TS. Phạm Sĩ Liêm cho biết, trên thế giới chưa từng có thuế dành cho biệt thự bị bỏ hoang.
Trao đổi vấn đề này, TS. Phạm Sỹ Liêm, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam khẳng định: "Tôi hoàn toàn đồng tình với việc cần phải chấm dứt những khu biệt thự bị bỏ hoang. Bởi biệt bỏ hoang không chỉ là sự thiệt hại lớn về tài sản đối với BĐS cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng mà còn gây mất cảnh quan đô thị. Chưa kể đến việc nhiều khu biệt thự dang dở hiện nay đang là địa bàn cho tệ nạn xã hội phát triển như ma túy, mại dâm. Thậm chí, chúng còn bị biến thành nơi đổ rác và tiềm tàng nhiều nguy hiểm khác. Để giải quyết vấn đề hoang hóa biệt thự không phải chỉ đưa vấn đề đánh thuế là xong".
Theo TS. Phạm Sĩ Liêm, trong vấn đề này cần làm rõ khái niệm thế nào là "bỏ hoang" và phải có tiêu chí cụ thể cho việc bỏ hoang đó. Tôi không tán thành việc đánh đồng những ngôi biệt thự đã hoàn chỉnh nhưng vì lý do nào đó mà chủ sở hữu chưa sử dụng với những biệt thự đang xây dở dang mà bỏ đấy. Hơn nữa, kể cả những ngôi biệt thự đang xây dở cũng cần làm rõ nguyên nhân trước khi áp dụng một mức thuế cụ thể. Một ngôi biệt thự đã được xây dựng hoàn thiện và có chủ sở hữu nhưng họ chưa sử dụng đến thì không thể gọi đó là bỏ hoang. Còn đối với những biệt thự đang xây dở thì phải gọi là "công trình biệt thự dở dang". Đã là công trình biệt thự dở dang thì việc đánh thuế là cần thiết. Tuy nhiên, theo ông Liêm, cần làm rõ lý do bị bỏ hoang và có biện pháp khắc phục trước khi đánh thuế.
Cụ thể hơn, ông Liêm phân tích: "Thực chất theo tôi nghĩ, xã hội bức xúc nhất đối với những biệt thự đang xây dở mà bỏ lâu ngày không được thi công tiếp. Đối với trường hợp này, cần làm rõ: Vì sao tiến độ xây dựng lại bị chậm lại. Nếu đó là sự cố tình của chủ đầu tư thì phải phạt nặng. Nhưng nếu vì lý do như tình hình kinh tế chung đang suy giảm và chủ đầu tư quá khó khăn nên không thể tiếp tục công trình của mình, đành phải gác lại để chờ cơ hội khả quan hơn về tài chính rồi mới tiếp tục thì cũng cần thông cảm và có những hình thức xử lý sao cho phù hợp. Nếu họ đang đứng trên bờ vực thẳm mà cố tình dồn vào con đường cùng thì cũng không nên.
Theo TS. Liêm, những trường hợp mua biệt thự nhưng đóng cửa để đấy lâu ngày không sử dụng cũng có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do chủ sở hữu ở miền Nam, mua nhà chỉ để thỉnh thoảng đi du lịch nghỉ ngơi, hoặc có những trường hợp đóng cửa nhà để đi du lịch, thăm con cái sống ở nước ngoài. Trong trường hợp này, cũng không thể bắt người ta phải đóng thuế. Đó là hết sức vô lý. Nếu UBND TP.Hà Nội chỉ đưa ra kiến nghị đánh thuế với biệt thự bị bỏ hoang như vậy là chưa cụ thể, chưa hợp lý và rất khó khả thi".
Nói về vấn đề thuế, ông Liêm cho biết, cần làm rõ thuế áp dụng ở đây là mức thuế hàng năm hay một năm. Đây là một sắc thuế mới cần có sự thông qua của Quốc Hội. Mà nếu muốn được Quốc hội thông qua thì ít nhất cũng phải mất vài ba năm nữa. Do đó, việc đưa ra một kiến nghị còn nhiều điều cần làm rõ. Theo TS. Liêm, điều này chưa thể hiện hết trách nhiệm của người quản lý. Mặt khác, trong thời gian chờ được đưa thành luật thì những biệt thự kia vẫn bị bỏ hoang. Bản thân tôi chưa từng thấy ở đâu trên thế giới lại có thuế cho biệt thự bị bỏ hoang như vậy.
TS. Phạm Sĩ Liêm, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam
Theo TS. Phạm Sĩ Liêm, trong vấn đề này cần làm rõ khái niệm thế nào là "bỏ hoang" và phải có tiêu chí cụ thể cho việc bỏ hoang đó. Tôi không tán thành việc đánh đồng những ngôi biệt thự đã hoàn chỉnh nhưng vì lý do nào đó mà chủ sở hữu chưa sử dụng với những biệt thự đang xây dở dang mà bỏ đấy. Hơn nữa, kể cả những ngôi biệt thự đang xây dở cũng cần làm rõ nguyên nhân trước khi áp dụng một mức thuế cụ thể. Một ngôi biệt thự đã được xây dựng hoàn thiện và có chủ sở hữu nhưng họ chưa sử dụng đến thì không thể gọi đó là bỏ hoang. Còn đối với những biệt thự đang xây dở thì phải gọi là "công trình biệt thự dở dang". Đã là công trình biệt thự dở dang thì việc đánh thuế là cần thiết. Tuy nhiên, theo ông Liêm, cần làm rõ lý do bị bỏ hoang và có biện pháp khắc phục trước khi đánh thuế.
Cụ thể hơn, ông Liêm phân tích: "Thực chất theo tôi nghĩ, xã hội bức xúc nhất đối với những biệt thự đang xây dở mà bỏ lâu ngày không được thi công tiếp. Đối với trường hợp này, cần làm rõ: Vì sao tiến độ xây dựng lại bị chậm lại. Nếu đó là sự cố tình của chủ đầu tư thì phải phạt nặng. Nhưng nếu vì lý do như tình hình kinh tế chung đang suy giảm và chủ đầu tư quá khó khăn nên không thể tiếp tục công trình của mình, đành phải gác lại để chờ cơ hội khả quan hơn về tài chính rồi mới tiếp tục thì cũng cần thông cảm và có những hình thức xử lý sao cho phù hợp. Nếu họ đang đứng trên bờ vực thẳm mà cố tình dồn vào con đường cùng thì cũng không nên.
Theo TS. Liêm, những trường hợp mua biệt thự nhưng đóng cửa để đấy lâu ngày không sử dụng cũng có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do chủ sở hữu ở miền Nam, mua nhà chỉ để thỉnh thoảng đi du lịch nghỉ ngơi, hoặc có những trường hợp đóng cửa nhà để đi du lịch, thăm con cái sống ở nước ngoài. Trong trường hợp này, cũng không thể bắt người ta phải đóng thuế. Đó là hết sức vô lý. Nếu UBND TP.Hà Nội chỉ đưa ra kiến nghị đánh thuế với biệt thự bị bỏ hoang như vậy là chưa cụ thể, chưa hợp lý và rất khó khả thi".
Nói về vấn đề thuế, ông Liêm cho biết, cần làm rõ thuế áp dụng ở đây là mức thuế hàng năm hay một năm. Đây là một sắc thuế mới cần có sự thông qua của Quốc Hội. Mà nếu muốn được Quốc hội thông qua thì ít nhất cũng phải mất vài ba năm nữa. Do đó, việc đưa ra một kiến nghị còn nhiều điều cần làm rõ. Theo TS. Liêm, điều này chưa thể hiện hết trách nhiệm của người quản lý. Mặt khác, trong thời gian chờ được đưa thành luật thì những biệt thự kia vẫn bị bỏ hoang. Bản thân tôi chưa từng thấy ở đâu trên thế giới lại có thuế cho biệt thự bị bỏ hoang như vậy.
Theo Người đưa tin