Cha mẹ tôi có một căn nhà ở đường Phan Huy Ôn, P.19, Q.Bình Thạnh (TP.HCM). Trong bản kê khai nhà năm 1977, cha mẹ tôi để cho ông Q. khai là chủ sở hữu nhà. Sau đó, cha mẹ tôi xuất cảnh và giao nhà này cho ông Q. ở nhưng không có giấy tờ.
Trong đợt kê khai nhà, đất năm 1999, ông Q. khai căn nhà trên do gia đình tôi tặng. Năm 2002, cha tôi về Việt Nam và làm giấy ủy quyền cho ông Q. tiếp tục quản lý, sử dụng nhà. Sau đó cha mẹ tôi đã mất ở nước ngoài và tôi là người được thừa kế căn nhà này.
Năm 2009, tôi làm thủ tục xin cấp giấy hồng, UBND P.19, Q.Bình Thạnh đã niêm yết hồ sơ và xác nhận căn nhà trên không có tranh chấp. Tuy nhiên, Phòng Tài nguyên - môi trường Q.Bình Thạnh yêu cầu tôi phải bổ sung ý kiến cam kết không tranh chấp của vợ chồng ông Q. bằng văn bản.
Tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng ông Q. không chịu làm văn bản nên không biết làm sao để bổ sung cho đúng yêu cầu của Phòng Tài nguyên - môi trường. Trong khi đó, nghị định 88 về cấp “giấy hồng” không yêu cầu phải có giấy cam kết không tranh chấp của người sử dụng nhà trong hồ sơ.
Nguyễn Thị Yến Chiếu (P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Bà Nguyễn Thị Thanh Hợp (giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Q.Bình Thạnh) trả lời:
Khoản 3, 4 điều 23 nghị quyết 1037 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) quy định: Trường hợp người đang quản lý, sử dụng nhà ở không được công nhận là chủ sở hữu nhà ở đó thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu nhà ở phải đền bù một khoản chi phí hợp lý do đã trông nom, bảo quản nhà ở.
Nếu trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã ủy quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý và không xác định thời hạn thì bên ủy quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất 12 tháng.
Trong trường hợp này, chúng tôi khẳng định bà Yến Chiếu là người được sở hữu hợp pháp căn nhà trên. Tuy nhiên, do quy định trên nên Phòng Tài nguyên - môi trường muốn có ý kiến của ông Q. để xác định hai bên đã giải quyết xong chi phí về việc trông nom nhà từ khi cha mẹ bà Chiếu xuất cảnh.
Văn bản yêu cầu của Phòng Tài nguyên - môi trường không giải thích rõ điểm này nên gây thắc mắc cho bà Chiếu. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ mời bà Chiếu và gia đình ông Q. để giải thích rõ về điểm này. Nếu như hai bên không thỏa thuận được chi phí trông nom nhà thì bà Chiếu có thể khởi kiện đòi lại nhà tại tòa án.
Năm 2009, tôi làm thủ tục xin cấp giấy hồng, UBND P.19, Q.Bình Thạnh đã niêm yết hồ sơ và xác nhận căn nhà trên không có tranh chấp. Tuy nhiên, Phòng Tài nguyên - môi trường Q.Bình Thạnh yêu cầu tôi phải bổ sung ý kiến cam kết không tranh chấp của vợ chồng ông Q. bằng văn bản.
Tranh chấp đất đai - Hình minh họa
Tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng ông Q. không chịu làm văn bản nên không biết làm sao để bổ sung cho đúng yêu cầu của Phòng Tài nguyên - môi trường. Trong khi đó, nghị định 88 về cấp “giấy hồng” không yêu cầu phải có giấy cam kết không tranh chấp của người sử dụng nhà trong hồ sơ.
Nguyễn Thị Yến Chiếu (P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Bà Nguyễn Thị Thanh Hợp (giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Q.Bình Thạnh) trả lời:
Khoản 3, 4 điều 23 nghị quyết 1037 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) quy định: Trường hợp người đang quản lý, sử dụng nhà ở không được công nhận là chủ sở hữu nhà ở đó thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu nhà ở phải đền bù một khoản chi phí hợp lý do đã trông nom, bảo quản nhà ở.
Nếu trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã ủy quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý và không xác định thời hạn thì bên ủy quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất 12 tháng.
Trong trường hợp này, chúng tôi khẳng định bà Yến Chiếu là người được sở hữu hợp pháp căn nhà trên. Tuy nhiên, do quy định trên nên Phòng Tài nguyên - môi trường muốn có ý kiến của ông Q. để xác định hai bên đã giải quyết xong chi phí về việc trông nom nhà từ khi cha mẹ bà Chiếu xuất cảnh.
Văn bản yêu cầu của Phòng Tài nguyên - môi trường không giải thích rõ điểm này nên gây thắc mắc cho bà Chiếu. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ mời bà Chiếu và gia đình ông Q. để giải thích rõ về điểm này. Nếu như hai bên không thỏa thuận được chi phí trông nom nhà thì bà Chiếu có thể khởi kiện đòi lại nhà tại tòa án.
Theo VnMedia