Bộ Xây dựng kiến nghị thành lập 2 mô hình tiết kiệm nhà ở cho người thu nhập thấp và cá nhân, hộ gia đình khác có nhu cầu mua nhà ở thương mại. Quỹ dự kiến vận hành từ năm tới.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Thủ tướng đề án Quỹ Tiết kiệm nhà ở. Theo đó, mô hình thứ nhất là Quỹ Tiết kiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, hộ nghèo tại đô thị vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội và doanh nghiệp trong nước vay để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nguồn vốn hình thành quỹ hình thành từ vốn hiện có của Quỹ phát triển nhà ở (bao gồm tối thiểu 10% tiền thu được từ chuyển quyền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, ngân sách địa phương); lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết... Hình thức tham gia quỹ là tự nguyện, không bắt buộc.
Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ ít nhất khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua, thuê mua nhà ở xã với mức tối thiểu trong thời gian 5 năm. Mức tiền được vay thêm tối đa bằng 2 lần tổng số tiền đã đóng vào quỹ. Thời gian trả nợ trong vòng 15 năm với mức lãi suất cho vay trong khoảng 6,5-8,5%.
Trường hợp người tham gia không có nhu cầu vay để tạo lập hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì sẽ được quỹ thanh toán cả gốc và lãi nhưng mức lãi suất được hưởng sẽ cao hơn lãi suất huy động ban đầu là 2% mỗi năm.
Doanh nghiệp có nhu cầu vay phải có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đã có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt. Số tiền được vay tối đa bằng 50% tổng vốn đầu tư xây lắp của dự án nhà ở xã hội (bao gồm cả chi phí trang thiết bị của nhà ở đó);
Mô hình thứ hai là hai thành lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở để cho các cá nhân, hộ gia đình trong nước vay mua nhà ở thương mại, trong đó chủ yếu tập trung cho đối tượng có thu nhập từ trung bình trở lên vay. Việc huy động vốn, cơ chế cho vay, tính lãi suất huy động, lãi suất cho vay, cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính, nguyên tắc hoạt động của Quỹ tiết kiệm nhà ở này do Thủ tướng quyết định.
Bộ Xây dựng đề xuất giao UBND thành phố Hà Nội và UBND TP HCM thành lập 2 mô hình tiết kiệm nhà ở cho người có thu nhập thấp và cá nhân, hộ gia đình khác nhu cầu mua nhà ở thương mại. Dự kiến, quỹ sẽ vận hành từ đầu năm 2013.
Ở các nước trên thế giới, chủ yếu có 3 mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở. Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “đóng” chỉ huy động tài chính từ một nguồn duy nhất từ các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay để tạo lập nhà ở mà không được phép huy động từ các nguồn khác. Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Cộng hòa Liên Bang Đức (Quỹ Bauspar), Cộng hòa Séc, Hungari, Rumani, Malaysia, Trung Quốc, Singapore…
Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “mở”: Ngoài việc huy động từ tiền đóng góp tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân, quỹ động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội. Quỹ còn thực hiện đầu tư tài chính ra bên ngoài như: phát hành chứng chỉ quỹ, đầu tư trên thị trường chứng khoán... Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Mỹ, Anh, Cộng hòa Pháp (Quỹ Ėpargne-logement), Slovenia, Tunisia…
Mô hình tiết kiệm nhà ở dạng hỗn hợp (kết hợp giữa Quỹ Đầu tư phát triển nhà ở và Quỹ Tiết kiệm nhà ở): Do Nhà nước thành lập và quản lý được. Điển hình của dạng này là Quỹ phát triển nhà ở quốc gia của Hàn Quốc, một số địa phương của Trung Quốc. Nguồn tài chính từ đóng góp của Chính phủ, nguồn tiết kiệm tạo lập nhà ở của người tham gia quỹ, tiền thu từ bán xổ số... Tính trong năm 2009, Quỹ nhà ở quốc gia Hàn Quốc đã có vốn khoảng 32,1 tỷ USD, trong đó số tiền do người tham gia quỹ đóng góp khoảng 2,18 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng nguồn vốn hình thành quỹ).
Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ tối thiểu bằng khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua.
Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ ít nhất khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua, thuê mua nhà ở xã với mức tối thiểu trong thời gian 5 năm. Mức tiền được vay thêm tối đa bằng 2 lần tổng số tiền đã đóng vào quỹ. Thời gian trả nợ trong vòng 15 năm với mức lãi suất cho vay trong khoảng 6,5-8,5%.
Trường hợp người tham gia không có nhu cầu vay để tạo lập hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì sẽ được quỹ thanh toán cả gốc và lãi nhưng mức lãi suất được hưởng sẽ cao hơn lãi suất huy động ban đầu là 2% mỗi năm.
Doanh nghiệp có nhu cầu vay phải có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đã có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt. Số tiền được vay tối đa bằng 50% tổng vốn đầu tư xây lắp của dự án nhà ở xã hội (bao gồm cả chi phí trang thiết bị của nhà ở đó);
Mô hình thứ hai là hai thành lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở để cho các cá nhân, hộ gia đình trong nước vay mua nhà ở thương mại, trong đó chủ yếu tập trung cho đối tượng có thu nhập từ trung bình trở lên vay. Việc huy động vốn, cơ chế cho vay, tính lãi suất huy động, lãi suất cho vay, cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính, nguyên tắc hoạt động của Quỹ tiết kiệm nhà ở này do Thủ tướng quyết định.
Bộ Xây dựng đề xuất giao UBND thành phố Hà Nội và UBND TP HCM thành lập 2 mô hình tiết kiệm nhà ở cho người có thu nhập thấp và cá nhân, hộ gia đình khác nhu cầu mua nhà ở thương mại. Dự kiến, quỹ sẽ vận hành từ đầu năm 2013.
Ở các nước trên thế giới, chủ yếu có 3 mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở. Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “đóng” chỉ huy động tài chính từ một nguồn duy nhất từ các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay để tạo lập nhà ở mà không được phép huy động từ các nguồn khác. Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Cộng hòa Liên Bang Đức (Quỹ Bauspar), Cộng hòa Séc, Hungari, Rumani, Malaysia, Trung Quốc, Singapore…
Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “mở”: Ngoài việc huy động từ tiền đóng góp tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân, quỹ động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội. Quỹ còn thực hiện đầu tư tài chính ra bên ngoài như: phát hành chứng chỉ quỹ, đầu tư trên thị trường chứng khoán... Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Mỹ, Anh, Cộng hòa Pháp (Quỹ Ėpargne-logement), Slovenia, Tunisia…
Mô hình tiết kiệm nhà ở dạng hỗn hợp (kết hợp giữa Quỹ Đầu tư phát triển nhà ở và Quỹ Tiết kiệm nhà ở): Do Nhà nước thành lập và quản lý được. Điển hình của dạng này là Quỹ phát triển nhà ở quốc gia của Hàn Quốc, một số địa phương của Trung Quốc. Nguồn tài chính từ đóng góp của Chính phủ, nguồn tiết kiệm tạo lập nhà ở của người tham gia quỹ, tiền thu từ bán xổ số... Tính trong năm 2009, Quỹ nhà ở quốc gia Hàn Quốc đã có vốn khoảng 32,1 tỷ USD, trong đó số tiền do người tham gia quỹ đóng góp khoảng 2,18 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng nguồn vốn hình thành quỹ).
Theo VnExpress