“Do điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn nên cần phải cho phép một số cơ quan được bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi cũ để lấy kinh phí đầu tư xây dựng tại nơi mới”.
Trụ sở Bộ GTVT (Ảnh minh họa)
Đó là nội dung ý kiến của bộ trưởng bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời bằng văn bản đối với đại biểu Bùi Ngọc Chương, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau.
Đại biểu Chương chất vấn bộ trưởng Dũng bằng văn bản với vấn đề: “Bảo vệ tài sản (nhà, đất), trụ sở một số bộ, ngành dự kiến chuyển từ trung tâm Hà Nội ra trụ sở mới tránh bị mất mát tài sản lớn của Nhà nước và đơn vị sử dụng sau đó phá vỡ quy hoạch khu phố cũ”.
Theo bộ trưởng Dũng thì về quy hoạch hệ thống trụ sở các bộ, ngành trung ương ,bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và TP Hà Nội trình Thủ trướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng Thủ đô HN đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định: “Ra soát và di dời trụ sở làm việc của một số cơ quan Trung ương ra ngoài nội đô đến khu vực Mễ Trì và Tây Hồ Tây”.
Hiện nay, TP đang tiến hành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung.
Đi sâu vào nội dung câu hỏi, Bộ trưởng Dũng nêu quan điểm về xử lý nhà, đất của các cơ quan được di chuyển ra địa điểm mới: “Việc đâu tư xây dựng công sở các Bộ, ngành về nguyên tắc sẽ do ngân sách nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn nên cần phải cho phép một số cơ quan được bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi cũ để lấy kinh phí đầu tư xây dựng tại nơi mới”.
Cũng theo người đứng đầu ngành Xây dựng: “Trình tự thủ tục nguyên tắc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trụ sở cũ của bộ, ngành sau khi di chuyển được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật và không làm thất thoát tài sản của Nhà nước”.
Đại biểu Chương chất vấn bộ trưởng Dũng bằng văn bản với vấn đề: “Bảo vệ tài sản (nhà, đất), trụ sở một số bộ, ngành dự kiến chuyển từ trung tâm Hà Nội ra trụ sở mới tránh bị mất mát tài sản lớn của Nhà nước và đơn vị sử dụng sau đó phá vỡ quy hoạch khu phố cũ”.
Theo bộ trưởng Dũng thì về quy hoạch hệ thống trụ sở các bộ, ngành trung ương ,bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và TP Hà Nội trình Thủ trướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng Thủ đô HN đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định: “Ra soát và di dời trụ sở làm việc của một số cơ quan Trung ương ra ngoài nội đô đến khu vực Mễ Trì và Tây Hồ Tây”.
Hiện nay, TP đang tiến hành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung.
Đi sâu vào nội dung câu hỏi, Bộ trưởng Dũng nêu quan điểm về xử lý nhà, đất của các cơ quan được di chuyển ra địa điểm mới: “Việc đâu tư xây dựng công sở các Bộ, ngành về nguyên tắc sẽ do ngân sách nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn nên cần phải cho phép một số cơ quan được bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi cũ để lấy kinh phí đầu tư xây dựng tại nơi mới”.
Cũng theo người đứng đầu ngành Xây dựng: “Trình tự thủ tục nguyên tắc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trụ sở cũ của bộ, ngành sau khi di chuyển được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật và không làm thất thoát tài sản của Nhà nước”.
Theo Dân Trí