• Bộ trưởng xây dựng: Sẽ quyết liệt 'giải cứu' BĐS

    Bộ trưởng Dũng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định sẽ quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho bất động sản, trong đó quan trọng là vấn đề khắc phục nguyên nhân.
    Trong phiên họp Quốc hội sáng 31/10, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã có bài phát biểu về tháo gỡ khó khăn cho bất động sản và xử lý hàng tồn kho.

    Bộ trưởng nhận định đây là giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường đóng băng, rất ít giao dịch khiến doanh nghiệp bất động sản rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trong khi đó, bộ phận lớn dân nghèo lại thiếu nhà ở đủ điều kiện.

    Theo thống kê, tính đến ngày 31/8, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 203.000 tỷ đồng. Trong đó nợ xấu là 66% (dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước).

    Theo Bộ trưởng Dũng, sản xuất kinh doanh khó khăn, nợ xấu của các doanh nghiệp tăng cao cùng khó khăn bất động sản sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành như xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, thép. Từ đó ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng, kinh tế vĩ mô.
    "Khó khăn của bất động sản không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp trong ngành mà còn ảnh hưởng tới đời sống chung của người dân", Bộ trưởng Dũng nói.

    Bộ trưởng Dũng cũng khẳng định sẽ quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho bất động sản, trong đó quan trọng là vấn đề khắc phục nguyên nhân.

    Thứ nhất do cơ cấu bất động sản bất hợp lý, nhà diện tích vừa, nhỏ, giá rẻ phù hợp đại đa số dân còn khó khăn và đủ khả năng thanh toán rất ít.

    Thời gian qua, bất động sản phát triển tự phát, phong trào, thiếu quy hoạch, kế hoạch khiến cung lớn hơn rất nhiều so với cầu. Cả nước có 2.399 dự án theo thống kê 44 tỉnh thành, xấp xỉ 71.000 ha đất cho bất động sản.

    Riêng Hà Nội có 368 dự án với hơn 20.000 ha đất. Các dự án đang triển khai là 233 dự án, chiếm 40%, tương đương khoảng 8000ha.

    [CENTER] Thị trường bất động sản vẫn khó khăn với hàng tồn kho (Ảnh minh họa)[/CENTER
    Về hàng tồn khó, hiện cả nước có 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng, 25.670m2 nhà văn phòng cho thuê. Hầu hết đều là sản phẩm cao cấp và trung cấp. Các sản phẩm dành cho người thu nhập thấp rất ít.

    Thứ hai, thị trường bất động sản còn bất cập khi vốn cho các dự án bất động sản thường là vốn vay và đóng góp người dân nên khi hàng không bán được, nợ xấu bất động sản tăng cao, gây khó khăn.

    "Hiện nay, Chính phủ tập trung xây dựng giải pháp xử lý bất động sản và hàng tồn kho. Bộ xây dựng với trách niệm cơ quan Chính phủ tập trung hoàn thiện văn bản pháp lý liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng nói chung, đặc biệt là phát triển đô thị và kinh doanh bất động sản để tăng cường kiểm soát.

    Bộ đang tập trung rà soát các dự án bất động sản theo chỉ thị số 2196 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các dự án dừng lại, yêu cầu chủ đầu tư cơ cấu lại các dự án, cơ cấu lại sản phẩm để tăng mảng phục vụ cho người thu nhập thấp như trong chiến lược nhà ở giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

    Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng nhà nước mở rộng tín dụng cho vay cho nhà đầu tư và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội", Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết.

    Ngoài ra, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội miễn giảm thuế VAT cho các hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở xã hội, mua nhà thương mại để ở, cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội ưu đãi thuế doanh nghiệp ở mức cao nhất.
    Đặc biệt với 2 trung tâm kinh tế là Hà Nội và TP. HCM, cần tập trung giải quyết nhanh các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

    Về vấn đề hàng tồn kho, Bộ trưởng cho biết hàng tồn kho đang tăng do tổng đầu tư xã hội giảm. Đối với các ngành ốp lát, vật liệu xây dựng nung, tồn kho khá nhiều, tương đương 2 tháng sản xuất. Riêng xi măng, 10 tháng ước đạt 44,1 triệu tấn, tồn kho giảm chỉ bằng 17 ngày sản xuất. Về tổng thể, xi măng tương đối an toàn.

    Để tháo gỡ khó khăn, Bộ sẽ tập trung kiểm soát các dự án mới đầu tư cho vật liệu xây dựng và phát triển nhà ở xã hội.
    Phát triển nhà ở xã hội sẽ giúp Chính phủ đạt được nhiều mục đích như tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giúp người cần nhà có nhà ở để giải quyết các vấn đề an sinh.

    Bộ trưởng khuyến cáo đặc biệt phải ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đặc biệt là dùng xi măng trong các công trình.

    Cũng trong sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định để xử lý nợ xấu thì vấn đề giải quyết hàng tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng.

    Ngân hàng Nhà nước sẽ báo cáo các bộ ngành để cùng phối hợp giải quyết hàng tồn kho, đặc biệt là tồn kho trong bất động sản để khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp.

    Theo VTC News
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê