Thị trường bất động sản đang phải chịu hệ lụy khôn lường từ việc phát triển một cách “hồn nhiên”, tự phát theo kiểu đua nhau: Người người làm dự án, ngành ngành làm dự án…
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng.
Thị trường bất động sản đã nổ bong bóng và có nguy cơ không thể cứu vãn nổi. Nhiều nhà đầu tư đang ngấp nghé bên bờ vực phá sản. Đã qua rồi cái thời các cơ quan ban ngành đua nhau vẽ dự án, liên kết với các công ty xây dựng xây khu đô thị, chung cư chia cho nhân viên bán kiếm lời.
Hiện tại, nước ta có đến có 760 đô thị lớn. Mỗi đô thị lớn lại có hàng chục khu đô thị nhỏ, các khu chung cư, các tổ hợp tòa nhà…
Trình bày trước Quốc hội khóa XII trong kỳ họp thứ ba, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Việc thị trường bất động sản đóng băng như bây giờ, có lỗi phần nhiều ở tính tự phát, phong trào. Công tác quy hoạch vừa chậm vừa yếu kém, dẫn đến việc quy hoạch đi rồi quy hoạch lại. Ở một số địa phương thiếu quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các thiết kế đô thị.
Nguyên nhân thứ hai dẫn thị trường BĐS đóng băng, nhiều dự án đô thị bỏ hoang không hoạt động được là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng nói chung và liên quan đến phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ, phạm vi điều chỉnh còn nhiều khoản bỏ trống.
“Ở đây nói rất cụ thể là việc chúng ta phát triển đô thị hiện nay là vừa thiếu quy hoạch, vừa không theo kế hoạch. Lẽ ra đô thị phát triển phải có lộ trình của nó, 10 năm, 20 năm. Tuy nhiên, hiện nay lại có những đô thị đã giao đất đến khoảng 20 năm tiếp theo. Thừa đất như vậy, cung thừa cầu thiếu nên chắc chắn dẫn đến vấn đề bỏ hoang” - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.
Nguyên nhân thứ ba là sự kiểm soát thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực phát triển đô thị hiện nay có vấn đề. Pháp luật quy định: địa phương quản lý là chính, còn Trung ương vào cuộc kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên, việc kiểm soát này còn nhiều hạn chế.
Việc này do các nhà đầu tư xây dựng, phát triển đô thị cũng như các địa phương chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cũng chịu trách nhiệm nhiều trong vấn đề này.
Để hồi phục thị trường bất động sản, khắc phục hiện tượng thị trường đóng băng, nhiều công trình bỏ hoang, Bộ Xây dựng đang soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ và trình Quốc hội phê duyệt, trong đó đặc biệt là nghị định về phát triển đô thị thay thế cho Nghị định 02 và hướng dẫn nhiều luật có liên quan đến đầu tư phát triển đô thị, trong đó mục tiêu lặp lại trật tự trong phát triển đô thị.
Văn bản này đề xuất việc tiết kiệm đất đai, không xây dựng tràn lan các khu công nghiệp, khu đô thị như hiện nay. Khi thực hiện các dự án bất động sản thì lưu ý đến quyền lợi của nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng lưu ý đến việc phát triển nhà ở, nhà ở xã hội phải được thực hiện đồng bộ và có các điều kiện phát triển bền vững. Sẽ không có chuyện khu đô thị xây lên mà không có cơ sở hạ tầng như khu để xe, siêu thị hay nhà trẻ, công trình phúc lợi…
Hiện tại, nước ta có đến có 760 đô thị lớn. Mỗi đô thị lớn lại có hàng chục khu đô thị nhỏ, các khu chung cư, các tổ hợp tòa nhà…
Trình bày trước Quốc hội khóa XII trong kỳ họp thứ ba, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Việc thị trường bất động sản đóng băng như bây giờ, có lỗi phần nhiều ở tính tự phát, phong trào. Công tác quy hoạch vừa chậm vừa yếu kém, dẫn đến việc quy hoạch đi rồi quy hoạch lại. Ở một số địa phương thiếu quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các thiết kế đô thị.
Nguyên nhân thứ hai dẫn thị trường BĐS đóng băng, nhiều dự án đô thị bỏ hoang không hoạt động được là do hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng nói chung và liên quan đến phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ, phạm vi điều chỉnh còn nhiều khoản bỏ trống.
“Ở đây nói rất cụ thể là việc chúng ta phát triển đô thị hiện nay là vừa thiếu quy hoạch, vừa không theo kế hoạch. Lẽ ra đô thị phát triển phải có lộ trình của nó, 10 năm, 20 năm. Tuy nhiên, hiện nay lại có những đô thị đã giao đất đến khoảng 20 năm tiếp theo. Thừa đất như vậy, cung thừa cầu thiếu nên chắc chắn dẫn đến vấn đề bỏ hoang” - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.
Nguyên nhân thứ ba là sự kiểm soát thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực phát triển đô thị hiện nay có vấn đề. Pháp luật quy định: địa phương quản lý là chính, còn Trung ương vào cuộc kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên, việc kiểm soát này còn nhiều hạn chế.
Việc này do các nhà đầu tư xây dựng, phát triển đô thị cũng như các địa phương chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cũng chịu trách nhiệm nhiều trong vấn đề này.
Nhiều khu đô thị bị bỏ hoang trong khi nhiều người dân có nhu cầu ở thực sự lại không thể... với tới.
Để hồi phục thị trường bất động sản, khắc phục hiện tượng thị trường đóng băng, nhiều công trình bỏ hoang, Bộ Xây dựng đang soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ và trình Quốc hội phê duyệt, trong đó đặc biệt là nghị định về phát triển đô thị thay thế cho Nghị định 02 và hướng dẫn nhiều luật có liên quan đến đầu tư phát triển đô thị, trong đó mục tiêu lặp lại trật tự trong phát triển đô thị.
Văn bản này đề xuất việc tiết kiệm đất đai, không xây dựng tràn lan các khu công nghiệp, khu đô thị như hiện nay. Khi thực hiện các dự án bất động sản thì lưu ý đến quyền lợi của nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng lưu ý đến việc phát triển nhà ở, nhà ở xã hội phải được thực hiện đồng bộ và có các điều kiện phát triển bền vững. Sẽ không có chuyện khu đô thị xây lên mà không có cơ sở hạ tầng như khu để xe, siêu thị hay nhà trẻ, công trình phúc lợi…
Theo Petrotimes