Một cuộc truy tìm ông chủ dự án Tricon Tower tại khu đô thị Bắc An Khánh, Hà Nội đang diễn ra khắp thế giới mà bóng dáng ông chủ vẫn bặt vô âm tín.
Mới đây, AP có bài viết xoay quanh dự án Tricon Towers, tại khu đô thị Bắc An Khánh, Hà Nội, của công ty đầu tư Minh Việt mà báo giới trong nước đã đề cập nhiều những tháng qua, sau khi chủ đầu tư là ông Edward Chi, ôm tiền bỏ trốn.
Edward Chi từng hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng dự án xây dựng các căn hộ hào nhoáng của họ vẫn đang đi đúng hướng ngay cả khi BĐS đang bắt đầu có dấu hiệu đổ vỡ.
Doanh nhân này thậm chí còn "hùng hồn" tuyên bố ông sẵn sàng bán các BĐS của mình tại California để hoàn trả tiền cho khách hàng, nếu việc xây dựng dự án bị trì hoãn.
Thế nhưng, thực chất vị giám đốc này không hề đứng tên trong căn hộ dự định sẽ bán tại Mỹ và sau lời hứa đó thì cũng không ai nhìn thấy bóng dáng ‘đại gia’ đâu.
Hiện, phía cảnh sát cho biết họ vẫn chưa thể tìm ra tung tích của Edward Chi. Tất cả các liên lạc đều không liên hệ được với ông Chi.
Trước đây, Công ty Minh Việt mà Edward Chi đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc hầu như không gặp khó khăn gì để thu hút nhà đầu tư khi ra mắt dự án tại Hà Nội khoảng giữa năm 2009. Khi ấy, dự án Tricon Towers được vẽ ra là những tòa tháp 44 tầng “siêu hiện đại”, với 734 căn hộ và sẽ giao nhà cuối năm 2011.
Không chỉ nhận tiền đặt cọc của dự án Tricon Towes, Minh Việt sau đó còn tiếp thị và nhận tiền đặt cọc cho một dự án thứ hai nhìn ra vịnh Hạ Long, một điểm du lịch ở phía Bắc. Nhưng việc xây dựng dự án này lại chưa hề được tiến hành.
Một số người nếu có hoài nghi về uy tín của Chi lại bị đánh lừa bởi đối tác nước ngoài danh tiếng của Edward Chi. Chi đã được Coldwell Banker nhượng quyền và luôn sử dụng thương hiệu của hãng BĐS Mỹ trong quá trình quảng bá dự án. Tuy nhiên, phía Coldwell Banker cho biết đã hủy hợp đồng nhượng quyền với Chi năm 2012 và từ chối bình luận thêm.
Hiện dự án này mới thi công xong phần hầm và móng và bỏ hoang, sắt thép đã hoen gỉ. Khu nhà trưng bày mô hình dự án trên đại lộ Thăng Long cũng bị bỏ hoang. Trụ sở Công ty CP Đầu tư Minh Việt đi thuê cũng đã bị tháo dỡ bảng tên.
Hiện có ít nhất 128 nhà đầu tư giận dữ đang săn lùng ông chủ này. Nhiều người trong số này đã vay mượn hoặc lấy tiền tiền kiệm ra góp vốn tới 150.000 USD (hơn 3,1 tỉ đồng). Tuy nhiên, công an cho biết Chi đã rời Việt Nam và không thể liên lạc được.
Các 'nhà đầu tư' trót nộp tiền cho ông chủ dự án giờ chỉ còn biết căng biển và than trời
Không riêng gì dự án Tricon Towes mà tại Việt Nam hàng loạt các doanh nghiệp BĐS phá sản, hàng loạt các ông chủ phải vào tù. Kéo theo đó là tiền bạc của biết bao người đứng trước nguy cơ mất trắng.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Công ty Địa ốc Đất Lành, hiệu ứng BĐS đổ vỡ mới chỉ bắt đầu.
"Nguy cơ đổ vỡ cực kỳ của các DN BĐS lớn là đã có. Rất nhiều DN không thể hoàn thiện được công trình, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã bỏ chạy, hoặc là họ bán, sang nhượng cho nhiều chủ đầu tư khác.
Một bài toán mà tôi đã nói cách đây 2 năm nay rồi, nhưng nhiều người không nghe và không tin. Ví dụ như một dự án mà chủ đầu tư chỉ có 200 tỉ thôi, và trong quá trình thi công xây dựng, người ta vay mượn từ nhiều nguồn gốc đất, hoặc chính nguồn gốc đất mà đang xây dựng này được thêm một vài trăm tỉ nữa”, ông Đực nói.
Theo ông phân tích, người ta có thể mời nhà thầu thi công sau đó mua thiếu vật liệu một vài trăm tỉ nữa. Người ta có thể nhận của khách hàng một vài trăm tỉ. Tổng cộng cái gói đó thành một nồi lẩu thập cẩm là 600 - 700 tỉ. Nhưng cuối cùng cái nồi này không hình thành được, không sử dụng được.
Và khi thị trường đóng băng, DN không có tiền để tiếp tục đầu tư còn người dân thì số mua không nhiều, không đủ số lượng mua nhiều để đóng tiền. Từ đó dẫn đến ngưng thi công. Có thể là ngưng 6 tháng, ngưng 2 năm.
Trong thời gian ngưng thì DN vẫn phải thu xếp một số tiền để trả lãi cho ngân hàng. Rồi đến một lúc nào đó DN không còn tiền mặt nữa và buông xuôi luôn công trình. Khả năng là ngân hàng sẽ tịch thu để bán cho người khác hoặc chính DN sẽ bán cho người khác.
Họ chấp nhận bán lỗ hẳn so với số tiền ban đầu. Và khổ nhất chính là những khách hàng đã đặt tiền rồi, không có cách gì lấy được. Mà không lấy được và cũng không có sản phẩm sẽ đi đến việc kiện tụng rất lớn, mất an ninh, an sinh.
Trong trường hợp này, tôi cũng xin khuyến cáo là người dân nên liên kết với nhau lại thành một nhóm để đi khiếu kiện. Để hô to lên cho mọi người biết, để DN không thể bán được hoặc ngân hàng cũng không phát mãi được.
Tình hình hiện nay là rất, rất nhiều dự án như vậy. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng lừa đảo. Ban đầu DN không biết lừa đảo, nhưng đến khi bị như vậy rồi thì bỏ chạy luôn. Đã có một số DN ở TP. HCM bỏ chạy ra nước ngoài như vậy" - ông Đực cho biết.
Cũng theo ông Đực, cội nguồn của nguy cơ hàng loạt DN BĐS đổ vỡ chính là vì sản phẩm không bán được, dẫn đến tìn trạng đóng băng và đưa đến tồn kho một lượng lớn BĐS.
"Đau xót khi thấy một thế hệ doanh nhân non trẻ đầy nhiệt huyết, tạo dựng được tài sản, góp phần vận hành đất nước trong một thời gian dài bỗng chốc sụp đổ. Bạn bè có người phải trốn tránh, tù đày…
Edward Chi từng hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng dự án xây dựng các căn hộ hào nhoáng của họ vẫn đang đi đúng hướng ngay cả khi BĐS đang bắt đầu có dấu hiệu đổ vỡ.
Doanh nhân này thậm chí còn "hùng hồn" tuyên bố ông sẵn sàng bán các BĐS của mình tại California để hoàn trả tiền cho khách hàng, nếu việc xây dựng dự án bị trì hoãn.
Thế nhưng, thực chất vị giám đốc này không hề đứng tên trong căn hộ dự định sẽ bán tại Mỹ và sau lời hứa đó thì cũng không ai nhìn thấy bóng dáng ‘đại gia’ đâu.
Hiện, phía cảnh sát cho biết họ vẫn chưa thể tìm ra tung tích của Edward Chi. Tất cả các liên lạc đều không liên hệ được với ông Chi.
Vị đại gia đã ôm tiền biến mất dạng để lại dự án phần hầm và móng bỏ hoang, sắt thép đã hoen gỉ.
Trước đây, Công ty Minh Việt mà Edward Chi đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc hầu như không gặp khó khăn gì để thu hút nhà đầu tư khi ra mắt dự án tại Hà Nội khoảng giữa năm 2009. Khi ấy, dự án Tricon Towers được vẽ ra là những tòa tháp 44 tầng “siêu hiện đại”, với 734 căn hộ và sẽ giao nhà cuối năm 2011.
Không chỉ nhận tiền đặt cọc của dự án Tricon Towes, Minh Việt sau đó còn tiếp thị và nhận tiền đặt cọc cho một dự án thứ hai nhìn ra vịnh Hạ Long, một điểm du lịch ở phía Bắc. Nhưng việc xây dựng dự án này lại chưa hề được tiến hành.
Một số người nếu có hoài nghi về uy tín của Chi lại bị đánh lừa bởi đối tác nước ngoài danh tiếng của Edward Chi. Chi đã được Coldwell Banker nhượng quyền và luôn sử dụng thương hiệu của hãng BĐS Mỹ trong quá trình quảng bá dự án. Tuy nhiên, phía Coldwell Banker cho biết đã hủy hợp đồng nhượng quyền với Chi năm 2012 và từ chối bình luận thêm.
Hiện dự án này mới thi công xong phần hầm và móng và bỏ hoang, sắt thép đã hoen gỉ. Khu nhà trưng bày mô hình dự án trên đại lộ Thăng Long cũng bị bỏ hoang. Trụ sở Công ty CP Đầu tư Minh Việt đi thuê cũng đã bị tháo dỡ bảng tên.
Hiện có ít nhất 128 nhà đầu tư giận dữ đang săn lùng ông chủ này. Nhiều người trong số này đã vay mượn hoặc lấy tiền tiền kiệm ra góp vốn tới 150.000 USD (hơn 3,1 tỉ đồng). Tuy nhiên, công an cho biết Chi đã rời Việt Nam và không thể liên lạc được.
Các 'nhà đầu tư' trót nộp tiền cho ông chủ dự án giờ chỉ còn biết căng biển và than trời
Không riêng gì dự án Tricon Towes mà tại Việt Nam hàng loạt các doanh nghiệp BĐS phá sản, hàng loạt các ông chủ phải vào tù. Kéo theo đó là tiền bạc của biết bao người đứng trước nguy cơ mất trắng.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Công ty Địa ốc Đất Lành, hiệu ứng BĐS đổ vỡ mới chỉ bắt đầu.
"Nguy cơ đổ vỡ cực kỳ của các DN BĐS lớn là đã có. Rất nhiều DN không thể hoàn thiện được công trình, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã bỏ chạy, hoặc là họ bán, sang nhượng cho nhiều chủ đầu tư khác.
Một bài toán mà tôi đã nói cách đây 2 năm nay rồi, nhưng nhiều người không nghe và không tin. Ví dụ như một dự án mà chủ đầu tư chỉ có 200 tỉ thôi, và trong quá trình thi công xây dựng, người ta vay mượn từ nhiều nguồn gốc đất, hoặc chính nguồn gốc đất mà đang xây dựng này được thêm một vài trăm tỉ nữa”, ông Đực nói.
Theo ông phân tích, người ta có thể mời nhà thầu thi công sau đó mua thiếu vật liệu một vài trăm tỉ nữa. Người ta có thể nhận của khách hàng một vài trăm tỉ. Tổng cộng cái gói đó thành một nồi lẩu thập cẩm là 600 - 700 tỉ. Nhưng cuối cùng cái nồi này không hình thành được, không sử dụng được.
Và khi thị trường đóng băng, DN không có tiền để tiếp tục đầu tư còn người dân thì số mua không nhiều, không đủ số lượng mua nhiều để đóng tiền. Từ đó dẫn đến ngưng thi công. Có thể là ngưng 6 tháng, ngưng 2 năm.
Trong thời gian ngưng thì DN vẫn phải thu xếp một số tiền để trả lãi cho ngân hàng. Rồi đến một lúc nào đó DN không còn tiền mặt nữa và buông xuôi luôn công trình. Khả năng là ngân hàng sẽ tịch thu để bán cho người khác hoặc chính DN sẽ bán cho người khác.
Họ chấp nhận bán lỗ hẳn so với số tiền ban đầu. Và khổ nhất chính là những khách hàng đã đặt tiền rồi, không có cách gì lấy được. Mà không lấy được và cũng không có sản phẩm sẽ đi đến việc kiện tụng rất lớn, mất an ninh, an sinh.
Trong trường hợp này, tôi cũng xin khuyến cáo là người dân nên liên kết với nhau lại thành một nhóm để đi khiếu kiện. Để hô to lên cho mọi người biết, để DN không thể bán được hoặc ngân hàng cũng không phát mãi được.
Tình hình hiện nay là rất, rất nhiều dự án như vậy. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng lừa đảo. Ban đầu DN không biết lừa đảo, nhưng đến khi bị như vậy rồi thì bỏ chạy luôn. Đã có một số DN ở TP. HCM bỏ chạy ra nước ngoài như vậy" - ông Đực cho biết.
Cũng theo ông Đực, cội nguồn của nguy cơ hàng loạt DN BĐS đổ vỡ chính là vì sản phẩm không bán được, dẫn đến tìn trạng đóng băng và đưa đến tồn kho một lượng lớn BĐS.
"Đau xót khi thấy một thế hệ doanh nhân non trẻ đầy nhiệt huyết, tạo dựng được tài sản, góp phần vận hành đất nước trong một thời gian dài bỗng chốc sụp đổ. Bạn bè có người phải trốn tránh, tù đày…
Theo Đất Việt