Dùng chung cư để làm nhà công vụ cũng là bình thường, nhưng chỉ khi thực hiện theo phương thức thị trường.
Dự án Green Park được thành phố Hà Nội quy định có đến 20% lượng căn hộ là nhà tái định cư.
Đó là quan điểm của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, khi nhìn luận trước các đề xuất của Bộ Xây dựng sử dụng chung cư đã hoàn thiện và xây mới dự án để phục vụ cho mục đích làm nhà ở công vụ.
Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ cho phép sử dụng 108 căn hộ chung cư thuộc dự án Green Park (khu đô thị Cầu Giấy, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Constrexim - Hod làm chủ đầu tư, để làm nhà ở công vụ.
Sự việc sẽ chẳng có gì đáng nói nếu số căn hộ trên thuộc quỹ nhà của một dự án nhà ở thương mại đơn thuần. Thế nhưng, sau khi được một số cơ quan truyền thông “lần ra”, thì 108 căn hộ đó nằm trong quỹ 20% nhà tái định cư, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội.
Theo Quyết định 5182/QĐ-UBND ngày 6/10/2009 do Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi ký về việc chấp thuận đầu tư dự án Green Park, thì quỹ nhà 108 căn hộ tái định cư nói trên chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Hà Nội để thành phố bố trí cho một bộ phận người dân tái định cư.
Tuy nhiên, trong quá trình rà soát, xem xét, cả Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội đều cho rằng 108 căn hộ tái định cư nói trên là “phù hợp với điều kiện” để sử dụng cho nhà công vụ.
Trong Công văn 1618/UBND ngày 12/3/2013 do cũng do Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi ký, gửi Bộ Xây dựng thì thành phố đã chấp thuận dành toàn bộ 108 căn hộ chung cư nói trên (tương đương 10.800 m2 sàn) để bán cho Bộ Xây dựng dùng làm nhà ở chung cư.
Cùng với quyết định trên, lãnh đạo Hà Nội cũng đồng ý dành số lượng căn hộ từ tầng 3 đến tầng 9 nhà chung cư CT7 khu đô thị mới Mỹ Đình để bán cho Bộ Xây dựng.
Ngay sau khi đề xuất trên được công khai, nhiều tờ báo đã phản ánh với nhiều thắc mắc, đặc biệt là câu hỏi: những người dân vốn được dự kiến sẽ dọn đến sinh sống tại quỹ nhà trên sau khi đã phải nhường đất, nhà cho các dự án, công trình trọng điểm của Hà Nội, sẽ sống ở đâu?
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, nhà tái định cư chỉ nên dùng đúng với mục đích tái định cư, phục vụ nhu cầu của người dân, còn nhà công chức thì không nên dùng quỹ nhà này, sẽ gây ra nhiều nghi ngờ trong dư luận.
Khi câu chuyện của Constrexim - Hod chưa lắng xuống, tuần qua, Bộ Xây dựng lại có đề xuất Chính phủ cho phép Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư dự án hai tòa chung cư để làm nhà công vụ trong khu ngoại giao đoàn (Từ Liêm, Hà Nội).
Sự việc này lẽ ra cũng không quá gây chú ý, nếu như không có chi tiết, trong tổng số 240 căn hộ và 16 biệt thự của dự án, chỉ có 80 căn chung cư và 6 biệt thự được dùng để làm nhà công vụ, 180 căn chung cư và 10 biệt thự còn lại sẽ cho chủ đầu tư bán ra ngoài theo dạng nhà thương mại...
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, lúc thị trường bất động sản ế ẩm mà Chính phủ lại có nhu cầu nhà công vụ thực sự thì đó là việc tốt. Như tại Trung Quốc, nước này cũng đã mua nhà chung cư thương mại để làm nhà ở xã hội, nhằm trợ giúp thị trường bất động sản đang lâm tình cảnh khó khăn như Việt Nam.
Song cũng theo ông Liêm, việc mua bán này cần được thực hiện theo phương thức thị trường, tức là các doanh nghiệp có loại nhà nào, giá cả thích hợp... giới thiệu ra, sau đó Chính phủ sẽ mua công khai theo phương thức đấu thầu.
“Nếu mua theo kiểu chỉ định thì không thể loại trừ có sự móc ngoặc giữa bên bán và mua, thậm chí dễ bị lợi dụng khi mà tình trạng tham nhũng của chúng ta cũng không phải “kém cỏi” gì”, ông Liêm nói.
Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ cho phép sử dụng 108 căn hộ chung cư thuộc dự án Green Park (khu đô thị Cầu Giấy, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Constrexim - Hod làm chủ đầu tư, để làm nhà ở công vụ.
Sự việc sẽ chẳng có gì đáng nói nếu số căn hộ trên thuộc quỹ nhà của một dự án nhà ở thương mại đơn thuần. Thế nhưng, sau khi được một số cơ quan truyền thông “lần ra”, thì 108 căn hộ đó nằm trong quỹ 20% nhà tái định cư, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội.
Theo Quyết định 5182/QĐ-UBND ngày 6/10/2009 do Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi ký về việc chấp thuận đầu tư dự án Green Park, thì quỹ nhà 108 căn hộ tái định cư nói trên chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Hà Nội để thành phố bố trí cho một bộ phận người dân tái định cư.
Tuy nhiên, trong quá trình rà soát, xem xét, cả Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội đều cho rằng 108 căn hộ tái định cư nói trên là “phù hợp với điều kiện” để sử dụng cho nhà công vụ.
Trong Công văn 1618/UBND ngày 12/3/2013 do cũng do Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi ký, gửi Bộ Xây dựng thì thành phố đã chấp thuận dành toàn bộ 108 căn hộ chung cư nói trên (tương đương 10.800 m2 sàn) để bán cho Bộ Xây dựng dùng làm nhà ở chung cư.
Cùng với quyết định trên, lãnh đạo Hà Nội cũng đồng ý dành số lượng căn hộ từ tầng 3 đến tầng 9 nhà chung cư CT7 khu đô thị mới Mỹ Đình để bán cho Bộ Xây dựng.
Ngay sau khi đề xuất trên được công khai, nhiều tờ báo đã phản ánh với nhiều thắc mắc, đặc biệt là câu hỏi: những người dân vốn được dự kiến sẽ dọn đến sinh sống tại quỹ nhà trên sau khi đã phải nhường đất, nhà cho các dự án, công trình trọng điểm của Hà Nội, sẽ sống ở đâu?
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, nhà tái định cư chỉ nên dùng đúng với mục đích tái định cư, phục vụ nhu cầu của người dân, còn nhà công chức thì không nên dùng quỹ nhà này, sẽ gây ra nhiều nghi ngờ trong dư luận.
Khi câu chuyện của Constrexim - Hod chưa lắng xuống, tuần qua, Bộ Xây dựng lại có đề xuất Chính phủ cho phép Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư dự án hai tòa chung cư để làm nhà công vụ trong khu ngoại giao đoàn (Từ Liêm, Hà Nội).
Sự việc này lẽ ra cũng không quá gây chú ý, nếu như không có chi tiết, trong tổng số 240 căn hộ và 16 biệt thự của dự án, chỉ có 80 căn chung cư và 6 biệt thự được dùng để làm nhà công vụ, 180 căn chung cư và 10 biệt thự còn lại sẽ cho chủ đầu tư bán ra ngoài theo dạng nhà thương mại...
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, lúc thị trường bất động sản ế ẩm mà Chính phủ lại có nhu cầu nhà công vụ thực sự thì đó là việc tốt. Như tại Trung Quốc, nước này cũng đã mua nhà chung cư thương mại để làm nhà ở xã hội, nhằm trợ giúp thị trường bất động sản đang lâm tình cảnh khó khăn như Việt Nam.
Song cũng theo ông Liêm, việc mua bán này cần được thực hiện theo phương thức thị trường, tức là các doanh nghiệp có loại nhà nào, giá cả thích hợp... giới thiệu ra, sau đó Chính phủ sẽ mua công khai theo phương thức đấu thầu.
“Nếu mua theo kiểu chỉ định thì không thể loại trừ có sự móc ngoặc giữa bên bán và mua, thậm chí dễ bị lợi dụng khi mà tình trạng tham nhũng của chúng ta cũng không phải “kém cỏi” gì”, ông Liêm nói.
Theo VnEconomy