Ngoài Vietcombank, hàng loạt doanh nghiệp, cá nhân trúng đấu giá đất từ nhiều năm trước nhưng vẫn bỏ đất hoang đã rơi vào “tầm ngắm” của các cơ quan chức năng Hà Nội. Trong đó, có rất nhiều lô đất trị giá hàng triệu USD, nằm ở khu vực sang trọng nhất Hà thành.
Một lô đất bỏ không, cỏ dại lút đầu người ở khu 18,6ha quận Tây Hồ
Nhà giàu bỏ đất hoang
Nói tới khu đất đấu giá 18,6ha thuộc quận Tây Hồ, người ta hình dung ngay tới khu ở sang trọng nhất Hà Nội với những biệt thự rộng thênh thang, chỉ cách hồ Tây vài trăm mét. Chủ sử dụng đất ở khu này được xem là giới nhà giàu của Thủ đô bởi giá trị quá lớn của khu đất. Do quá “ăn khách”, các phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại khu này từ những năm 2004 - 2006 thường diễn ra cực kỳ quyết liệt, với vài chục vòng bỏ giá là bình thường. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp ganh đua nhau từng mức giá để được “ôm” những lô, thửa đất tại khu 18,6ha.
Đây đều là những khoản đầu tư siêu lợi nhuận, có khi gấp tới 10 lần, bởi ở thời điểm đỉnh cao, giá đất biệt thự ở đây bị “đẩy” lên tới trên 350 triệu đồng/m2. Giá trị một thửa đất rộng trung bình 250m2 cũng lên tới hơn 4 triệu USD nhưng không có mà mua! Tuy thế, sau gần 10 năm, trở lại khu vực này, bên cạnh những tòa biệt thự hoành tráng, vẫn còn rất nhiều ô đất trống, cỏ mọc cao quá đầu người. Nhiều bức tường “phân lô” rêu đã mốc xanh sau nhiều năm dãi dầu mưa nắng.
Theo UBND quận Tây Hồ, tổng diện tích đấu giá quyền sử dụng đất tại khu 18,6ha là 88.735m2, nộp ngân sách Nhà nước số tiền 1.575 tỷ đồng, gồm 6 khu Dl, D3, D5, D6, D7 và D9, với tổng số 261 lô đất. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Sở TN-MT Hà Nội thống kê được 126 lô đất chưa sử dụng, còn bỏ trống, chiếm gần 50%. Trong đó, có 88 lô đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân và 38 lô đất của tổ chức. Các lô này đều đấu giá từ giai đoạn 2004-2006.
Thông tin từ Sở TN-MT Hà Nội cho biết, 88 lô đất của hộ gia đình, cá nhân đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp “sổ đỏ”. Tương tự, 38 lô đất do các doanh nghiệp trúng đấu giá cũng đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính nhưng chưa đưa vào sử dụng. Cụ thể, tại khu D1, Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng (Tổng công ty xây dựng Hà Nội) có 1 lô đất (lô C) chưa xây dựng diện tích 8.798 m2. Tại khu D3, có tới 21 lô đất còn bỏ hoang thuộc các doanh nghiệp Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội - 3 lô, diện tích 2.515m2; Công ty Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng - 2 lô, diện tích 3.33l m2; Công ty CP Đầu tư và xây dựng Gia Lâm - 1 lô diện tích 2.789m2; Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng - 3 lô diện tích 1.850m2; Công ty TNHH thương mại Hồng Lam - 8 lô diện tích 2.133m2; Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội - 3 lô diện tích 1.885m2; Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) - 1 lô diện tích 2.624m2. Chưa hết, tại khu D5, có 12 lô đất bỏ hoang; khu D6 có 3 lô; khu D9 có 1 lô...
Không nhanh sẽ ăn “quả đắng”
Cùng với việc nêu đích danh từng địa chỉ vi phạm, Sở TN-MT Hà Nội kiến nghị UBND TP giao UBND quận Tây Hồ căn cứ Luật Đất đai, quy chế đấu giá quyền sử dụng đất và Biên bản bàn giao đất ngoài thực địa để xử lý thu hồi đất theo quy định. Không riêng Cầu Giấy, Tây Hồ, các khu đất đấu giá ở huyện Mê Linh hiện cũng còn bỏ trống rất nhiều. Cụ thể, tại các dự án khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và, khu đô thị Long Việt, khu đô thị Hà Phong, khu đô thị Cienco 5 - Tiền Phong... vẫn còn hàng trăm lô đất trống đã đấu giá quyền sử dụng từ năm 2008, trước thời điểm Mê Linh sáp nhập vào Hà Nội, nay được dùng để... trồng cỏ nuôi bò. Cũng giống như khu 18,6ha quận Tây Hồ, các đối tượng “ôm” đất đấu giá và bỏ không gần 4 năm ở Mê Linh gồm cả các doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư cá nhân.
Nếu xác minh hết 29 quận, huyện, thị xã của Hà Nội, chắc chắn, diện tích đất đấu giá bị bỏ hoang, chưa được đưa vào sử dụng sẽ còn rất lớn, nhất là với những địa phương đã từng đấu giá nhiều lần trong những năm trước như Hoàng Mai, Từ Liêm, Long Biên... Theo Sở TN-MT Hà Nội, các trường hợp bỏ hoang đất này đều sẽ căn cứ vào bản quy chế đấu giá và các quy định hiện hành của TP để xử lý vi phạm, cụ thể ở đây là hành vi bỏ hoang đất.
Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 29/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội về đấu giá quyền sử dụng đất, người trúng đấu giá đã được bàn giao đất mà trong thời hạn 12 tháng không tiến hành xây dựng sẽ bị thu hồi đất để đấu giá tiếp hoặc giao đất theo quy định. Người trúng đấu giá sẽ vẫn được hoàn lại số tiền đã nộp song không được tính lãi, trượt giá cũng như không được nhận lại tiền đặt cọc theo quy chế đấu giá. Theo Sở TN-MT, lối thoát duy nhất với các trường hợp này là khẩn trương đưa đất vào sử dụng nếu không muốn rơi vào thảm cảnh bị thu đất và nhận lại số tiền nhỏ nhoi đã đầu tư từ gần 10 năm trước.
Nói tới khu đất đấu giá 18,6ha thuộc quận Tây Hồ, người ta hình dung ngay tới khu ở sang trọng nhất Hà Nội với những biệt thự rộng thênh thang, chỉ cách hồ Tây vài trăm mét. Chủ sử dụng đất ở khu này được xem là giới nhà giàu của Thủ đô bởi giá trị quá lớn của khu đất. Do quá “ăn khách”, các phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại khu này từ những năm 2004 - 2006 thường diễn ra cực kỳ quyết liệt, với vài chục vòng bỏ giá là bình thường. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp ganh đua nhau từng mức giá để được “ôm” những lô, thửa đất tại khu 18,6ha.
Đây đều là những khoản đầu tư siêu lợi nhuận, có khi gấp tới 10 lần, bởi ở thời điểm đỉnh cao, giá đất biệt thự ở đây bị “đẩy” lên tới trên 350 triệu đồng/m2. Giá trị một thửa đất rộng trung bình 250m2 cũng lên tới hơn 4 triệu USD nhưng không có mà mua! Tuy thế, sau gần 10 năm, trở lại khu vực này, bên cạnh những tòa biệt thự hoành tráng, vẫn còn rất nhiều ô đất trống, cỏ mọc cao quá đầu người. Nhiều bức tường “phân lô” rêu đã mốc xanh sau nhiều năm dãi dầu mưa nắng.
Theo UBND quận Tây Hồ, tổng diện tích đấu giá quyền sử dụng đất tại khu 18,6ha là 88.735m2, nộp ngân sách Nhà nước số tiền 1.575 tỷ đồng, gồm 6 khu Dl, D3, D5, D6, D7 và D9, với tổng số 261 lô đất. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Sở TN-MT Hà Nội thống kê được 126 lô đất chưa sử dụng, còn bỏ trống, chiếm gần 50%. Trong đó, có 88 lô đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân và 38 lô đất của tổ chức. Các lô này đều đấu giá từ giai đoạn 2004-2006.
Thông tin từ Sở TN-MT Hà Nội cho biết, 88 lô đất của hộ gia đình, cá nhân đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp “sổ đỏ”. Tương tự, 38 lô đất do các doanh nghiệp trúng đấu giá cũng đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính nhưng chưa đưa vào sử dụng. Cụ thể, tại khu D1, Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng (Tổng công ty xây dựng Hà Nội) có 1 lô đất (lô C) chưa xây dựng diện tích 8.798 m2. Tại khu D3, có tới 21 lô đất còn bỏ hoang thuộc các doanh nghiệp Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội - 3 lô, diện tích 2.515m2; Công ty Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng - 2 lô, diện tích 3.33l m2; Công ty CP Đầu tư và xây dựng Gia Lâm - 1 lô diện tích 2.789m2; Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng - 3 lô diện tích 1.850m2; Công ty TNHH thương mại Hồng Lam - 8 lô diện tích 2.133m2; Công ty Tu tạo và phát triển nhà Hà Nội - 3 lô diện tích 1.885m2; Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) - 1 lô diện tích 2.624m2. Chưa hết, tại khu D5, có 12 lô đất bỏ hoang; khu D6 có 3 lô; khu D9 có 1 lô...
Không nhanh sẽ ăn “quả đắng”
Cùng với việc nêu đích danh từng địa chỉ vi phạm, Sở TN-MT Hà Nội kiến nghị UBND TP giao UBND quận Tây Hồ căn cứ Luật Đất đai, quy chế đấu giá quyền sử dụng đất và Biên bản bàn giao đất ngoài thực địa để xử lý thu hồi đất theo quy định. Không riêng Cầu Giấy, Tây Hồ, các khu đất đấu giá ở huyện Mê Linh hiện cũng còn bỏ trống rất nhiều. Cụ thể, tại các dự án khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và, khu đô thị Long Việt, khu đô thị Hà Phong, khu đô thị Cienco 5 - Tiền Phong... vẫn còn hàng trăm lô đất trống đã đấu giá quyền sử dụng từ năm 2008, trước thời điểm Mê Linh sáp nhập vào Hà Nội, nay được dùng để... trồng cỏ nuôi bò. Cũng giống như khu 18,6ha quận Tây Hồ, các đối tượng “ôm” đất đấu giá và bỏ không gần 4 năm ở Mê Linh gồm cả các doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư cá nhân.
Nếu xác minh hết 29 quận, huyện, thị xã của Hà Nội, chắc chắn, diện tích đất đấu giá bị bỏ hoang, chưa được đưa vào sử dụng sẽ còn rất lớn, nhất là với những địa phương đã từng đấu giá nhiều lần trong những năm trước như Hoàng Mai, Từ Liêm, Long Biên... Theo Sở TN-MT Hà Nội, các trường hợp bỏ hoang đất này đều sẽ căn cứ vào bản quy chế đấu giá và các quy định hiện hành của TP để xử lý vi phạm, cụ thể ở đây là hành vi bỏ hoang đất.
Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 29/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội về đấu giá quyền sử dụng đất, người trúng đấu giá đã được bàn giao đất mà trong thời hạn 12 tháng không tiến hành xây dựng sẽ bị thu hồi đất để đấu giá tiếp hoặc giao đất theo quy định. Người trúng đấu giá sẽ vẫn được hoàn lại số tiền đã nộp song không được tính lãi, trượt giá cũng như không được nhận lại tiền đặt cọc theo quy chế đấu giá. Theo Sở TN-MT, lối thoát duy nhất với các trường hợp này là khẩn trương đưa đất vào sử dụng nếu không muốn rơi vào thảm cảnh bị thu đất và nhận lại số tiền nhỏ nhoi đã đầu tư từ gần 10 năm trước.
Theo ANTĐ