Quyết định bỏ khung giá đất sẽ gỡ bỏ được rào cản cho địa phương và cơ quan liên ngành. Tuy nhiên, với doanh nghiệp bất động sản thì không có khung giá đất việc thương lượng đền bù với dân sẽ khó hơn.
Bỏ khung giá đất: Đền bù sẽ càng khó - Ảnh minh họa
Chính phủ đã đồng ý với đề xuất bỏ khung giá đất do liên bộ Tài chính, Tài nguyên - Môi trường kiến nghị. Như vậy, chỉ còn chờ Quốc hội phê duyệt, hình thức gây nhiều bức xúc trong dư luận này sẽ chính thức bị bãi bỏ.
Theo đề án Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, sau khi bỏ khung giá, Chính phủ chỉ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất để UBND cấp tỉnh, thành ban hành bảng giá và quyết định giá đất theo cơ chế thị trường. Trường hợp bảng giá không sát giá thị trường, UBND cấp tỉnh có thể quyết định một mức giá cụ thể bằng cách sử dụng tư vấn, sau đó đưa ra HĐND cùng cấp quyết định.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại bỏ khung giá đất sẽ dẫn đến tình trạng giá đất tăng, giảm tùy tiện, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT GP Invest, chưa thể kết luận việc bỏ khung giá đất sẽ khiến cho tình hình xấu hay tốt bởi vì trong ý thức của người làm công tác định giá, bỏ khung giá đất sẽ khó hơn trong công tác tính giá hơn.
Từ trước đến nay, khi tính tiền sử dụng đất các cơ quan liên ngành vẫn họp và thống nhất mức giá chung để trình lên HĐND, UBND để ra quyết định. Liên sở, ngành dựa trên khung giá đất và dựa giá thị trường xác định theo phương pháp so sánh, thặng dư. Nếu bỏ khung, việc xác định giá đất rất mung lung bởi việc tính giá đất theo giá thị trường vô cùng khó bởi miếng đất 50 m2 giá khác mà diện tích to hơn bán giá khác. Nếu giá thị trường không có gì để so sánh, thì các nhà đầu tư cũng rất khó.
“Nhà đầu tư khi đi thương lượng với người dân để giải phóng mặt bằng là rất khó khăn, phức tạp. Nếu không có khung giá đất thì không có căn cứ tính giá đền bù. Trong khi đó, hiện nay tiền sử dụng đất đang là gánh nặng cho doanh nghiệp bởi tiền sử dụng đất phải nộp ngay khi làm xong móng, thuế đất cũng phải nộp một lần” - ông Hiệp nói.
Đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, nhà nước mà trao quyền cho các địa phương tự xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường thì chắc chắn giá đất sẽ được xây dựng cao lên nhiều. Giá đất xây dựng cao sẽ khiến giá thành cao lên điều này đi ngược với chủ trương kéo giá bất động sản về giá trị thực. Hơn nữa, nếu ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng sẽ khiến tiến độ triển khai dự án chậm thêm. Nếu bỏ khung giá đất thì các địa phương phải tạo lập được quỹ đất sạch trước khi giao cho doanh nghiệp triển khai dự án.
Theo ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, khung giá đất là một rào cản trong thời gian qua, đặc biệt đối với các dự án bất động sản chưa được định hình. Với dự án được hình thành sẽ có một tổ liên ngành nghiên cứu và đưa ra một mức giá phù hợp cho dự án đó dựa trên khung giá.
Khi gỡ bỏ rào cản này, chính quyền các địa phương và các tổ liên ngành sẽ chủ động hơn trong vấn đề định giá. Tuy nhiên nó cũng sẽ có những mặt trái . Vấn đề ở đây là phải chờ đợi thêm thực tế trong quá trình thực hiện triển khai có xảy ra các rào cản mới hay không khi đó mới có thể nói chính xác.
Theo đề án Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, sau khi bỏ khung giá, Chính phủ chỉ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất để UBND cấp tỉnh, thành ban hành bảng giá và quyết định giá đất theo cơ chế thị trường. Trường hợp bảng giá không sát giá thị trường, UBND cấp tỉnh có thể quyết định một mức giá cụ thể bằng cách sử dụng tư vấn, sau đó đưa ra HĐND cùng cấp quyết định.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại bỏ khung giá đất sẽ dẫn đến tình trạng giá đất tăng, giảm tùy tiện, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT GP Invest, chưa thể kết luận việc bỏ khung giá đất sẽ khiến cho tình hình xấu hay tốt bởi vì trong ý thức của người làm công tác định giá, bỏ khung giá đất sẽ khó hơn trong công tác tính giá hơn.
Từ trước đến nay, khi tính tiền sử dụng đất các cơ quan liên ngành vẫn họp và thống nhất mức giá chung để trình lên HĐND, UBND để ra quyết định. Liên sở, ngành dựa trên khung giá đất và dựa giá thị trường xác định theo phương pháp so sánh, thặng dư. Nếu bỏ khung, việc xác định giá đất rất mung lung bởi việc tính giá đất theo giá thị trường vô cùng khó bởi miếng đất 50 m2 giá khác mà diện tích to hơn bán giá khác. Nếu giá thị trường không có gì để so sánh, thì các nhà đầu tư cũng rất khó.
“Nhà đầu tư khi đi thương lượng với người dân để giải phóng mặt bằng là rất khó khăn, phức tạp. Nếu không có khung giá đất thì không có căn cứ tính giá đền bù. Trong khi đó, hiện nay tiền sử dụng đất đang là gánh nặng cho doanh nghiệp bởi tiền sử dụng đất phải nộp ngay khi làm xong móng, thuế đất cũng phải nộp một lần” - ông Hiệp nói.
Đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho rằng, nhà nước mà trao quyền cho các địa phương tự xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường thì chắc chắn giá đất sẽ được xây dựng cao lên nhiều. Giá đất xây dựng cao sẽ khiến giá thành cao lên điều này đi ngược với chủ trương kéo giá bất động sản về giá trị thực. Hơn nữa, nếu ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng sẽ khiến tiến độ triển khai dự án chậm thêm. Nếu bỏ khung giá đất thì các địa phương phải tạo lập được quỹ đất sạch trước khi giao cho doanh nghiệp triển khai dự án.
Theo ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, khung giá đất là một rào cản trong thời gian qua, đặc biệt đối với các dự án bất động sản chưa được định hình. Với dự án được hình thành sẽ có một tổ liên ngành nghiên cứu và đưa ra một mức giá phù hợp cho dự án đó dựa trên khung giá.
Khi gỡ bỏ rào cản này, chính quyền các địa phương và các tổ liên ngành sẽ chủ động hơn trong vấn đề định giá. Tuy nhiên nó cũng sẽ có những mặt trái . Vấn đề ở đây là phải chờ đợi thêm thực tế trong quá trình thực hiện triển khai có xảy ra các rào cản mới hay không khi đó mới có thể nói chính xác.
Theo VnMedia