Việc cấp sổ đỏ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân của TP vẫn còn khá nhiều tồn tại, bắt nguồn từ khâu ban hành chính sách lẫn thực hiện. Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh yêu cầu các quận, huyện phải coi việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt GCN) là chủ trương lớn của TP.
Vướng mắc từ phía cơ quan xây dựng chính sách
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), đến nay toàn TP.Hà Nội đã cấp được 646.863 GCN cho đất nông nghiệp, đạt 93% (đất nông nghiệp của 47 phường ven đô chưa cấp do nằm trong quy hoạch xây dựng đô thị). Đối với đất phi nông nghiệp đã đủ điều kiện, cấp được 1.014.760 GCN cho các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị và nông thôn, đạt 92%; 4.808 GCN cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất (đạt 25% số thửa đất cần cấp).
Ông Lê Thanh Nam - Trưởng phòng Đăng ký thống kê (Sở TNMT) - cho biết, vướng mắc trong việc cấp GCN có nguyên nhân ngay từ phía cơ quan xây dựng chính sách. Đơn cử, tại thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21.10.2009 của Bộ TNMT nhằm triển khai Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về cấp GCN, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể trong những trường hợp đăng ký biến động. Chẳng hạn, trong trường hợp thửa đất có nhiều người sử dụng, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất, việc cấp GCN đối với trường hợp xây dựng không phép, sai phép, không đúng quy hoạch, trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN như nằm trong quy hoạch xây dựng công trình công cộng, vi phạm Luật Đất đai đang chờ xử lý, trường hợp lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng...
Ngoài ra, quy định phải có sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng trong thủ tục cấp GCN cũng chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ gây khó khăn cho đơn vị thực hiện, áp dụng pháp luật.Việc quy định chồng chéo về nơi nộp hồ sơ xin cấp GCN, đăng ký biến động về sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ở cấp huyện hiện cũng chưa thống nhất.
Cũng theo Sở TNMT Hà Nội, không chỉ khó khăn trong việc cấp GCN đối với cá nhân, hộ gia đình mà còn cả với đối tượng là cơ quan, tổ chức. Nhiều chủ sử dụng đất hiện nay sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, nhiều diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình đê, đường, diện tích di tích lịch sử, văn hóa, công trình an ninh, quốc phòng hoặc không đảm bảo vệ sinh môi trường nên phải làm thủ tục thỏa thuận với các cơ quan quản lý chuyên ngành. Thậm chí một số tổ chức sử dụng đất sai mục đích, tự chuyển đổi mục đất thành đất ở hoặc chuyển đổi công năng nên khó di dời các hộ gia đình ra khỏi khuôn viên đất.
Đáng chú ý, tỉ lệ nhà chung cư và nhà liền kề được cấp GCN quyền sử dụng đất, nhà và tài sản kèm theo ở Hà Nội vẫn còn rất thấp, do việc quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng đối với quá trình thực hiện dự án phát triển nhà ở chưa được coi trọng. Theo báo cáo của TP.Hà Nội, từ năm 2001 đến nay có 153 dự án phát triển nhà ở đã được triển khai, tổng số căn hộ chung cư và nhà liền kề theo dự án được duyệt khoảng 183.000 căn. Tuy nhiên, kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhà ở tại các dự án này tính đến thời điểm kiểm tra mới đây của Bộ TNMT chỉ đạt 9,3%.
Hạn chế trường hợp “ngâm” hồ sơ
Để tháo gỡ những tồn tại trên, rút ngắn thời gian hoàn thiện việc cấp GCN cho người dân, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã yêu cầu các quận, huyện phải vào cuộc quyết liệt hơn trong công tác cấp sổ đỏ, sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Đối với vấn đề hạn mức đất ở chỉ nên áp dụng với các thửa đất không có giấy tờ hợp pháp. Đối với các thửa đất ở có giấy tờ đầy đủ, hợp pháp thì các cấp, ngành không nên tính hạn mức. Với những thửa đất không có giấy tờ, căn cứ vào hạn mức đất ở để cấp đất liền kề. Các phường, xã cũng phải xác định rõ trong một thửa đất, chỗ nào là đất ở, chỗ nào là đất liền kề. Nghĩa vụ tài chính khi cấp sổ đỏ cũng vừa phải, cần hướng dẫn chi tiết cho dân yên tâm.
Ông Khanh cũng yêu cầu các quận, huyện phải coi việc cấp GCN là một chủ trương lớn của TP. Quá trình làm thủ tục, bị tắc ở cấp nào thì phải tiến hành thanh tra, giải quyết ngay từ cấp đó; hạn chế thấp nhất các trường hợp “ngâm” hồ sơ lâu ngày, không giải quyết. Đối với hồ sơ đủ điều kiện được cấp sổ đỏ mà bị tồn đọng, cấp phường, xã có trách nhiệm thông báo tới các tổ dân phố, để dân được biết.
Đối với các dự án nhà ở chung cư đang có vướng mắc trong việc cấp GCN cho người mua nhà ở do chủ đầu tư gây ra, TP sẽ kiên quyết buộc chủ đầu tư khắc phục ngay sai phạm. Đồng thời, đình chỉ không cấp phép cho chủ đầu tư và không giao đất, cho thuê đất mới ở địa phương đối với các đơn vị có vi phạm cho đến khi chủ dự án khắc phục xong sai phạm để cấp GCN cho người mua nhà ở.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), đến nay toàn TP.Hà Nội đã cấp được 646.863 GCN cho đất nông nghiệp, đạt 93% (đất nông nghiệp của 47 phường ven đô chưa cấp do nằm trong quy hoạch xây dựng đô thị). Đối với đất phi nông nghiệp đã đủ điều kiện, cấp được 1.014.760 GCN cho các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị và nông thôn, đạt 92%; 4.808 GCN cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất (đạt 25% số thửa đất cần cấp).
Ông Lê Thanh Nam - Trưởng phòng Đăng ký thống kê (Sở TNMT) - cho biết, vướng mắc trong việc cấp GCN có nguyên nhân ngay từ phía cơ quan xây dựng chính sách. Đơn cử, tại thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21.10.2009 của Bộ TNMT nhằm triển khai Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về cấp GCN, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể trong những trường hợp đăng ký biến động. Chẳng hạn, trong trường hợp thửa đất có nhiều người sử dụng, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất, việc cấp GCN đối với trường hợp xây dựng không phép, sai phép, không đúng quy hoạch, trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN như nằm trong quy hoạch xây dựng công trình công cộng, vi phạm Luật Đất đai đang chờ xử lý, trường hợp lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng...
Ngoài ra, quy định phải có sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng trong thủ tục cấp GCN cũng chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ gây khó khăn cho đơn vị thực hiện, áp dụng pháp luật.Việc quy định chồng chéo về nơi nộp hồ sơ xin cấp GCN, đăng ký biến động về sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ở cấp huyện hiện cũng chưa thống nhất.
Còn rất nhiều gia đình mua căn hộ chung cư, nhưng chưa được cấp sổ đỏ (ảnh minh hoạ).
Cũng theo Sở TNMT Hà Nội, không chỉ khó khăn trong việc cấp GCN đối với cá nhân, hộ gia đình mà còn cả với đối tượng là cơ quan, tổ chức. Nhiều chủ sử dụng đất hiện nay sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, nhiều diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình đê, đường, diện tích di tích lịch sử, văn hóa, công trình an ninh, quốc phòng hoặc không đảm bảo vệ sinh môi trường nên phải làm thủ tục thỏa thuận với các cơ quan quản lý chuyên ngành. Thậm chí một số tổ chức sử dụng đất sai mục đích, tự chuyển đổi mục đất thành đất ở hoặc chuyển đổi công năng nên khó di dời các hộ gia đình ra khỏi khuôn viên đất.
Đáng chú ý, tỉ lệ nhà chung cư và nhà liền kề được cấp GCN quyền sử dụng đất, nhà và tài sản kèm theo ở Hà Nội vẫn còn rất thấp, do việc quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng đối với quá trình thực hiện dự án phát triển nhà ở chưa được coi trọng. Theo báo cáo của TP.Hà Nội, từ năm 2001 đến nay có 153 dự án phát triển nhà ở đã được triển khai, tổng số căn hộ chung cư và nhà liền kề theo dự án được duyệt khoảng 183.000 căn. Tuy nhiên, kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhà ở tại các dự án này tính đến thời điểm kiểm tra mới đây của Bộ TNMT chỉ đạt 9,3%.
Hạn chế trường hợp “ngâm” hồ sơ
Để tháo gỡ những tồn tại trên, rút ngắn thời gian hoàn thiện việc cấp GCN cho người dân, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã yêu cầu các quận, huyện phải vào cuộc quyết liệt hơn trong công tác cấp sổ đỏ, sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Đối với vấn đề hạn mức đất ở chỉ nên áp dụng với các thửa đất không có giấy tờ hợp pháp. Đối với các thửa đất ở có giấy tờ đầy đủ, hợp pháp thì các cấp, ngành không nên tính hạn mức. Với những thửa đất không có giấy tờ, căn cứ vào hạn mức đất ở để cấp đất liền kề. Các phường, xã cũng phải xác định rõ trong một thửa đất, chỗ nào là đất ở, chỗ nào là đất liền kề. Nghĩa vụ tài chính khi cấp sổ đỏ cũng vừa phải, cần hướng dẫn chi tiết cho dân yên tâm.
Ông Khanh cũng yêu cầu các quận, huyện phải coi việc cấp GCN là một chủ trương lớn của TP. Quá trình làm thủ tục, bị tắc ở cấp nào thì phải tiến hành thanh tra, giải quyết ngay từ cấp đó; hạn chế thấp nhất các trường hợp “ngâm” hồ sơ lâu ngày, không giải quyết. Đối với hồ sơ đủ điều kiện được cấp sổ đỏ mà bị tồn đọng, cấp phường, xã có trách nhiệm thông báo tới các tổ dân phố, để dân được biết.
Đối với các dự án nhà ở chung cư đang có vướng mắc trong việc cấp GCN cho người mua nhà ở do chủ đầu tư gây ra, TP sẽ kiên quyết buộc chủ đầu tư khắc phục ngay sai phạm. Đồng thời, đình chỉ không cấp phép cho chủ đầu tư và không giao đất, cho thuê đất mới ở địa phương đối với các đơn vị có vi phạm cho đến khi chủ dự án khắc phục xong sai phạm để cấp GCN cho người mua nhà ở.
Theo Lao động