Chế tài xử lý được quy định trong Luật nhưng đến 1/1/2012 mới có hiệu lực. Trong khi đó, hiện vẫn có những chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm trong triển khai dự án nên tình trạng bỏ trống biệt thự hiện dường như là… tất yếu.
Nhiều biệt thự chưa hoàn thiện và bỏ trống ở khu Mỹ Đình 2
Cơ quan chức năng tích cực nhưng…
Tình trạng nhà biệt thự, nhà liền kề chưa hoàn thiện và đưa vào sử dụng tại các khu đô thị được báo chí phản ánh hồi đầu năm (1/2011) và chỉ ngay sau đó ít ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra việc hàng chục căn biệt thự tiền tỷ bỏ hoang nhiều năm nay trên địa bàn thành phố.
Điều đó cho thấy đây là hiện tượng đáng báo động, không chỉ được dư luận đặc biệt quan tâm mà cả cấp lãnh đạo cao nhất Chính phủ cũng tỏ thái độ rõ ràng trong bối cảnh thị trường BĐS đã phát triển theo hướng tự phát như trong thời gian vừa qua.
Sự “phản ứng” kịp thời của Chính phủ ngay lập tức cũng đã nhận được những động thái tích cực từ phía các cơ quan chức năng trong việc làm rõ vấn đề, đồng thời đưa ra được các hướng xử lý.
Cụ thể, trong tháng 4/2011, Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS đã phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra tình hình triển khai đầu tư xây dựng và sử dụng nhà ở tại một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội.
Sau đó, Bộ Xây dựng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình sử dụng nhà ở tại một số dự án phát triển nhà ở và có đề xuất một số giải pháp đổi mới phương thức phát triển nhà ở, tăng cường kiểm tra các dự án phát triển nhà, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án;
UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan yêu cầu các chủ đầu tư thông báo cho các khách hàng phải hoàn thiện nhà ở tại các dự án để đưa vào sử dụng.
Theo ông Vũ Xuân Thiện – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), trên thực tế cũng đã có khách hàng đang tiến hành hoàn thiện nhà để đưa vào sử dụng tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn.
Chế tài có nhưng vẫn phải chờ!
Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trong 16 dự án được Cục tiến hành kiểm tra trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2684 căn biệt thự. Trong đó có 1743 căn đã đưa vào sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn lại khoảng 700 căn (chiếm tỷ lệ gần 35%) chưa đưa vào sử dụng. Có không ít dự án dù đã được phê duyệt 7 năm vẫn chưa hoàn thiện…
Tình trạng nhà biệt thự, nhà liền kề chưa hoàn thiện và đưa vào sử dụng tại các khu đô thị được báo chí phản ánh hồi đầu năm (1/2011) và chỉ ngay sau đó ít ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra việc hàng chục căn biệt thự tiền tỷ bỏ hoang nhiều năm nay trên địa bàn thành phố.
Điều đó cho thấy đây là hiện tượng đáng báo động, không chỉ được dư luận đặc biệt quan tâm mà cả cấp lãnh đạo cao nhất Chính phủ cũng tỏ thái độ rõ ràng trong bối cảnh thị trường BĐS đã phát triển theo hướng tự phát như trong thời gian vừa qua.
Sự “phản ứng” kịp thời của Chính phủ ngay lập tức cũng đã nhận được những động thái tích cực từ phía các cơ quan chức năng trong việc làm rõ vấn đề, đồng thời đưa ra được các hướng xử lý.
Cụ thể, trong tháng 4/2011, Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS đã phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra tình hình triển khai đầu tư xây dựng và sử dụng nhà ở tại một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội.
Sau đó, Bộ Xây dựng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình sử dụng nhà ở tại một số dự án phát triển nhà ở và có đề xuất một số giải pháp đổi mới phương thức phát triển nhà ở, tăng cường kiểm tra các dự án phát triển nhà, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án;
UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan yêu cầu các chủ đầu tư thông báo cho các khách hàng phải hoàn thiện nhà ở tại các dự án để đưa vào sử dụng.
Theo ông Vũ Xuân Thiện – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), trên thực tế cũng đã có khách hàng đang tiến hành hoàn thiện nhà để đưa vào sử dụng tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn.
Chế tài có nhưng vẫn phải chờ!
Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), trong 16 dự án được Cục tiến hành kiểm tra trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2684 căn biệt thự. Trong đó có 1743 căn đã đưa vào sử dụng (chiếm khoảng 65%), còn lại khoảng 700 căn (chiếm tỷ lệ gần 35%) chưa đưa vào sử dụng. Có không ít dự án dù đã được phê duyệt 7 năm vẫn chưa hoàn thiện…
Biệt thự chưa đưa vào sử dụng gây ảnh hưởng tới mỹ quan thành phố
Điều đáng nói là mặc dù các cơ quan liên quan cũng như chủ đầu tư đã được UNND Thành phố Hà Nội chỉ đạo để giải quyết tình trạng biệt thự chưa hoàn thiện và đưa vào sử dụng song chính đại diện Cục quản lý nhà cũng phải thừa nhận là chưa giải quyết được tận gốc vấn đề.
Trả lời báo chí, ông Thiện lý giải: Thực chất, chế tài xử lý đã có, đó là Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, nhưng đến ngày 01/01/2012 Luật thuế này mới chính thức có hiệu lực. Trong đó có nội dung đánh thuế lũy tiến về đất ở sẽ có tác động rất lớn đến việc xử lý nhà ở chưa đưa vào sử dụng, góp phần khắc phục tình trạng nhà ở bỏ trống.
Còn hiện nay, có hiện tượng một số chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm trong quá trình triển khai dự án; chưa đảm bảo đúng tiến độ; chưa đôn đốc, phối hợp với khách hàng để tập trung hoàn thiện nhà đưa vào sử dụng theo đúng hợp đồng.
Ngoài ra, tại một số dự án, các chủ đầu tư còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong khâu GPMB cũng như nguồn vốn nên việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án nhà ở còn chậm, chưa đồng bộ do vậy, một số người dân mua nhà nhưng chưa thể về ở được.
Do đó, theo ông Thiện, muốn khắc phục được hiện tượng nhà không được đưa vào sử dụng thì cần sớm xây dựng hệ thống tài chính phát triển thị trường bất động sản đặc biệt là bất động sản là nhà ở và quy định hợp lý về thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ nhà đất.
Trả lời báo chí, ông Thiện lý giải: Thực chất, chế tài xử lý đã có, đó là Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, nhưng đến ngày 01/01/2012 Luật thuế này mới chính thức có hiệu lực. Trong đó có nội dung đánh thuế lũy tiến về đất ở sẽ có tác động rất lớn đến việc xử lý nhà ở chưa đưa vào sử dụng, góp phần khắc phục tình trạng nhà ở bỏ trống.
Còn hiện nay, có hiện tượng một số chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm trong quá trình triển khai dự án; chưa đảm bảo đúng tiến độ; chưa đôn đốc, phối hợp với khách hàng để tập trung hoàn thiện nhà đưa vào sử dụng theo đúng hợp đồng.
Ngoài ra, tại một số dự án, các chủ đầu tư còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong khâu GPMB cũng như nguồn vốn nên việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án nhà ở còn chậm, chưa đồng bộ do vậy, một số người dân mua nhà nhưng chưa thể về ở được.
Do đó, theo ông Thiện, muốn khắc phục được hiện tượng nhà không được đưa vào sử dụng thì cần sớm xây dựng hệ thống tài chính phát triển thị trường bất động sản đặc biệt là bất động sản là nhà ở và quy định hợp lý về thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ nhà đất.
Theo Dantri