Sự nhập nhằng trong hạ giá với giảm trừ tiện ích của khách hàng khiến cho nhiều người mua nhà như bước vào “ma trận”. Trong khi thị trường rất thiếu niềm tin như lúc này, các chuyên gia trong ngành không khỏi cám cảnh cho nhiều DN BĐS đã “bỏ quên” uy tín, thương hiệu của mình chỉ vì lợi ích trước mắt.
Những quan khách tham gia phiên chợ giao dịch BĐS, vừa được tổ chức cuối tuần trước, khi ra về đã không khỏi “ngỡ ngàng”. Ở vị trí đèo hàng của hàng loạt xe máy, hay gạt nước kính trước ô tô, ai đó đã cài những tờ rơi rao bán căn hộ giá sốc chỉ khoảng hơn chục triệu đồng/m2. Một dự án BĐS thương mại tại khu vực Hà Đông không tham gia chính thức vào hội chợ mà dùng hình thức này để tiếp cận khách hàng.
Tất nhiên, kiểu chào hàng “tiết kiệm chi phí” này không phải mới. Trong quá khứ, những cửa hàng sửa chữa xe máy, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, hay thậm chí quán cơm bình dân mới mở hàng… vẫn dùng cách này để “chiêu” khách. Nhưng với thị trường BĐS, một ngành hàng thường có giá trị giao dịch lớn, dường như đây là lần đầu tiên có hiện tượng “bán dạo” kiểu này.
Biểu hiện “xuống hạng” gần đây của thị trường BĐS có nguyên nhân của nó. Khoảng một năm nay, giá nhà đất liên tục lao dốc, song hành cùng giai đoạn dài thị trường trầm lắng về giao dịch. Lẽ dĩ nhiên, giải pháp ban đầu của chủ đầu tư là cắt giảm chi phí, rồi hạ dần lợi nhuận để co kéo giá bán. Nhưng cho đến gần đây, đã đến lúc ngay cả giá gốc mà chủ đầu tư đưa ra cũng không cầm cự nổi trước làn sóng cạnh tranh “bán tháo” của nhiều nhà đầu tư thứ phát.
Kết quả là, theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CEN Group đã có dự án chào bán căn hộ chung cư ở mức giá thấp hơn từng công bố trước đây khoảng 30-40%, thậm chí có đơn vị ở phía Nam công bố bán “rẻ” hơn 50% so với các dự án khác cùng khu vực… “Con số 30% là rất khủng khiếp, vì bình quân mức lợi nhuận mà các chủ đầu tư tạo ra được chỉ khoảng 15-20% trong giá bán”, ông Hưng lưu ý và khẳng định: “Giảm 30% về cơ bản chủ đầu tư đã lỗ rất nhiều”.
Nhưng, mức giảm giá như thế vẫn là chưa đủ, khi thu nhập của đại bộ phận người dân tính ra vẫn chưa thể tiếp cận được với các căn hộ “mơ ước”, dù là đặt trong bài toán tiết kiệm chi tiêu cả chục năm nữa. Ngược lại, “quá đau” với mức lỗ phải chịu đựng, nhiều chủ đầu tư bắt đầu “tung chiêu” giảm giá bằng hình thức “không lành mạnh” như đưa ra sản phẩm trọng điểm giá sốc để câu khách nhưng thay đổi nhiều điều kiện đi kèm như tiến độ đóng tiền, phương thức thanh toán… “Tức là, nếu tính toán thì bản chất có khi không phải là giảm giá”, ông Hưng lưu ý.
Chẳng hạn, có dự án căn hộ “cao cấp” thậm chí đã chào giá “HOT” chỉ 14 triệu đồng/m2. Hay một dự án khác cũng được giới thiệu “trọng điểm” với mức giá giảm khoảng 25% so với giá mà chủ đầu tư đưa ra cách đó ít tháng... Tuy nhiên, nhìn vào các điều kiện kèm theo, có nơi chủ đầu tư đã bỏ thuế VAT ra khỏi giá bán; hoặc thay vì trang bị đầy đủ thiết bị nội thất cho căn hộ thì nay trả lại cho khách hàng diện tích xây thô…
Cũng thuộc diện “đưa đẩy” vào giá bán, theo đại diện một sàn giao dịch BĐS lớn, đã có những dự án 35 tầng với khoảng 25 căn hộ mỗi sàn nhưng chỉ bố trí 4 thang máy, tầng hầm để xe cũng chỉ có 1, thay vì hợp lý phải có 3 - 4 tầng. “Việc tiết giảm các tiện ích công cộng sẽ gây nhiều trở ngại cho khách hàng khi vào sinh sống”, vị nọ lưu ý.
Sự nhập nhằng trong hạ giá với giảm trừ tiện ích của khách hàng khiến cho nhiều người mua nhà như bước vào “ma trận”. Nhân viên tiếp thị nhiệt tình “tung hứng” những điểm lợi của dự án mà cố tình lờ đi những điều kiện kèm theo, nay đã bị “chặt chém”. “Chủ đầu tư lúc nào chẳng đưa ra những điều khoản có lợi cho mình”, nhân viên của một sàn giao dịch BĐS đang hút khách thừa nhận như vậy.
Nhưng, đáng thất vọng nhất là trong khi thị trường rất thiếu niềm tin như lúc này, các chuyên gia trong ngành không khỏi cám cảnh cho nhiều DN BĐS đã “bỏ quên” uy tín, thương hiệu của mình chỉ vì lợi ích trước mắt.
Nhiều dự án BĐS giảm tiện ích để hạ giá.
Tất nhiên, kiểu chào hàng “tiết kiệm chi phí” này không phải mới. Trong quá khứ, những cửa hàng sửa chữa xe máy, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, hay thậm chí quán cơm bình dân mới mở hàng… vẫn dùng cách này để “chiêu” khách. Nhưng với thị trường BĐS, một ngành hàng thường có giá trị giao dịch lớn, dường như đây là lần đầu tiên có hiện tượng “bán dạo” kiểu này.
Biểu hiện “xuống hạng” gần đây của thị trường BĐS có nguyên nhân của nó. Khoảng một năm nay, giá nhà đất liên tục lao dốc, song hành cùng giai đoạn dài thị trường trầm lắng về giao dịch. Lẽ dĩ nhiên, giải pháp ban đầu của chủ đầu tư là cắt giảm chi phí, rồi hạ dần lợi nhuận để co kéo giá bán. Nhưng cho đến gần đây, đã đến lúc ngay cả giá gốc mà chủ đầu tư đưa ra cũng không cầm cự nổi trước làn sóng cạnh tranh “bán tháo” của nhiều nhà đầu tư thứ phát.
Kết quả là, theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CEN Group đã có dự án chào bán căn hộ chung cư ở mức giá thấp hơn từng công bố trước đây khoảng 30-40%, thậm chí có đơn vị ở phía Nam công bố bán “rẻ” hơn 50% so với các dự án khác cùng khu vực… “Con số 30% là rất khủng khiếp, vì bình quân mức lợi nhuận mà các chủ đầu tư tạo ra được chỉ khoảng 15-20% trong giá bán”, ông Hưng lưu ý và khẳng định: “Giảm 30% về cơ bản chủ đầu tư đã lỗ rất nhiều”.
Nhưng, mức giảm giá như thế vẫn là chưa đủ, khi thu nhập của đại bộ phận người dân tính ra vẫn chưa thể tiếp cận được với các căn hộ “mơ ước”, dù là đặt trong bài toán tiết kiệm chi tiêu cả chục năm nữa. Ngược lại, “quá đau” với mức lỗ phải chịu đựng, nhiều chủ đầu tư bắt đầu “tung chiêu” giảm giá bằng hình thức “không lành mạnh” như đưa ra sản phẩm trọng điểm giá sốc để câu khách nhưng thay đổi nhiều điều kiện đi kèm như tiến độ đóng tiền, phương thức thanh toán… “Tức là, nếu tính toán thì bản chất có khi không phải là giảm giá”, ông Hưng lưu ý.
Chẳng hạn, có dự án căn hộ “cao cấp” thậm chí đã chào giá “HOT” chỉ 14 triệu đồng/m2. Hay một dự án khác cũng được giới thiệu “trọng điểm” với mức giá giảm khoảng 25% so với giá mà chủ đầu tư đưa ra cách đó ít tháng... Tuy nhiên, nhìn vào các điều kiện kèm theo, có nơi chủ đầu tư đã bỏ thuế VAT ra khỏi giá bán; hoặc thay vì trang bị đầy đủ thiết bị nội thất cho căn hộ thì nay trả lại cho khách hàng diện tích xây thô…
Cũng thuộc diện “đưa đẩy” vào giá bán, theo đại diện một sàn giao dịch BĐS lớn, đã có những dự án 35 tầng với khoảng 25 căn hộ mỗi sàn nhưng chỉ bố trí 4 thang máy, tầng hầm để xe cũng chỉ có 1, thay vì hợp lý phải có 3 - 4 tầng. “Việc tiết giảm các tiện ích công cộng sẽ gây nhiều trở ngại cho khách hàng khi vào sinh sống”, vị nọ lưu ý.
Sự nhập nhằng trong hạ giá với giảm trừ tiện ích của khách hàng khiến cho nhiều người mua nhà như bước vào “ma trận”. Nhân viên tiếp thị nhiệt tình “tung hứng” những điểm lợi của dự án mà cố tình lờ đi những điều kiện kèm theo, nay đã bị “chặt chém”. “Chủ đầu tư lúc nào chẳng đưa ra những điều khoản có lợi cho mình”, nhân viên của một sàn giao dịch BĐS đang hút khách thừa nhận như vậy.
Nhưng, đáng thất vọng nhất là trong khi thị trường rất thiếu niềm tin như lúc này, các chuyên gia trong ngành không khỏi cám cảnh cho nhiều DN BĐS đã “bỏ quên” uy tín, thương hiệu của mình chỉ vì lợi ích trước mắt.
Theo TBNH