Ngày 15.4, Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND TPHCM đã làm việc với UBND Q.12 về các dự án chậm triển khai (dự án ''treo'') trên địa bàn. Trên địa bàn Q.12 có 2 dự án phát triển các khu đô thị mới đã được thu hồi và giao đất từ năm 2001-2004, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong việc bồi thường giải tỏa.
Một góc khu dân cư An Sương có giá nhà đất thấp nhất cũng khoảng 10 triệu đồng/m2, nhưng chủ đầu tư bồi thường cho người dân chỉ vài trăm nghìn đồng/m2.
Một mét vuông đất chưa mua được 1kg thịt bò
Dự án khu nhà ở Thới An 2, 3 và 4 có tổng diện tích hơn 38ha, do Cty TNHH một thành viên xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận (gọi tắt là Cty Phú Nhuận) làm chủ đầu tư và được thành phố giao đất từ năm 2004. Theo báo cáo của UBND Q.12, đến nay dự án chỉ mới bồi thường được 44-65%. Điều đáng chú ý, phương án giải tỏa bồi thường, tái định cư của dự án này được phê duyệt thực hiện theo Nghị định 22 và chỉ 1 ngày trước khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực.
Giá bồi thường đối với đất nông nghiệp trong dự án này từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng/m2. Phương án này đã được áp dụng xuyên suốt từ khi bắt đầu giải tỏa (năm 2004). Theo UBND Q.12, đến năm 2007 quận đã có quyết định thu hồi phương án bồi thường vì phương án theo Nghị định 22 đã hết hiệu lực và yêu cầu chủ đầu tư lập phương án bồi thường mới. Tuy vậy, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa đề xuất đơn giá bồi thường mới, khiến cho người dân đi không được, ở cũng không xong.
Trong khi đó, có dự án liền kề đã thỏa thuận bồi thường với giá đến 10 triệu đồng/m2. Mức chênh lệch giá bồi thường một trời một vực khó thuyết phục người dân chấp thuận. Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố - đồng tình với đề nghị thu hồi dự án.
Không thể ép dân chịu thiệt
Ngoài dự án kể trên, trên địa bàn Q.12 còn có một số dự án có quy mô lớn khác cũng lâm vào tình trạng chậm tiến độ, mà nguyên nhân chủ yếu là do giá bồi thường quá lạc hậu so với mặt bằng chung, khiến người dân không hợp tác. Dự án khu dân cư An Sương có diện tích 66ha, do Cty TNHH một thành viên phát triển kinh doanh nhà thành phố làm chủ đầu tư, được thành phố giao đất từ năm 2001. Đến thời điểm hiện nay, chủ đầu tư mới giải tỏa được 80% diện tích, trong dự án còn đến 257 hộ dân chưa được bồi thường.
Do giá bồi thường quá lạc hậu (140.000 - 190.000 đồng/m2 cho đất nông nghiệp) so với mặt bằng chung, khiến dự án nhiều năm bị giậm chân tại chỗ. Trong khi đó, mặt bằng giá bồi thường cho đất nông nghiệp trên địa bàn Q.12 hiện nay ít nhất là phải trên 1 triệu đồng/m2, ngoài ra còn có hỗ trợ khác... Đến tháng 8.2012, chủ đầu tư mới bổ sung mức hỗ trợ (đất nông nghiệp từ 384.000 đến 499.200 đồng/m2), nhưng cũng chỉ bằng 1/5 đến 1/3 so với mặt bằng chung.
Trong điều kiện hiện nay, với giá bồi thường một mét vuông đất nông nghiệp chỉ tương đương 1kg thịt bò quả là điều khó chấp nhận. Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi hàng loạt dự án trên địa bàn Q.12 bị chậm tiến độ. Chỉ tội cho người dân vẫn phải tiếp tục sống trong dự án “treo” từ năm này qua năm khác.
Dự án khu nhà ở Thới An 2, 3 và 4 có tổng diện tích hơn 38ha, do Cty TNHH một thành viên xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận (gọi tắt là Cty Phú Nhuận) làm chủ đầu tư và được thành phố giao đất từ năm 2004. Theo báo cáo của UBND Q.12, đến nay dự án chỉ mới bồi thường được 44-65%. Điều đáng chú ý, phương án giải tỏa bồi thường, tái định cư của dự án này được phê duyệt thực hiện theo Nghị định 22 và chỉ 1 ngày trước khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực.
Giá bồi thường đối với đất nông nghiệp trong dự án này từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng/m2. Phương án này đã được áp dụng xuyên suốt từ khi bắt đầu giải tỏa (năm 2004). Theo UBND Q.12, đến năm 2007 quận đã có quyết định thu hồi phương án bồi thường vì phương án theo Nghị định 22 đã hết hiệu lực và yêu cầu chủ đầu tư lập phương án bồi thường mới. Tuy vậy, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa đề xuất đơn giá bồi thường mới, khiến cho người dân đi không được, ở cũng không xong.
Trong khi đó, có dự án liền kề đã thỏa thuận bồi thường với giá đến 10 triệu đồng/m2. Mức chênh lệch giá bồi thường một trời một vực khó thuyết phục người dân chấp thuận. Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND thành phố - đồng tình với đề nghị thu hồi dự án.
Không thể ép dân chịu thiệt
Ngoài dự án kể trên, trên địa bàn Q.12 còn có một số dự án có quy mô lớn khác cũng lâm vào tình trạng chậm tiến độ, mà nguyên nhân chủ yếu là do giá bồi thường quá lạc hậu so với mặt bằng chung, khiến người dân không hợp tác. Dự án khu dân cư An Sương có diện tích 66ha, do Cty TNHH một thành viên phát triển kinh doanh nhà thành phố làm chủ đầu tư, được thành phố giao đất từ năm 2001. Đến thời điểm hiện nay, chủ đầu tư mới giải tỏa được 80% diện tích, trong dự án còn đến 257 hộ dân chưa được bồi thường.
Do giá bồi thường quá lạc hậu (140.000 - 190.000 đồng/m2 cho đất nông nghiệp) so với mặt bằng chung, khiến dự án nhiều năm bị giậm chân tại chỗ. Trong khi đó, mặt bằng giá bồi thường cho đất nông nghiệp trên địa bàn Q.12 hiện nay ít nhất là phải trên 1 triệu đồng/m2, ngoài ra còn có hỗ trợ khác... Đến tháng 8.2012, chủ đầu tư mới bổ sung mức hỗ trợ (đất nông nghiệp từ 384.000 đến 499.200 đồng/m2), nhưng cũng chỉ bằng 1/5 đến 1/3 so với mặt bằng chung.
Trong điều kiện hiện nay, với giá bồi thường một mét vuông đất nông nghiệp chỉ tương đương 1kg thịt bò quả là điều khó chấp nhận. Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi hàng loạt dự án trên địa bàn Q.12 bị chậm tiến độ. Chỉ tội cho người dân vẫn phải tiếp tục sống trong dự án “treo” từ năm này qua năm khác.
Theo Lao động