Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông tin, thành phố hiện có 8 dự án cải tạo chung cư cũ đã phá dỡ, khởi công xây dựng lại; 6 dự án khác đã được phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết 1/500, trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, báo cáo UBND TP phê duyệt, có thể triển khai trong năm 2012.
Có 9 dự án được chấp thuận, hỗ trợ quỹ nhà tạm cư, 15 dự án hoàn thành điều tra xã hội học, thỏa thuận các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Số còn lại, 54 dự án đang điều tra xã hội học, 3 dự án là nhà biệt thự không được phép phá dỡ, 4 dự án chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu tiến độ, đề xuất đơn vị khác thay thế…
Đó là con số mà Sở Xây dựng Hà Nội có được sau khi rà soát, phân loại 110 dự án, đồ án quy hoạch cải tạo chung cư cũ. Theo Sở Xây dựng, khu vực lõi đô thị phải giảm mật độ dân số từ 1,2 triệu người xuống 0,8 triệu người, trong khi chung cư cũ tập trung ở khu vực này nên việc cân đối tài chính, cải thiện diện tích ở, hạn chế tăng dân số, hạn chế chiều cao công trình… là những yếu tố khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, nhiều năm qua, các dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án đã khởi công nhưng phải tạm dừng vì các lý do về chính sách và hỗ trợ đầu tư. Mặc dù trong các dự án cải tạo chung cư cũ, chủ đầu tư không phải trả tiền thuê đất, nhưng với diện tích phải đền bù căn hộ cho dân từ 1,8 đến 2,4 lần, chi phí thuê nhà cho người dân trong quá trình cải tạo… là khá lớn trong khi thành phố lại giới hạn chiều cao nên chủ đầu tư không biết lấy thu đâu để bù chi.
Một lực cản lớn cho việc cải tạo chung cư cũ là ở rất nhiều khu dù nhà cửa đã xuống cấp rất nghiêm trọng, nhưng các hộ dân thuộc diện di dời cẫn đòi đền bù rất cao, “nhiều khi khiến chủ đầu tư như lâm vào thế bế tắc” như lời một đại diện chủ đầu tư than phiền. Một ví dụ tiêu biểu là dự án cải tạo chung cư cũ Nguyễn Công Trứ, do vướng mắc về thủ tục nên mặc dù chỉ còn hơn 30 hộ chưa bàn giao mặt bằng nhưng dự án này đã phải nằm chờ nhiều năm, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của hàng trăm hộ dân đã di dời tạm cư.
Mới đây, để tháo gỡ ách tắc này, thành phố Hà Nội vừa có văn bản khẳng định UBND quận Hai Bà Trưng có thẩm quyền cưỡng chế, phá dỡ đối với các hộ gia đình, cá nhân cố tình không bàn giao mặt bằng thực hiện xây lại khu chung cư này.
Nhưng tình trạng như ở khu Nguyễn Công Trứ cũng có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào trong hơn 100 khu chung cư cần cải tạo lại của Hà Nội. Và không phải ở đâu, chính quyền cũng phải ra tay trực tiếp sau khi để dự án dậm chân tại chỗ nhiều năm trời, gây phiền hà cho hàng trăm người và lãng phí tiền của rất lớn.
Chính vì thế, để việc cải tạo chung cư cũ không còn là vấn đề thời sự, trở thành “chuyện thường ngày” trong quản lý đô thị, các cơ quan hữu trách cần nghiên cứu biện pháp khả thi, phổ thông, tạo hành lang cho cả chủ đầu tư và người dân cùng thống nhất thực hiện. Cải tạo chung cư cũ là quyền lợi chung của thành phố, chứ không phải đặc thù của một hai khu nhà, một hai doanh nghiệp, một hai hộ dân nhất định.
Đó là con số mà Sở Xây dựng Hà Nội có được sau khi rà soát, phân loại 110 dự án, đồ án quy hoạch cải tạo chung cư cũ. Theo Sở Xây dựng, khu vực lõi đô thị phải giảm mật độ dân số từ 1,2 triệu người xuống 0,8 triệu người, trong khi chung cư cũ tập trung ở khu vực này nên việc cân đối tài chính, cải thiện diện tích ở, hạn chế tăng dân số, hạn chế chiều cao công trình… là những yếu tố khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, nhiều năm qua, các dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án đã khởi công nhưng phải tạm dừng vì các lý do về chính sách và hỗ trợ đầu tư. Mặc dù trong các dự án cải tạo chung cư cũ, chủ đầu tư không phải trả tiền thuê đất, nhưng với diện tích phải đền bù căn hộ cho dân từ 1,8 đến 2,4 lần, chi phí thuê nhà cho người dân trong quá trình cải tạo… là khá lớn trong khi thành phố lại giới hạn chiều cao nên chủ đầu tư không biết lấy thu đâu để bù chi.
Một lực cản lớn cho việc cải tạo chung cư cũ là ở rất nhiều khu dù nhà cửa đã xuống cấp rất nghiêm trọng, nhưng các hộ dân thuộc diện di dời cẫn đòi đền bù rất cao, “nhiều khi khiến chủ đầu tư như lâm vào thế bế tắc” như lời một đại diện chủ đầu tư than phiền. Một ví dụ tiêu biểu là dự án cải tạo chung cư cũ Nguyễn Công Trứ, do vướng mắc về thủ tục nên mặc dù chỉ còn hơn 30 hộ chưa bàn giao mặt bằng nhưng dự án này đã phải nằm chờ nhiều năm, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của hàng trăm hộ dân đã di dời tạm cư.
Mới đây, để tháo gỡ ách tắc này, thành phố Hà Nội vừa có văn bản khẳng định UBND quận Hai Bà Trưng có thẩm quyền cưỡng chế, phá dỡ đối với các hộ gia đình, cá nhân cố tình không bàn giao mặt bằng thực hiện xây lại khu chung cư này.
Nhưng tình trạng như ở khu Nguyễn Công Trứ cũng có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào trong hơn 100 khu chung cư cần cải tạo lại của Hà Nội. Và không phải ở đâu, chính quyền cũng phải ra tay trực tiếp sau khi để dự án dậm chân tại chỗ nhiều năm trời, gây phiền hà cho hàng trăm người và lãng phí tiền của rất lớn.
Chính vì thế, để việc cải tạo chung cư cũ không còn là vấn đề thời sự, trở thành “chuyện thường ngày” trong quản lý đô thị, các cơ quan hữu trách cần nghiên cứu biện pháp khả thi, phổ thông, tạo hành lang cho cả chủ đầu tư và người dân cùng thống nhất thực hiện. Cải tạo chung cư cũ là quyền lợi chung của thành phố, chứ không phải đặc thù của một hai khu nhà, một hai doanh nghiệp, một hai hộ dân nhất định.
Theo Pháp luật