong khi kiến trúc Pháp lại nghiêng về gạch, bê tông.
Tuy nhiên, cũng theo ông Đức, phải tuỳ từng trường hợp mà lựa chọn lối kiến trúc cho phù hợp với công trình. "Trong nghệ thuật có hai góc là góc tương phản và góc đồng điệu. Vì thế ở những khu vực đậm đặc kiến trúc Pháp như khu vực phố Pháp ở Hà Nội mà xuất hiện một công trình xây mới thì chúng ta phải nghiên cứu xây cái nhà theo lối kiến trúc cũ xưa, phảng phất nét cổ...”, vị kiến trúc sư này nhấn mạnh.
Theo ông Đức, ngôn ngữ kiến trúc riêng là phải tìm kiếm chứ không phải bắt chước. Các chủ đầu tư hay các đơn vị Nhà nước hãy tạo cơ hội cho các kiến trúc được sáng tạo. Chúng ta có 17.000 kiến trúc sư sẽ giúp cho chủ đầu tư tìm được ngôn ngữ kiến trúc riêng của công trình.
Lỗi... sai do in ấn hay quy định thiếu... tầm nhìn?!
Sau khi báo chí đăng tải thông tin về việc Bộ Xây dựng trong công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cuối tháng 5 vừa qua có lưu ý các địa phương "không xây dựng các công trình nhại kiến trúc cổ điển kiểu Pháp - châu Âu", đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân sách. Tuy nhiên, trong công văn185/BXD-VP gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí chiều 13/6, bộ Xây dựng cho biết muốn bỏ nội dung không xây dựng công trình nhại kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu", vì in ấn có "sai sót"?!.
Xung quanh đề xuất trên và "lỗi in ấn" của Bộ Xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng, văn bản pháp quy là loại văn bản hành chính, thông dụng. Về hình thức phải đúng quy định và nội dung phải rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. Tuy nhiên, văn bản pháp quy mà Bộ Xây dựng đưa ra lại không rõ ràng: "Không xây dựng các công trình theo hướng nhại kiểu kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu". Từ "nhại kiểu kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu" là theo trường phái nào? Không xây công trình nào? Người ra văn bản lẽ nào không hiểu nhiều những thuật ngữ kiến trúc xây dựng?
Trao đổi với PV, TS. Lê Hồng Sơn, cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) tỏ ra khá bất ngờ trước việc có lỗi in ấn sai tới hẳn một "điều khoản" như thế. Ông nhận định: "Có thể, họ thấy vướng, thấy ngô nghê nên họ bỏ chứ các quy định khi ban ra phải thật chuẩn. Vấn đề phải xem kiến trúc Pháp như thế nào, có quy định nào cấm không mà "ông" đã cấm như thế?".
TS.Đào Ngọc Nghiêm, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, lưu ý không xây dựng các công trình kiến trúc theo hướng nhại kiểu kiến trúc cổ điển Pháp- châu Âu của Bộ Xây dựng là chưa chuẩn xác, cần làm rõ hơn thế nào là nhại cổ. Thực tế hiện nay, tại Hà Nội và TP.HCM, các tòa nhà kiến trúc Pháp đã trở thành một phần bản sắc của đô thị.
Trụ sở Bộ Tài chính mới được xây dựng theo kiến trúc Pháp.
Trao đổi với PV, kiến trúc sư Lê Thanh Tùng nhận định, thực tế, phong cách kiến trúc châu Âu được các kiến trúc sư trong nước phân loại chưa tốt, dễ nhầm lẫn các thức gờ chỉ giữa các phong cách kiến trúc với nhau. Kết quả là đứa "con lai" không giống ai. Theo quan điểm của kiến trúc sư Tùng, kiến trúc cổ điển Pháp tồn tại rất lâu đời và được cả thế giới công nhận và học hỏi vậy mà ở ta lại cấm? Kiểu kiến trúc cổ điển Pháp thể hiện ngôn ngữ quý tộc, sang trọng, thịnh vượng, không có lý do gì chúng ta phải cấm kiến trúc cổ điển này. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm và trình độ của người quản lý đô thị, quy hoạch, tầm nhìn đô thị.
Kiến trúc sư Tùng đặt câu hỏi, đâu là kiến trúc nhà truyền thống? Ở Việt Nam, nhà tranh vách đất, nhà ba gian bằng gỗ, hay nhà cấp 4 lợp ngói được xem là truyền thống?
Tuy nhiên, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện cho rằng, quy định nào đề ra cũng có cái hợp lý của nó, có cái đúng của nó. Xây nhà theo cảnh quan, môi trường sống và theo tập quán sinh hoạt cộng đồng là hoàn toàn đúng đắn và xây có quy hoạch thì tất nhiên là sẽ đẹp hơn.
Trao đổi với PV, ông Ngô Doãn Đức, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam phân tích: Tình trạng bắt chước kiến trúc Pháp đã trở thành một câu chuyện kéo dài nhiều năm. Năm 2008, hội Kiến trúc sư Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo về chủ nghĩa hình thức trong kiến trúc, trong đó có bàn về kiến trúc cổ Pháp. Trên thực tế, một số chủ đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư Nhà nước hay chỉ định cho kiến trúc sư vẽ lối kiến trúc này khi xây dựng các công trình như trung tâm hội nghị hành chính tỉnh... Ở vị trí của mình, họ đem sở thích cá nhân với kiến trúc cổ để áp đặt cho những công trình chung. Việc làm này lặp đi, lặp lại quá nhiều khiến nhiều người lo ngại nó trở thành nguy cơ cản trở bước tiến của ngành kiến trúc. Có lẽ bộ Xây dựng thấy được điều này và mới ra văn bản đó. Văn bản này đóng góp tạo ra hướng giải thoát cho các trường hợp chủ đầu tư đặc biệt là các chủ đầu tư Nhà nước luôn chỉ định người vẽ thiết kế theo kiến trúc cổ điển Pháp.
Ông Đức phân tích: Thời đại ngày nay là thời đại của những vật liệu xây dựng mới như nhôm, thép, kính; trong khi kiến trúc Pháp lại nghiêng về gạch, bê tông.
Tuy nhiên, cũng theo ông Đức, phải tuỳ từng trường hợp mà lựa chọn lối kiến trúc cho phù hợp với công trình. "Trong nghệ thuật có hai góc là góc tương phản và góc đồng điệu. Vì thế ở những khu vực đậm đặc kiến trúc Pháp như khu vực phố Pháp ở Hà Nội mà xuất hiện một công trình xây mới thì chúng ta phải nghiên cứu xây cái nhà theo lối kiến trúc cũ xưa, phảng phất nét cổ...”, vị kiến trúc sư này nhấn mạnh.
Theo ông Đức, ngôn ngữ kiến trúc riêng là phải tìm kiếm chứ không phải bắt chước. Các chủ đầu tư hay các đơn vị Nhà nước hãy tạo cơ hội cho các kiến trúc được sáng tạo. Chúng ta có 17.000 kiến trúc sư sẽ giúp cho chủ đầu tư tìm được ngôn ngữ kiến trúc riêng của công trình.
Trong công văn 185/BXD-VP gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí, bộ Xây dựng cho biết, nội dung không xây dựng công trình nhại kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu là do in ấn có "sai sót".
Lỗi... sai do in ấn hay quy định thiếu... tầm nhìn?!
Sau khi báo chí đăng tải thông tin về việc Bộ Xây dựng trong công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cuối tháng 5 vừa qua có lưu ý các địa phương "không xây dựng các công trình nhại kiến trúc cổ điển kiểu Pháp - châu Âu", đặc biệt là các công trình sử dụng vốn ngân sách. Tuy nhiên, trong công văn185/BXD-VP gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan báo chí chiều 13/6, bộ Xây dựng cho biết muốn bỏ nội dung không xây dựng công trình nhại kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu", vì in ấn có "sai sót"?!.
Xung quanh đề xuất trên và "lỗi in ấn" của Bộ Xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng, văn bản pháp quy là loại văn bản hành chính, thông dụng. Về hình thức phải đúng quy định và nội dung phải rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. Tuy nhiên, văn bản pháp quy mà Bộ Xây dựng đưa ra lại không rõ ràng: "Không xây dựng các công trình theo hướng nhại kiểu kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu". Từ "nhại kiểu kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu" là theo trường phái nào? Không xây công trình nào? Người ra văn bản lẽ nào không hiểu nhiều những thuật ngữ kiến trúc xây dựng?
Trao đổi với PV, TS. Lê Hồng Sơn, cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) tỏ ra khá bất ngờ trước việc có lỗi in ấn sai tới hẳn một "điều khoản" như thế. Ông nhận định: "Có thể, họ thấy vướng, thấy ngô nghê nên họ bỏ chứ các quy định khi ban ra phải thật chuẩn. Vấn đề phải xem kiến trúc Pháp như thế nào, có quy định nào cấm không mà "ông" đã cấm như thế?".
Những quy định... "trên trời" Nhiều năm qua, hàng loạt quy định "trên trời" được đưa ra như: “Ngực lép” không được ra đường, xe chính chủ, phí đường bộ; xử phạt hành vi sử dụng điện thoại ở cây xăng; về việc cấm lắp ô kính trên nắp quan tài, số lượng vòng hoa khi viếng đám tang; nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm "khai sinh, khai tử"... gây bức xúc trong dư luận. Khi những phản ứng của dư luận chưa lắng xuống thì bộ Xây dựng lại ban hành thêm một quy định... "chết yểu". |
Theo Người đưa tin