Quy mô dân số của Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2020 khoảng 40.000 - 45.000 người, đến năm 2030 khoảng 75.000 - 90.000 người.
Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa kí phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030.
Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau nằm dọc theo hành lang trục quốc lộ 1A, thuộc địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, địa giới hành chính bao gồm thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và ấp Ông Do của xã Đất Mới). Khu vực thành lập Khu kinh tế có diện tích tự nhiên là 11.000 ha, dân số hiện trạng khoảng trên 35.000 người.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, quy mô dân số của Khu kinh tế này đến năm 2020 khoảng 40.000 - 45.000 người và đến năm 2030 khoảng 75.000 - 90.000 người.
Khu kinh tế sẽ phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm: Khu phi thuế quan (công nghiệp - thương mại - dịch vụ) và Khu thuế quan (đô thị, nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận). Trong đó, trọng tâm là phát triển công nghiệp cơ khí, đóng mới tàu biển và dịch vụ tài chính, viễn thông, du lịch sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau nằm dọc theo hành lang trục quốc lộ 1A, thuộc địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, địa giới hành chính bao gồm thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và ấp Ông Do của xã Đất Mới). Khu vực thành lập Khu kinh tế có diện tích tự nhiên là 11.000 ha, dân số hiện trạng khoảng trên 35.000 người.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, quy mô dân số của Khu kinh tế này đến năm 2020 khoảng 40.000 - 45.000 người và đến năm 2030 khoảng 75.000 - 90.000 người.
Khu kinh tế sẽ phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm: Khu phi thuế quan (công nghiệp - thương mại - dịch vụ) và Khu thuế quan (đô thị, nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận). Trong đó, trọng tâm là phát triển công nghiệp cơ khí, đóng mới tàu biển và dịch vụ tài chính, viễn thông, du lịch sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Theo DVT