"Muốn giải ngân nhanh gói này thì cần có nhiều nhà ở xã hội, hoặc nhiều nhà ở có giá dưới 15 triệu đồng dưới 70 m2, trong khi nhu cầu của người dân rất lớn. Cả nước hiện nay cần hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhưng hiện nay việc cung cấp nhà ở xã hội không thể nhanh được”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết.
Nói về thị trường bất động sản (BĐS) có ý kiến cho rằng: Thị trường BĐS năm 2013 đã xuống giá rất nhiều. Thậm chí có dự án còn tuyên bố giảm giá tới 50%. Phát biểu trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối qua (17/11) trên VTV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: “Thị trường BĐS sau một thời gian “đóng băng”, đặc biệt những tháng gần đây đã có những chuyển động rất tích cực như giao dịch tăng lên với phân khúc nhà ở có quy mô trung bình và quy mô nhỏ giá thấp, nguồn cung thiếu so với cầu.
Điều đó đã khẳng định những chính sách của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS đã trúng và từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thị trường BĐS vẫn còn rất khó khăn do khả năng của nền kinh tế chúng ta còn đang gặp khó khăn”.
Lý giải nguyên nhân giá BĐS giảm mạnh, Bộ trưởng cho biết: “Đúng là trong thời gian qua giá BĐS giảm mạnh. Thứ nhất là do giá thời kỳ của BĐS nóng giá đó là giả ảo, không phải giá thực. Cho nên đến thời kỳ này bắt buộc phải giảm giá đối với sản phẩm BĐS để đi về giá trị thực của nó. Thứ hai là các nhà đầu tư cũng phải giảm giá để tăng giao dịch của các sản phẩm BĐS trong đó tiết giảm các chi phí không cần thiết. Đặc biệt, những vật liệu cao cấp được thay bằng những vật liệu trong nước.
Trong thời gian tới thì BĐS chắc chắn sẽ được giao dịch tốt hơn, do giá BĐS ngày càng phù hợp hơn với khả năng mua của người dân và chắc chắn thị trường BĐS sẽ từng bước được hồi phục”, Bộ trưởng nhận định.
Nói về gói nhà ở xã hội 30.000 tỷ, tính riêng trên địa bàn TP.HCM theo con số thống kê mới nhất đến thời điểm hiện tại mới giải ngân được 16 tỷ cho 43 khách hàng. Nói về nguyên nhân chận trễ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đưa ra ý kiến: “Gói 30.000 tỷ là một chính sách của Chính phủ hỗ trợ cho người dân thu nhập thấp được cải thiện nhà ở. Muốn giải ngân nhanh gói này thì cần có nhiều nhà ở xã hội, hoặc nhiều nhà ở có giá dưới 15 triệu đồng dưới 70 m2, trong khi nhu cầu của người dân rất lớn. Cả nước hiện nay cần hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhưng hiện nay việc cung cấp nhà ở xã hội không thể nhanh được”.
Ba nguyên nhân chính được Bộ trưởng đưa ra là: Thứ nhất, chiến lược nhà ở của chúng ta mới thực hiện và việc phát triển nhà ở xã hội là một quá trình dài hạn chứ không thể ngắn hạn được. Thứ hai, việc đầu tư nhà ở xã hội các doanh nghiệp không phải mặn mà, do đầu tư nhà ở xã hội lợi nhuận thấp hơn so với loại đầu tư nhà ở xã hội khác. Thứ ba, là thủ tục yêu cầu giải ngân gói nhà ở 30.000 tỷ này là bắt buộc. Vì đây là hỗ trợ, nếu chúng ta không làm chặt, dẫn tới sai đối tượng, dẫn đến tham nhũng, thất thoát khiến dư luận không đồng tình. Cho nên phải làm chặt, nhưng không vì như vậy mà chúng ta làm chậm.
“Tôi rất đồng tình là nếu ai có nhu cầu thì phải được hỗ trợ gói 30.000 tỷ này. Vì vậy trách nhiệm không chỉ riêng Bộ xây dựng mà trách nhiệm còn ở ngân hàng, các địa phương phải vào cuộc”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi: Chính sách hỗ trợ cho nhà tránh lũ ở miền Trung đến đâu? Đồng thời, có ý kiến cho rằng cần có chính sách hỗ trợ cho vay để người dân xây nhà phòng tránh lũ, Bộ trưởng cho biết: Chính phủ đã chủ động đề ra những giải pháp trong đó đặc biệt là đề án hỗ trợ nhà tránh lũ cho các hộ nghèo ở 14 tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Gói này sẽ hỗ trợ cho khoảng 40.000 hộ nghèo để được xây nhà tránh lũ. Tuy nhiên, gói này đang thực hiện và Chính phủ đang phải cân nhắc nguồn ngân sách để hỗ trợ.
Bộ trưởng cho biết thêm: “Việc những hộ cận nghèo và những hộ khác khó khăn về nhà ở thì cũng có ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng cho vay và hỗ trợ thêm, việc này Bộ xây dựng đang nghiên cứu để có những giải pháp đề nghị với Chính phủ”.
Về vấn đề thất thoát, lãng phí trong xây dựng, Bộ trưởng thừa nhận: “Tình trạng thất thoát lãng phí vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để và là những vấn đề nhức nhối”.
Ba guyên nhân được Bộ trưởng đưa ra: “Thứ nhất là chất lượng quy hoạch chưa được cao. Thứ hai là chất lượng công tác kế hoạch chưa phù hợp. Thứ ba là chất lượng công tác quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng”.
Bộ trưởng chia sẻ: Trong năm 2013, Chính phủ đã ban hành hai Nghị định rất quan trọng. Thứ nhất là Nghị định số 11 về Quản lý phát triển đô thị, đây là Nghị định có bước đổi mới đột phá để khắc phục tình trạng phát triển đô thị một cách tự phát phong trào. Nghị định số 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng là một bước đổi mới. Thay vì chúng ta coi các chủ đầu tư của các nguồn vốn như nhau, thì Nghị định này yêu cầu phải phân rõ.
Đồng thời, Chính phủ yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các thể chế, trong đó thể chế liên quan đến xây dựng như: Luật đất đai, luật đầu tư công, luật xây dựng, luật nhà ở, luật đầu tư BĐS, luật bảo vệ môi trường…
Luật xây dựng lần này đổi mới rất căn bản, phải đưa ra phương thức để quản lý những nguồn vốn khác nhau để có phương thức quản lý khác nhau. Trong đó, đề cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là quyền cũng như trách nhiệm trong việc kiểm soát thiết kế cơ sở, kiểm soát thiết kế kỹ thuật, kiểm soát quá trình thi công xây lắp, nghiệm thu bàn giao để khắc phục thất thoát.
Cùng với đó, luật xây dựng yêu cầu đổi mới quản lý để tăng tính chuyên nghiệp hóa của ban quản lý. Từ đó, chúng ta có thể kiểm soát được quá trình đầu tư xây dựng một cách tốt nhất, khắc phục thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng công trình
Điều đó đã khẳng định những chính sách của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS đã trúng và từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thị trường BĐS vẫn còn rất khó khăn do khả năng của nền kinh tế chúng ta còn đang gặp khó khăn”.
Lý giải nguyên nhân giá BĐS giảm mạnh, Bộ trưởng cho biết: “Đúng là trong thời gian qua giá BĐS giảm mạnh. Thứ nhất là do giá thời kỳ của BĐS nóng giá đó là giả ảo, không phải giá thực. Cho nên đến thời kỳ này bắt buộc phải giảm giá đối với sản phẩm BĐS để đi về giá trị thực của nó. Thứ hai là các nhà đầu tư cũng phải giảm giá để tăng giao dịch của các sản phẩm BĐS trong đó tiết giảm các chi phí không cần thiết. Đặc biệt, những vật liệu cao cấp được thay bằng những vật liệu trong nước.
Trong thời gian tới thì BĐS chắc chắn sẽ được giao dịch tốt hơn, do giá BĐS ngày càng phù hợp hơn với khả năng mua của người dân và chắc chắn thị trường BĐS sẽ từng bước được hồi phục”, Bộ trưởng nhận định.
"Cả nước hiện nay cần hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhưng hiện nay việc cung cấp nhà ở xã hội không thể nhanh được”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.
Nói về gói nhà ở xã hội 30.000 tỷ, tính riêng trên địa bàn TP.HCM theo con số thống kê mới nhất đến thời điểm hiện tại mới giải ngân được 16 tỷ cho 43 khách hàng. Nói về nguyên nhân chận trễ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đưa ra ý kiến: “Gói 30.000 tỷ là một chính sách của Chính phủ hỗ trợ cho người dân thu nhập thấp được cải thiện nhà ở. Muốn giải ngân nhanh gói này thì cần có nhiều nhà ở xã hội, hoặc nhiều nhà ở có giá dưới 15 triệu đồng dưới 70 m2, trong khi nhu cầu của người dân rất lớn. Cả nước hiện nay cần hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhưng hiện nay việc cung cấp nhà ở xã hội không thể nhanh được”.
Ba nguyên nhân chính được Bộ trưởng đưa ra là: Thứ nhất, chiến lược nhà ở của chúng ta mới thực hiện và việc phát triển nhà ở xã hội là một quá trình dài hạn chứ không thể ngắn hạn được. Thứ hai, việc đầu tư nhà ở xã hội các doanh nghiệp không phải mặn mà, do đầu tư nhà ở xã hội lợi nhuận thấp hơn so với loại đầu tư nhà ở xã hội khác. Thứ ba, là thủ tục yêu cầu giải ngân gói nhà ở 30.000 tỷ này là bắt buộc. Vì đây là hỗ trợ, nếu chúng ta không làm chặt, dẫn tới sai đối tượng, dẫn đến tham nhũng, thất thoát khiến dư luận không đồng tình. Cho nên phải làm chặt, nhưng không vì như vậy mà chúng ta làm chậm.
“Tôi rất đồng tình là nếu ai có nhu cầu thì phải được hỗ trợ gói 30.000 tỷ này. Vì vậy trách nhiệm không chỉ riêng Bộ xây dựng mà trách nhiệm còn ở ngân hàng, các địa phương phải vào cuộc”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi: Chính sách hỗ trợ cho nhà tránh lũ ở miền Trung đến đâu? Đồng thời, có ý kiến cho rằng cần có chính sách hỗ trợ cho vay để người dân xây nhà phòng tránh lũ, Bộ trưởng cho biết: Chính phủ đã chủ động đề ra những giải pháp trong đó đặc biệt là đề án hỗ trợ nhà tránh lũ cho các hộ nghèo ở 14 tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Gói này sẽ hỗ trợ cho khoảng 40.000 hộ nghèo để được xây nhà tránh lũ. Tuy nhiên, gói này đang thực hiện và Chính phủ đang phải cân nhắc nguồn ngân sách để hỗ trợ.
Bộ trưởng cho biết thêm: “Việc những hộ cận nghèo và những hộ khác khó khăn về nhà ở thì cũng có ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng cho vay và hỗ trợ thêm, việc này Bộ xây dựng đang nghiên cứu để có những giải pháp đề nghị với Chính phủ”.
Về vấn đề thất thoát, lãng phí trong xây dựng, Bộ trưởng thừa nhận: “Tình trạng thất thoát lãng phí vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để và là những vấn đề nhức nhối”.
Ba guyên nhân được Bộ trưởng đưa ra: “Thứ nhất là chất lượng quy hoạch chưa được cao. Thứ hai là chất lượng công tác kế hoạch chưa phù hợp. Thứ ba là chất lượng công tác quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng”.
Bộ trưởng chia sẻ: Trong năm 2013, Chính phủ đã ban hành hai Nghị định rất quan trọng. Thứ nhất là Nghị định số 11 về Quản lý phát triển đô thị, đây là Nghị định có bước đổi mới đột phá để khắc phục tình trạng phát triển đô thị một cách tự phát phong trào. Nghị định số 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng là một bước đổi mới. Thay vì chúng ta coi các chủ đầu tư của các nguồn vốn như nhau, thì Nghị định này yêu cầu phải phân rõ.
Đồng thời, Chính phủ yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các thể chế, trong đó thể chế liên quan đến xây dựng như: Luật đất đai, luật đầu tư công, luật xây dựng, luật nhà ở, luật đầu tư BĐS, luật bảo vệ môi trường…
Luật xây dựng lần này đổi mới rất căn bản, phải đưa ra phương thức để quản lý những nguồn vốn khác nhau để có phương thức quản lý khác nhau. Trong đó, đề cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là quyền cũng như trách nhiệm trong việc kiểm soát thiết kế cơ sở, kiểm soát thiết kế kỹ thuật, kiểm soát quá trình thi công xây lắp, nghiệm thu bàn giao để khắc phục thất thoát.
Cùng với đó, luật xây dựng yêu cầu đổi mới quản lý để tăng tính chuyên nghiệp hóa của ban quản lý. Từ đó, chúng ta có thể kiểm soát được quá trình đầu tư xây dựng một cách tốt nhất, khắc phục thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng công trình
Theo GDVN